Bệnh đau dạ dày có nên uống nước cam không, ăn cam có tốt không? Để giải đáp các thông tin này mời bạn đọc cùng tìm hiểu nội dung bài viết hôm nay.
Những Nội Dung Chính Trong Bài
Đau dạ dày có nên uống nước cam không?
Nước cam là loại đồ uống được rất nhiều người yêu thích bởi hương vị tươi mát, thơm ngon và cung cấp được nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể. Ly nước cam ngon mắt sẽ bổ sung cho cơ thể thêm các axit hữu cơ, vitamin C, vitamin A, bù nước,… giúp giữ dáng, đẹp da, tăng cường hệ miễn dịch.
Nhận xét về mối liên quan giữa nước cam với bệnh đau dạ dày, các chuyên gia cho biết: “Đối với bệnh nhân đau bao tử, khi tiết dịch acid trong dạ dày tăng cao, tình trạng bệnh sẽ trở nên nghiêm trọng hơn. Trong khi đó, nước cam lại có chứa hàm lượng acid rất lớn. Nước cam khi đi vào cơ thể sẽ làm gia tăng tiết dịch acid, gây nên những kích thích mạnh mẽ lên niêm mạc dạ dày. Vì vậy mà người bệnh có thể sẽ cảm thấy đau và khó chịu hơn. Tuy nhiên, vitamin trong nước cam lại có khả năng bảo vệ thành mạch, chống lại sự tấn công của vi khuẩn Hp và làm giảm nguy cơ viêm nhiễm”.
Chính vì thế, người bệnh đau dạ dày vẫn có thể uống nước cam. Tuy nhiên, không nên uống quá nhiều và phải biết uống đúng cách, đúng thời điểm.
Bạn không nên uống nước cam vào những thời điểm sau:
- Vào buổi sáng sớm, khi đang đói bụng và dạ dày đang trống rỗng.
- Vào buổi tối muộn, có thể gây tiểu đêm và mất ngủ.
- Khi đang uống thuốc kháng sinh, không dùng nước cam để uống thuốc.
- Khi vừa thực hiện các cuộc phẫu thuật liên quan đến đường tiêu hóa như dạ dày, ruột, tá tràng,…
- Khi vừa ăn no, lúc trước và ngay sau khi uống sữa.
- Không ăn cam cùng với củ cải.
>> Xem thêm: Đau dạ dày có nên ăn sữa chua không ?
Một số loại nước uống khác tốt cho người đau dạ dày
Để bồi bổ cho cơ thể và hạn chế các triệu chứng do đau bao tử gây ra, người bệnh có thể bổ sung cho cơ thể một số loại nước uống khác dưới đây.
Nước gừng
Đừng coi thường công dụng của củ gừng, đây chính là một trong những loại gia vị “nhỏ nhưng có võ to”. Với vị cay, tính ấm, gừng có khả năng chữa lành các vết thương do viêm loét trong niêm mạc dạ dày, đồng thời hỗ trợ điều trị các bệnh về hô hấp như ho khan, ho có đờm, viêm họng.
Cách điều chế nước gừng ấm chữa bệnh cũng rất đơn giản. Bạn chỉ cần lấy một củ gừng nhỏ, rửa sạch, để ráo rồi thái lát nhỏ. Sau đó, cho vào 100ml nước đun sôi, đậy nắp khoảng 5 phút là có thể thưởng thức.
Đau dạ dày nên uống nước cà rốt bạc hà
Một ly nước cà rốt kèm theo vài lá bạc hà vừa có tác dụng hồi phục cơ thể sau cảm cúm, vừa cung cấp dinh dưỡng để phục hồi niêm mạc dạ dày. Nước cà rốt bạc hà với tính kiềm có khả năng trung hòa lượng acid dịch vị dư thừa trong dạ dày, giảm nhanh các triệu chứng ợ chua, ợ nóng bệnh dạ dày gây ra.
Cách điều chế:
- Chọn một củ cà rốt tươi ngon, để nguyên vỏ, rửa sạch, cắt khoang.
- Cho cà rốt vào đun chín cùng 200ml nước nóng và một nhúm lá bạc hà tươi.
- Lọc cà rốt ra rồi đem nghiền qua rây rồi uống khi còn ấm.
Sữa tươi
Sữa tươi ấm sẽ bổ sung đạm, khoáng chất, vitamin, canxi cần thiết cho cơ thể. Đồng thời, uống sữa tươi sẽ giúp trung hòa lượng acid dịch vị tiêu hóa, cân bằng pH bên trong dạ dày, xua đi cảm giác nóng rát vùng thượng vị.
Một số điều bệnh nhân đau dạ dày cần lưu ý khi uống sữa tươi:
- Uống sau 1-2 tiếng sau bữa ăn.
