Bị đau dạ dày ăn khoai lang được không?, ăn khoai lang liệu có tốt cho dạ dày không là những câu hỏi luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của các bệnh nhân. Những thắc mắc này sẽ được giải đáp trong bài viết sau.

Bị đau dạ dày ăn khoai lang được không?
Những Nội Dung Chính
Đau dạ dày ăn khoai lang được không ?
Theo Y học cổ truyền, khoai lang có vị ngọt, tính bình, có khả năng kiện vị, thanh can, lợi mật, ích khí… Loại củ này có chứa rất nhiều tinh bột, chất xơ, vitamin A, vitamin C, B6, canxi, beta carotene… có khả năng kiểm soát acid dịch vị trong dạ dày và ngăn ngừa táo bón hiệu quả.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khoai lang rất tốt cho hệ tiêu hóa, tim mạch. Vì vậy trả lời cho câu hỏi đau dạ dày có ăn khoai lang được không? thì câu trả lời là có và còn rất tốt nếu người bệnh ăn đúng cách.
Với mỗi 100g khoai lang sẽ cung cấp cho cơ thể chúng ta những nguồn dinh dưỡng quý giá sau đây: 30mg canxi; 3g chất xơ; 337mg kali; 20g tinh bột; 4,2g đường; 55mg natri; 47mg photpho; 2,4mg vitamin C, rất nhiều vitamin B3, B6, vitamin A, D, E, K, beta carotene…
Đối với những người đau dạ dày, khoai lang đem lại những lợi ích sau:
- Khoai lang cung cấp một lượng lớn tinh bột có tác dụng tạo ra một màng nhầy tự nhiên để bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi sự tấn công của acid dịch vị.
- Vitamin A và C giúp cho quá trình hồi phục tổn thương tại các vết viêm loét dạ dày nhanh chóng và hiệu quả hơn.
- Beta carotene: Giúp cải thiện các triệu chứng khó chịu của đau bao tử.
- Nhóm vitamin nhóm B giúp hỗ trợ quá trình tiêu hóa
Ngoài ra, người bị đau dạ dày mà ăn khoai lang còn nhận được nhiều cái lợi khác như:
- Chống viêm: Hoạt chất choline có trong củ khoai lang có khả năng duy trì cấu trúc màng tế bào, giúp giảm đau cơ và làm người bệnh ngủ ngon giấc hơn.
- Ngừa ung thư: Các hoạt chất như carotenoid, flavonoid, vitamin, acid phenolic… có khả năng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư hiệu quả.
- Ổn định huyết áp: Với thành phần kali dồi dào, ăn khoai lang hàng ngày rất cần thiết cho những người có tiền sử cao huyết áp.
- Nhuận tràng, tốt cho tiêu hóa: Chất xơ tự nhiên quý giá mà khoai lang đem lại cho cơ thể có thể giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, tăng cường nhu động ruột, ngăn ngừa chứng khó tiêu và đầy bụng.
>> Xem thêm: Đau dạ dày có nên ăn chuối không ?

Khoai lang tốt cho người đau bao tử nhưng cần phải ăn đúng cách
Người đau dạ dày ăn khoai lang thế nào thì tốt?
- Buổi trưa là thời điểm vàng để bạn thưởng thức món khoai lang tốt cho sức khỏe. Hãy ăn khoai lang sau khi ăn trưa khoảng 1 giờ đồng hồ để các chất dinh dưỡng trong khoai lang có thể được hấp thu hiệu quả vào 4-5 giờ tiếp theo.
- Tuyệt đối không ăn khoai lang vào buổi tối vì có thể dẫn tới chứng khó tiêu và khiến tình trạng trào ngược dạ dày trầm trọng hơn.
- Tuyệt đối không được ăn khoai lang sống, hãy nấy chín kỹ khoai lang để các tinh bột trong khoai lang được cơ thể tiêu hóa dễ dàng hơn.
- Không ăn khoai lang khi bụng rỗng hoặc khi đói vì lượng đường và tinh bột trong khoai lang có thể làm dạ dày tăng tiết dịch vị nhiều hơn, làm cho chứng ợ chua, ợ hơi thêm nặng nề, làm tổn thương niêm mạc dạ dày.
- Có thể ăn khoai lang kết hợp với các loại rau xanh, hoa quả tươi, thực phẩm giàu protein để tăng cảm giác ăn ngon miệng hơn.
- Người bị đau dạ dày chỉ nên ăn tối đa 200g khoai lang mỗi ngày và ăn tối đa 4 lần/tuần. Nếu ăn quá lượng trên, dạ dày của bạn phải làm việc vất vả hơn để tiêu thụ lượng khoai, gây ra tình trạng ợ hơi, ợ chua phiền toái.
- Ngoài ra, người bệnh lưu ý một số vấn đề khác như: Không ăn khoai lang thay cơm, không ăn những củ khoai lang đã có xuất hiện những đốm đen, không ăn khoai lang với quả hồng vì có thể gây đau bụng.
Một số loại khoai lang tốt cho người đau dạ dày
Có nhiều loại khoai lang: Khoai lang tím, khoai lang trắng, khoai lang vàng, khoai lang nghệ… và loại khoai lang nào cũng đều tốt cho người bị bệnh đau bao tử khi được chế biến và dùng đúng cách. Ngoài khoai lang, khoai tây cũng là một gợi ý không tồi đối với người bị bệnh dạ dày.
Lý do là trong khoai tây cũng có nhiều vitamin A, B, C, chất xơ, các khoáng chất thiết yếu như canxi, photpho, sắt, protein, kali… tương tự như khoai lang. Ngoài ra, khoai tây còn là loại củ tuyệt vời có khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây hại trong đường ruột và hệ tiêu hóa nữa.

Có thể chế biến khoai lang thành các món ăn vừa ngon vừa hỗ trợ chữa bệnh
Về cách chế biến khoai lang tốt cho người bệnh đau dạ dày, có rất nhiều cách vừa ngon, vừa lành mà người bệnh có thể tham khảo như:
Nếu đang gặp vấn đề về sức khoẻ, ĐỪNG NGẠI chia sẻ. Bác sĩ sẽ TƯ VẤN MIỄN PHÍ giúp bạn!
- Khoai lang luộc: Luộc khoai lang chín mềm và thường thức.
- Nấu canh với sườn: Dùng 100g khoai lang gọt sạch vỏ, rửa sạch, cắt miếng vừa ăn. 500g sườn lợn rửa sạch, chặt miếng, ướp gia vị trong 15 phút. Cho chảo lên bếp phi thơm hành tỏi rồi cho sườn vào đảo xơ qua, cho nước vừa đủ vào đun sườn lên cho mềm. Trong quá trình nước đun sườn sôi thì chú ý vớt bớt bọt để nước dùng trong. Cho khoai lang vào tiếp tồi hầm đến khi chín mềm, cho thêm gia vị vừa ăn, chút rau thơm, dùng với cơm nóng.
- Chè khoai lang: Rửa sạch khoai lang, cắt thành từng miếng, ngâm trong nước muỗi loãng trong 5 phút để tránh bị thâm bề mặt rồi vớt ra để ráo, hấp cách thủy cho chín mềm. Phần khoai lang nấu xong chia ra làm 2. Một phần nghiền nhuyễn, 1 phần ướp đường trắng. Khoai lang sau khi nghiền nhuyễn thì cho 500ml nước và nước cốt dừa, đun số lên thì cho nửa khoai lang còn lại vào nấu chung tiếp 2 phút nữa. Chè khoai lang cho thêm một chút nước cốt dừa và mè rang sẽ thơm ngon hơn.
Giải pháp điều trị dứt điểm đau dạ dày
Ngoài việc quan tâm tới chế độ dinh dưỡng “đau dạ dày có nên ăn khoai lang không?”, người bệnh nên chủ động tìm kiếm giải pháp điều trị triệt để căn bệnh này để tránh biến chứng sau này. Theo PGS.BS Nguyễn Trọng Nghĩa (Nguyên giảng viên đại học Y Dược TP.HCM) cho biết “Bài thuốc đông y điều trị đau dạ dày cần phải đảm bảo 3 yếu tố: Tiêu diệt mầm mống – Phục hồi tổn thương – Dự phòng tái phát. Đây cũng chính là nguyên tắc tiên quyết của Cao Bình Vị Tâm Minh Đường – Bài thuốc điều trị đau dạ dày được hàng ngàn bệnh nhân tin tưởng.

