Rối loạn đường tiêu hóa là tình trạng xuất phát bởi sự co thắt không đều của các cơ vòng trong hệ tiêu hóa gây ra các cơn đau bụng và đi ngoài thất thường. Ngoài ra, chứng bệnh này còn có nhiều triệu chứng kèm theo khác. Một số người thắc mắc liệu rằng rối loạn tiêu hóa có sốt không? Tìm hiểu câu trả lời trong bài viết sau.
Những Nội Dung Chính Trong Bài
Rối loạn tiêu hóa có sốt không?
Thông thường, người bị rối loạn tiêu hóa thường gặp các biểu hiện thường thấy như: Đau bụng, đi ngoài, táo bón, óc ách khó chịu trong bụng. Phần lớn nguyên nhân gây bệnh là do chế độ ăn uống không đảm bảo, sự mất cân bằng về dinh dưỡng trong chế độ ăn, ăn uống thất thường, stress…
Tuy nhiên, một số trường hợp người bệnh có thể bị rối loạn tiêu hóa kèm theo sốt lâm râm. Nguyên nhân của tình trạng này chủ yếu là do người bệnh bị nhiễm khuẩn, nhiễm trùng hoặc do ngộ độc thức ăn bởi thực phẩm ôi thiu, không đảm bảo. Sốt là một phản ứng nội sinh tự nhiên của cơ thể sinh ra để phản ứng lại với các chất độc lạ, vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể.
Bản thân rối loạn tiêu hóa làm người bệnh rất mệt mỏi bởi các triệu chứng của nó nhưng nếu kèm theo sốt thì càng mệt mỏi nhiều hơn vì tình trạng mất nước, mất cân bằng điện giải, có trường hợp có thể gây nguy hiểm đến tính mạng (đặc biệt là trẻ nhỏ).
>> Xem thêm: Rối loạn tiêu hóa có nên uống nước cam không ?
Cách xử lý khi bị rối loạn tiêu hóa kèm theo sốt
Khi bị rối loạn đường tiêu hóa có kèm theo sốt, người bệnh trước hết cần xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh để biết cách xử trí tốt nhất. Ngoài ra, người bệnh cần lưu ý những điều quan trọng sau:
- Bù nước và điện giải khẩn cấp: Chứng bệnh này khiến người bệnh bị đi ngoài liên tục kèm nôn mửa, mất nước nghiêm trọng. Vì thế, người bệnh cần phải uống bổ sung nước bằng nước lọc, nước hoa quả, nước pha dung dịch oresol với lượng cần thiết. Trong nhiều trường hợp nghiêm trọng, không những người bệnh phải bổ sung nước bằng đường uống mà còn phải truyền dịch.
- Không tùy tiện uống thuốc hạ sốt, dùng kháng sinh: Trong khi bị rối loạn tiêu hóa mà có kèm sốt người bệnh không nên vội vàng uống thuốc hạ sốt hoặc thuốc cầm tiêu chảy trong khi chưa biết nguyên nhân gây bệnh. Hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và biết chính các nguyên nhân để có phương hướng điều trị đúng đắn.
- Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, rửa tay bằng xà phòng trước và sau khi ăn.
- Chỉ nên ăn chín uống sôi, hạn chế dùng đồ ăn gỏi sống không đảm bảo.
- Nếu người bệnh đang bị nôn, cảm giác chán ăn kèm theo biểu hiện sốt cao thì không nên ép người bệnh ăn hoặc uống vì sẽ càng làm trầm trọng thêm cảm giác sợ ăn của người bệnh..
Trường hợp trẻ em bị rối loạn đường tiêu hóa có sốt, người lớn cần xử trí như sau:
- Nếu trẻ đang bú mẹ, cần tiếp tục cho trẻ bú mẹ hoàn toàn ít nhất trong 6 tháng đầu đời để phòng ngừa trẻ bị rối loạn tiêu hóa.
- Bản thân mẹ cần ăn uống khoa học và hợp lý để đảm bảo nguồn sữa tốt và lành nhất cho con.
- Không tự ý cho trẻ dùng kháng sinh vì có thể khiến hệ tiêu hóa của trẻ mất đi các lợi khuẩn làm bệnh thêm trầm trọng hơn.
- Rửa tay cho bé và nhắc bé đi rửa tay sau khi đi vệ sinh, trước và sau khi ăn.
- Đồ chơi của các bé cần đảm bảo sạch sẽ, không cho trẻ ngậm đồ chơi hoặc hạn chế tiếp xúc với thú nuôi.
- Cho trẻ tiêm phòng đầy đủ, nên bổ sung men vi sinh khi hệ tiêu hóa của trẻ bị rối loạn, trẻ có rối loạn về việc hấp thu hoặc hệ tiêu hóa của trẻ không dung nạp lactose… để tăng cường chức năng tiêu hóa, tạo hệ sinh thái vi khuẩn có lợi trong đường ruột và giúp việc hấp thu dinh dưỡng của trẻ tốt hơn.