- Không uống sữa vào buổi sáng khi mới dậy ngủ, đang đói bụng và dạ dày đang trống rỗng.
- Nên uống sữa tươi ấm.
Sử dụng tinh bột nghệ
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng: “Chất curcumin có trong tinh bột nghệ có khả năng ức chế và ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn Hp tồn tại trong dạ dày”. Ngoài ra, các hoạt chất có trong tinh bột nghệ còn giúp trung hòa môi trường axit, tăng chức năng của hệ tiêu hóa, bảo vệ niêm mạc dạ dày.
Hướng dẫn thực hiện:
Lấy 2 thìa tinh bột nghệ nguyên chất pha cùng với 250ml ước ấm khoảng 40 độ C. Có thể thêm 1 thìa cafe mật ong vào cho dễ uống. Sau đó, khuấy đều cho đến khi tinh bột nghệ tan hẳn thì uống trực tiếp.
Chữa bệnh dạ dày bằng thuốc thảo dược lành tính
Dạ dày là một cơ quan nhạy cảm và đặc biệt càng dễ tổn thương hơn khi nó bị viêm. Đó là lý do vì sao nhiều người bệnh rất nhạy cảm trong việc ăn uống và cũng hay thắc mắc đau dạ dày có nên uống nước cam không. Ngoài thận trọng trong ăn uống, việc điều trị cũng nên được quan tâm đúng mức để tránh bệnh diễn tiến nặng thêm.
Hiện nay, nhiều người bệnh tin tưởng vào việc dùng thảo dược tự nhiên trong điều trị bệnh đau dạ dày bởi tính an toàn. Nổi bật trong số đó là bài thuốc Cao Bình Vị Tâm Minh Đường.
Các loại thảo mộc trong Cao Bình Vị đều là những vị thuốc nổi tiếng trong công dụng chữa bệnh dạ dày trong Đông y với cơ chế điều trị triệt để bệnh từ nguyên nhân:
Ngoài ra, để đảm bảo chất lượng, 100% thảo dược được thu hái tại trung tâm trồng và chế biến cây thuốc (thuộc Bộ Y tế). Quy trình sơ chế, phối trộn tỷ lệ giữa các vị và điều chế thành dạng cao nguyên chất cũng đảm bảo khắt khe nhất.
Độc giả quan tâm có thể tìm hiểu thêm những ưu điểm của thuốc dạng cao qua phân tích của bác sĩ Hoàng Thị Lan Hương (Nguyên giảng viên ưu tú Học viện YHCT Tuệ Tĩnh):
Lưu ý: Bao bì sản phẩm mới được thay đổi nhưng không ảnh hưởng đến chất lượng bài thuốc.
Hiệu quả chữa đau dạ dày bằng Cao Bình Vị Tâm Minh Đường:
- 7-10 ngày: Giảm đến 40% triệu chứng ợ hơi, ợ chua, buồn nôn, đau rát thượng vị.
- 2-3 tuần: Dứt điểm triệu chứng đầy bụng khó tiêu, kiểm soát đến 70% cơn đau dạ dày.
- 2-3 tháng: Niêm mạc dạ dày được làm lành, dứt điểm triệu chứng, dự phòng tái phát.
Để được tư vấn trực tiếp về tình trạng của mình, bấm vào đây!
Trên đây là lời giải đáp về vấn đề đau dạ dày có nên uống nước cam không, cùng một số loại nước tốt cho người bệnh trong quá trình chữa trị, bài thuốc chữa bệnh tốt nhất. Nếu cần tư vấn thêm, bạn đọc bấm vào khung chat với bác sĩ để được hỗ trợ nhanh nhất! Chúc độc giả nhiều sức khỏe!
Chúng tôi xin cung cấp địa chỉ nhà thuốc
Nếu đang gặp vấn đề về sức khoẻ, ĐỪNG NGẠI chia sẻ. Bác sĩ sẽ TƯ VẤN MIỄN PHÍ giúp bạn!
Bác sĩ Hoàng Thị Lan Hương sinh ngày 19/11/1957, tại Yên Phụ, Tây Hồ Hà Nội. Nguyên là giảng viên ưu tú của trường Học viện y học cổ truyền Tuệ Tĩnh. Cô đã đóng góp tâm trí trong việc xây dựng phác đồ châm cứu chuyên biệt Vladivostok cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm nói riêng và các bệnh xương khớp nói chung.Bác sĩ Hoàng Thị Lan Hương là người đại diện pháp lý, chịu trách nhiệm chuyên môn tại nhà thuốc Tâm Minh Đường và thông tin y học truyền tải trên website:thoaihoacotsong.vn/
Ngày cập nhật gần nhất: