Đau thượng vị là gì? Triệu chứng, nguyên nhân và thuốc chữa bệnh nhanh nhất

Đau thượng vị là cơn đau rất điển hình trong các bệnh lý liên quan đến hệ tiêu hóa. Mặc dù vậy vẫn còn nhiều người còn chưa biết cách xác định thế nào là đau ở vùng thượng vị, nguyên nhân và cách xử trí đúng. Tìm hiểu ngay các kiến thức này trong bài viết sau.

Đau thượng vị là gì ?

Theo Trung tâm truyền thông sức khỏe Trung ương, thượng vị là vùng bụng có vị trí nằm trên rốn và dưới mũi xương ức. Đau thượng vị là cảm giác đau âm ỉ kéo dài cả ngày hoặc có thể là cơn đau nhói tức thời trong thời gian ngắn, cũng có thể là cảm giác đau quặn bụng, hay cơn đau lan cả ra sau lưng.

Triệu chứng đau thượng vị xảy ra rất phổ biến

Triệu chứng đau thượng vị xảy ra rất phổ biến

Đau thượng vị là một biểu hiện thường gặp của nhiều bệnh lý, đơn giản chỉ là do bị rối loạn tiêu hóa nhẹ nhưng nó cũng có thể là biểu hiện của một tình trạng nguy hiểm nào đó như: Thủng dạ dày, giun chui ống mật, viêm tụy cấp, viêm đại tràng…

Vì vậy, nếu thấy bị đau thượng vị, đặc biệt là khi thấy cơn đau dữ dội bất thường thì người bệnh không nên chủ quan, hãy thăm khám khẩn cấp để xác định nguyên nhân và xử lý kịp thời.

Triệu chứng đau thượng vị là bệnh gì ?

Đau thượng vị có thể đại diện cho triệu chứng của một bệnh nào đó như:

  • Hội chứng dạ dày – tá tràng (đau dạ dày): Đặc trưng với các cơn đau cấp tính sau khi uống bia rượu, ăn đồ ăn có vị chua (đối với người có tiền sử mắc bệnh dạ dày), cũng có thể là do người bệnh ăn phải đồ ăn không đảm bảo dẫn đến ngộ độc cấp tính, viêm dạ dày cấp.  Cơn đau thượng vị có nhiều mức độ khác nhau: Đau nhói, đau đến vã mồ hôi, quằn quại không đi đứng được… kèm theo tình trạng chướng bụng, khô miệng, buồn nôn.
  • Trào ngược dạ dày thực quản: Đau vùng thượng vị do trào ngược dạ dày đặc trưng bởi cảm giác đau vùng thượng vị kèm theo các triệu chứng đặc trưng của trào ngược như: Bị đau họng dai dẳng, cảm thấy như có dị vật mắc trong cổ họng, thấy đắng hoặc chua trong khoang miệng…
  • Viêm dạ dày – tá tràng mạn tính: Đau thượng vị do viêm loét dạ dày đặc trưng với các cơn đau âm ỉ kéo dài rất khó chịu khiến người bệnh lúc nào cũng trong trạng thái mệt mỏi, dễ cáu gắt.
  • Loét dạ dày – tá tràng: Cơn đau ở thượng vị tương tự như trong bệnh lý viêm dạ dày, tá tràng. Loét dạ dày đặc trưng bởi tình trạng lớp niêm mạc dạ dày – tá tràng bị phá hủy dẫn tới tình trạng viêm, loét sâu.
  • Thủng dạ dày: Cơn đau thượng vị khi bị thủng dạ dày thường có cảm giác đau nhói như dao đâm, sờ lên bụng thì thấy cứng đanh, người bệnh không thể đứng thẳng lưng và có thể bị choáng, ngất. Trường hợp này nếu không được cấp cứu kịp thời có thể nguy hiểm đến tính mạng.
  • Rối loạn túi mật: Sỏi mật gây tắc nghẽn đường ống dẫn mật hoặc tình trạng viêm túi mật cũng gây ra cơn đau thượng vị kèm theo các triệu chứng đặc trưng của bệnh như: Vàng da, tiêu chảy kéo dài, ăn không ngon miệng, buồn nôn, đau bụng dữ dội sau khi ăn no, đi ngoài phân màu đất sét.
  • Giun chui ống mật: Khi mắc giun chui ống mật, người bệnh sẽ có cảm giác đau thượng vị rất dữ dội đến mức vã mồ hôi, đau co quắp.
  • Một số bệnh lý khác: Ví dụ: Viêm tụy cấp, viêm tụy mạn tính, viêm gan, áp-xe gan, ung thư đầu tụy hoặc do một số bệnh về tim như bệnh mạch vành, suy tim, co thắt cơ hoành… Đều có thể có triệu chứng đau thượng vị đi kèm với các biểu hiện đặc trưng của từng bệnh lý.
Bị đau vùng thượng vị có thể do các bệnh về tụy, túi mật

Bị đau vùng thượng vị có thể do các bệnh về tụy, túi mật

Nguyên nhân đau thượng vị

  • Khi bị khó tiêu: Khi bị khó tiêu, người bệnh thường kèm theo các triệu chứng khác như đầy hơi, ợ hơi và buồn nôn và có thể kèm theo việc đau ở vùng bụng phía thượng vị.
  • Đau thượng vị do ăn quá no: Làm cho dạ dày phải giãn rộng hơn kích thước thực tế, điều này vô tình ảnh hưởng đến các cơ quan xung quanh gây đau ruột, khó thở, trào ngược và những cơn đau tức thượng vị.
  • Nguyên nhân đau thượng vị do đồ uống không đảm bảo: Một số trường hợp gặp khó khăn trong việc dung nạp lactose trong sữa hoặc các sản phẩm từ sữa nên gây tiêu chảy, đầy bụng hoặc đau dạ dày dẫn tới đau thượng vị. Ngoài ra, nếu tiêu thụ quá nhiều rượu bia cùng lúc cũng gây viêm, sưng niêm mạc dạ dày, lâu ngày dẫn đến viêm loét, xuất huyết dạ dày.
  • Bị đau thượng vị do mang thai: Cùng với sự phát triển từng ngày của thai nhi, mẹ sẽ phải trải qua một vài cơn đau nhẹ do áp lực từ bào thai gây ra trong ổ bụng. Tuy nhiên, nếu mẹ bị đau vùng thượng vị với cơn đau trầm trọng hơn thì nó có thể là dấu hiệu cảnh báo một tình trạng nguy hiểm nào đó, cần hết sức lưu ý.

Cách phòng tránh đau thượng vị

Theo PGS.TS. Bùi Khắc Hậu (Nguyên trưởng khoa Nội tổng hợp, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội), để điều trị và phòng ngừa đau thượng vị tốt nhất thì người bệnh cần chú ý một số điều trong ăn uống và sinh hoạt như sau:

  • Hạn chế ăn đồ chua cay nóng, đồ nhiều dầu mỡ (nhất là đối với người bị bệnh về dạ dày). Thay vào đó, hãy ăn nhiều trái cây chín, tươi, các loại rau lá xanh.. để giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn.
  • Để tránh cơn đau thượng vị, bạn không ăn quá nhiều, quá no trong một bữa để tránh đau tức bụng. Thay vào đó, hãy ăn đúng giờ, ăn vừa đủ hoặc ăn làm nhiều bữa nhỏ với lượng ít hơn.
  • Hạn chế bia rượu, cà phê, bỏ thuốc lá để tránh làm tổn hại đến niêm mạc dạ dày.
  • Phòng tránh đau thượng vị bằng cách hạn chế việc căng thẳng quá mức, nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc để cơ thể có thời gian tự hồi phục.
  • Rèn luyện thể chất, tập thể dục, đi bộ mỗi ngày để thư giãn đầu óc, tránh stress.

Đau thượng vị uống thuốc gì ?

Theo Trung tâm Truyền thông sức khỏe Trung ương, khi thấy xuất hiện các cơn đau thượng vị mà trước đó chưa từng bị (đặc biệt với các cơn đau cấp dữ dội) thì người bệnh cần tới ngay cơ sở ý tế gần nhất để thăm khám, xác định chính xác nguyên nhân và có phương án điều trị phù hợp. Ngoài ra, với những cơn đau nhẹ âm ỉ, trước hết người bệnh nên nằm nghỉ ngơi, thư giãn để xem tình trạng đau có thuyên giảm hay không.

Đau thượng vị uống thuốc gì cho nhanh khỏi

Đau thượng vị uống thuốc gì cho nhanh khỏi

Lưu ý: Người bệnh không ăn uống trong lúc bị đau thượng vị để hệ tiêu hóa được nghỉ ngơi. 

Một số phương pháp điều trị đau ở vùng thượng vị phổ biến hiện nay là:

Điều trị đau thượng vị bằng thuốc Tây

Bác sĩ có thể chỉ định cho người bệnh dùng một số loại thuốc nhằm giảm cơn đau như:

  1. Thuốc kháng acid: Điển hình là Mucosta, Sucralfat hoặc Mylanta. Đây là các loại thuốc có khả năng trung hòa acid dịch vị, giảm đau thượng vị trong các bệnh lý về dạ dày.
  2. Thuốc chẹn H2: Điển hình là Acetaminophen, Pepcid AC hoặc Loperamide. Đây đều là các thuốc có tác dụng giảm acid đồng thời ngăn không cho histamin tác động lên niêm mạc dạ dày gây đau.
  3. Lưu ý an toàn: Người bệnh bị đau thượng vị tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc, cần tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ để tránh các tác dụng phụ không mong muốn có thể xảy ra.

Uống thuốc Nam chữa đau thượng vị

  1. Bài thuốc từ nghệ: Từ lâu, dân gian đã biết dùng nghệ để chữa chứng đau thượng vị và điều trị tình trạng viêm, sưng, loét dạ dày – tá tràng. Để chữa bệnh bằng nghệ, người bệnh làm như sau: Dùng 120g bột nghệ với 60g mật ong, vo viên nhỏ. Mỗi lần đau dùng 1 viên ngậm trong miệng cho đến khi thuốc tan từ từ thì nuốt. Hoặc ngậm mỗi buổi sáng trước khi ăn tầm 30 phút.
  2. Bài thuốc từ tỏi: Ăn 2-3 tép tỏi tươi mỗi ngày để chữa đau thượng vị là cách làm khá hiệu quả. Bởi, trong tỏi có chữa Allicin – một chất kháng sinh tự nhiên có khả năng kháng viêm và kháng khuẩn rất tốt.

Trên đây là những thông tin xoay quanh chứng đau thượng vị bạn đọc có thể tham khảo. Đau vùng thượng vị sẽ không đáng sợ nếu chúng ta hiểu và biết cách điều trị đúng. Hy vọng rằng đã cung cấp những thông tin hữu ích đến cho bạn đọc. Chúc bạn luôn khỏe!

Nếu đang gặp vấn đề về sức khoẻ, ĐỪNG NGẠI chia sẻ. Bác sĩ sẽ TƯ VẤN MIỄN PHÍ giúp bạn!

Ngày cập nhật gần nhất:

Share:

Your Comment