triệu chứng bệnh gai cột sống

Tháng 2 052015
 
Bệnh gai cột sống nên kiêng gì

Các triệu chứng đau lưng đau cổ mà bạn thường xuyên gặp phải có thể là do bệnh gai cột sống gây nên. Nhiều người cho rằng bệnh gai cột sống là cần phải điều trị cắt gai và phải kiêng thức ăn nhiều canxi. Điều này có đúng không thì bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu xem bệnh gai cột sống nên kiêng gì trong bài viết dưới đây.

benh gai cot song nen kieng gi 300x204 Bệnh gai cột sống nên kiêng gì

Bệnh gai cột sống nên kiêng gì

Bệnh gai cột sống nên kiêng gì?

Khi bị gai cột sống, người bệnh cần được bác sĩ chuyên khoa khám, chỉ định chính xác dùng loại thuốc gì. Bác sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng bệnh để kê đơn thuốc sao cho hiệu quả nhất. Đa số các thuốc điều trị gai cột sống đều có tác dụng phụ đến dạ dày nên phải ăn no trước khi uống thuốc. Nếu bệnh nặng, bác sĩ cũng sẽ chỉ định phẫu thuật.

Ngoài các phương pháp được sử dụng điều trị hiện nay là dùng thuốc, châm cứu, kéo giãn cột sống, vật lý trị liệu thì việc ăn uống được xem là yếu tố quan trọng để phòng ngừa gai cột sống. Nhiều người cho rằng, khi bị gai cột sống thì không nên ăn thức ăn giàu canxi. Quan niệm này thật sai lầm vì 90% canxi khi ăn vào đều được thải ra đường phân, chỉ có 10% là được hấp thụ. Ngoài ra, lượng canxi trong máu được kiểm soát rất chặt chẽ, không để tăng lên quá mức hoặc giảm quá mức. Điều này cho thấy, ăn nhiều canxi không ảnh hưởng, không làm gai mọc nhiều hơn. Canxi là một nguyên tố chính yếu cấu thành xương, mỗi ngày cơ thể cần khoảng 1.200mg canxi. Thức ăn chứa nhiều kali như sữa, các sản phẩm từ sữa là nguồn thực phẩm giàu canxi và dễ hấp thu nhất.

Bệnh gai cột sống tiến triển từ từ, hay gặp ở nam giới và tăng dần theo độ tuổi. Chúng ta có thể kết luận rằng chế độ ăn cho người bị gai cột sống không phải kiêng cữ gì, và cũng chưa có bằng chứng cho thấy người bệnh phải kiêng thức ăn có nhiều canxi.

Như đã nói, gai cột sống là một quá trình lão hoá tự nhiên theo thời gian, tuổi tác, do đó rất khó tránh khỏi. Nhiều người có gai cột sống nhưng hoàn toàn không đau và khoẻ mạnh. Nguyên nhân là do họ biết cách giữ cho cột sống khoẻ, không thực hiện các động tác gây đau như cúi, khom, đứng ngồi lâu và biết phòng tránh ngay từ khi còn nhỏ. Nên tập thể dục nhẹ nhàng mỗi ngày làm tăng sức dẻo dai cho cơ vùng lưng thì bệnh mới khỏi được.

VN:F [1.9.22_1171]
Rating: 0.0/10 (0 votes cast)
VN:F [1.9.22_1171]
Rating: 0 (from 0 votes)
Tháng 12 132014
 
Bệnh gai cột sống và cách điều trị

Bệnh thoái hóa cột sống thường gặp ở độ tuổi trung niên trở đi, nam giới gặp nhiều hơn nữ giới do nam giới thường phải làm nhiều công việc vất vả, nặng nhọc hơn. Tuy nhiên bệnh thoái hóa cũng có thể xuất hiện sớm hơn ở những người mang vác nhiều, thường xuyên phải làm các công việc nặng. Gai cột sống là do thoái hóa cột sống nếu không điều trị mức độ bệnh sẽ tăng dần gây nguy hiểm cho người bệnh. Dưới đây là một số thông tin về bệnh gai cột sống và cách điều trị.

benh gai cot song va cach dieu tri 300x245 Bệnh gai cột sống và cách điều trị

Bệnh gai cột sống và cách điều trị

Bệnh gai cột sống và cách điều trị

Gai cột sống là bệnh do sự phát triển của xương, sụn đã bị thoái hóa. Gai cột sống xuất hiện ở xung quanh khớp xương và đĩa liên sống. Gai cột sống do sự hóa già của xương và sụn và bản thân gai không gây đau. Nhưng khi gai cọ xát với xương khác hoặc các phần mềm ở xung quanh như dây chằng, rễ dây thần kinh gây nên các cơn đau cho người bệnh.

Một số trường hợp khi gai quá lớn làm hẹp ống tủy hoặc chèn rễ thần kinh cột sống tây y chỉ định phẫu thuật, nhưng không phải cứ phẫu thuật cắt gai là bệnh sẽ hết vĩnh viễn, bệnh có thể tái phát vì gai mọc lại.

Tùy theo mức độ nghiêm trọng của bệnh mà có những cách điều trị khác nhau: nếu có gai nhưng không gây đau thì không điều trị. Xu hướng điều trị của bệnh gai cột sống là điều trị bảo tồn, và sẽ cắt bỏ gai khi thật cần thiết.

Các cách điều trị gai cột sống:

1. Thuốc

Nếu gai không gây đau, không cần điều trị. Khi gai gây đau, điều trị bao gồm:

– Nghỉ ngơi khi sưng, viêm, chườm đá.

– Thuốc giảm đau: paracetamol, celecoxib, melocicam.

– Thuốc giãn cơ: eperison.

– Bổ sung vitamin B1, B6, B12.

2. Vật lý trị liệu

– Vật lý trị liệu, xoa bóp, luyện tập xương khớp, tập yoga.

– Châm cứu (có thể làm giảm đau ở phần mềm).

– Nằm ngửa, gối thấp; Không nằm võng, ghế bố, nệm mềm.

– Ngửa cổ hoặc kéo cổ; Nẹp cổ; Kéo dãn cột sống thắt lưng.

Nên tập các môn thể thao dưới nước như bơi lội, aerobic để giúp giảm sức nặng của cơ thể. Yoga cũng là một phương pháp giúp giảm trọng lượng cơ thể lên phần đốt sống bệnh, đồng thời làm thư giãn vùng cơ bị ảnh hưởng. Duy trì cân nặng ở mức vừa phải.

4. Phẫu thuật

– Phẫu thuật cắt bỏ gai khi gai chèn ép vào hệ thần kinh, gây ra các dấu hiệu như tê chân tay, rối loạn đại tiểu tiện, đau lan tới toàn bộ chân tay và ảnh hưởng xấu tới sinh hoạt hàng ngày.

– Gai cột sống có thể được phẫu thuật cắt bỏ, nhưng sau khi cắt, gai có thể mọc trở lại.

Chọn lựa được phương pháp điều trị phù hợp bạn sẽ thấy cơn đau được giảm đi rất nhiều, quan trọng hơn bạn cần chú ý đến lối sống, chế độ vận động để tránh tái phát cơn đau.

VN:F [1.9.22_1171]
Rating: 0.0/10 (0 votes cast)
VN:F [1.9.22_1171]
Rating: 0 (from 0 votes)