Thành phần Cao Bình Vị
Cao Bình Vị là kết tinh từ 6 vị thảo dược nổi tiếng, bao gồm: Kim ngân hoa, Cây chỉ thiên, Nhân trần, Hoàng bá, Cối xay, Bạch mao căn. Được biết, toàn bộ thảo dược đều được thu hái tại Vườn dược liệu của Bộ Y tế nên đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người sử dụng.

Cao Bình Vị dạng cao nguyên chất
Đặc biệt, để chắt lọc tối đa dược chất của thảo mộc, các chuyên gia Tâm Minh Đường đã quyết định áp dụng phương thức sắc thuốc truyền thống để bào chế Cao Bình Vị. Theo đó, để tạo ra thành phẩm là thứ cao sánh mịn, bài thuốc đã trải qua quy trình bào chế như sau:
- Bước 1: Chọn lọc và sơ chế nguyên liệu.
- Bước 2: Cho thảo dược vào nồi áp suất nấu ở nhiệt độ 100 độ C trong suốt 48h.
- Bước 3: Cứ 5 tiếng chắt nước cốt 1 lần.
- Bước 4: Phần nước cốt thu được sau 5 lần chắt lọc sẽ đem cô thành cao.
- Bước 5: Rót cao vào lọ thủy tinh đã vô trùng.
Ưu điểm của dạng bào chế Cao Bình Vị:
Nhờ thành phần quý hiếm và quy trình bào chế tỉ mỉ, Cao Bình Vị mang lại hiệu quả điều trị như sau:
- 7 – 10 ngày đầu: Giảm tình trạng buồn nôn, ợ hơi, ợ chua, đau rát thượng vị,…
- 15 – 20 ngày tiếp theo: Dứt điểm tình trạng đầy bụng, khó tiêu, giảm 80% các triệu chứng đau dạ dày.
- Sau 2 tháng: Làm lành niêm mạc dạ dày, phòng tránh tái phát.
Bấm vào đây để bác sĩ trực tiếp tư vấn!
Nếu bạn còn thắc mắc cần giải đáp, bấm vào khung chat với bác sĩ ở góc dưới màn hình để được hỗ trợ nhanh nhất!
Trên đây là những thông tin bổ ích trả lời cho thắc mắc đau dạ dày ăn khoai lang được không. Hy vọng bạn đã có thêm những thông tin bổ ích trong việc điều trị bệnh. Chúc bạn khỏe mạnh và hạnh phúc!
Nếu đang gặp vấn đề về sức khoẻ, ĐỪNG NGẠI chia sẻ. Bác sĩ sẽ TƯ VẤN MIỄN PHÍ giúp bạn!
Bác sĩ Hoàng Thị Lan Hương sinh ngày 19/11/1957, tại Yên Phụ, Tây Hồ Hà Nội. Nguyên là giảng viên ưu tú của trường Học viện y học cổ truyền Tuệ Tĩnh. Cô đã đóng góp tâm trí trong việc xây dựng phác đồ châm cứu chuyên biệt Vladivostok cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm nói riêng và các bệnh xương khớp nói chung.Bác sĩ Hoàng Thị Lan Hương là người đại diện pháp lý, chịu trách nhiệm chuyên môn tại nhà thuốc Tâm Minh Đường và thông tin y học truyền tải trên website:thoaihoacotsong.vn/