- Trường hợp bé lớn bị rối loạn tiêu hóa có sốt, cần xây dựng chế độ ăn chuyên biệt như sau:
- Thực đơn đầy đủ dinh dưỡng, đa dạng thực phẩm, đáp ứng đủ nhu cầu năng lượng của trẻ theo độ tuổi và cân nặng.
- Tránh cho trẻ ăn các thực phẩm phải nhai nhiều.
- Nên ưu tiên nhóm thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất.
- Cân đối thời gian ăn giữa các bữa chính và bữa phụ, quà vặt…
- Chia nhỏ bữa ăn của bé, lý tưởng nhất là 5-6 bữa/ngày.
- Bổ sung thêm vào thực đơn của bé các sản phẩm lên men từ sữa để củng cố hệ tiêu hóa.
Giải pháp điều trị rối loạn tiêu hóa
Phần trên của bài viết đã giúp độc giả giải đáp thắc mắc “rối loạn tiêu hóa có sốt không?”. Bàn về giải pháp điều trị dứt điểm rối loạn tiêu hóa, PGS.BS Nguyễn Trọng Nghĩa (Nguyên giảng viên Đại học Y Dược TP.HCM) đã giới thiệu cho độc giả bài thuốc Cao Bình Vị của Tâm Minh Đường.
Cao Bình Vị được bào chế từ 6 vị thảo dược nổi tiếng trong đông y, bao gồm: Cây chỉ thiên, Kim ngân hoa, Bạch mao căn, Hoàng bá, Nhân trần, Cối xay, mang tới tác dụng điều hòa cơ thể, nâng cao sức đề kháng và dự phòng tái phát.
Ưu điểm của Cao Bình Vị:
- Thảo dược được thu hái tại trung tâm trồng và chế biến cây thuốc Hà Nội nên đảm bảo an toàn cho người dùng.
- Thảo dược được gia giảm theo tỷ lệ vàng sao cho phù hợp với cơ địa người Việt.
- Cao cô đặc ở nhiệt độ 100 độ C trong suốt 48h giúp giữ lại lượng dược chất. Khi sử dụng cơ thể dễ dàng hấp thu. Từ đó nâng cao hiệu quả điều trị rối loạn tiêu hóa.
Độc giả có thể tìm hiểu rõ hơn về ưu điểm của dạng bào chế cao nguyên chất qua video dưới đây:
(Bao bì sản phẩm thay đổi nhưng chất lượng thuốc không thay đổi)
Liệu trình điều trị rối loạn tiêu hóa của Cao Bình Vị:
- 7-10 ngày đầu: Giảm nhanh triệu chứng đau bụng, đầy hơi, buồn nôn, khó tiêu.
- 10-15 ngày tiếp theo: Tình trạng rối loạn tiêu hóa giảm hẳn, khôi phục thể trạng cơ thể.
- Sau 1 tháng: Chức năng dạ dày hoạt động bình thường, bồi bổ cơ thể và ngăn ngừa tái phát.
Nhờ những ưu điểm và thành công trong điều trị rối loạn tiêu hóa, Cao Bình Vị góp phần giúp Tâm Minh Đường đạt thương hiệu an toàn vì sức khỏe cộng đồng năm 2018.
(Sản phẩm phù hợp với trẻ trên 5 tuổi)
Bấm vào đây để bác sĩ trực tiếp tư vấn!
Nếu bạn còn thắc mắc cần giải đáp, bấm vào khung chat với bác sĩ ở góc dưới màn hình để được hỗ trợ nhanh nhất!
Trên đây là những thông tin trả lời cho thắc mắc rối loạn tiêu hóa có sốt không và biện pháp điều trị tốt nahats. Hy vọng đã cung cấp cho độc giả những thông tin hữu ích. Chúc bạn và gia đình khỏe mạnh!
Nếu đang gặp vấn đề về sức khoẻ, ĐỪNG NGẠI chia sẻ. Bác sĩ sẽ TƯ VẤN MIỄN PHÍ giúp bạn!
Bác sĩ Hoàng Thị Lan Hương sinh ngày 19/11/1957, tại Yên Phụ, Tây Hồ Hà Nội. Nguyên là giảng viên ưu tú của trường Học viện y học cổ truyền Tuệ Tĩnh. Cô đã đóng góp tâm trí trong việc xây dựng phác đồ châm cứu chuyên biệt Vladivostok cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm nói riêng và các bệnh xương khớp nói chung.Bác sĩ Hoàng Thị Lan Hương là người đại diện pháp lý, chịu trách nhiệm chuyên môn tại nhà thuốc Tâm Minh Đường và thông tin y học truyền tải trên website:thoaihoacotsong.vn/
Ngày cập nhật gần nhất: