Rối loạn tiêu hóa là một bệnh rất phổ biến và ai trong đời cũng sẽ mắc phải ít nhất một vài lần. Tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng của rối loạn tiêu hóa để biết cách phòng tránh cũng như điều trị đúng cách là điều mà ai cũng nên biết.
Những Nội Dung Chính
Rối loạn tiêu hóa là gì ?
Rối loạn tiêu hóa là một thuật ngữ dùng để chỉ chung các biểu hiện bất thường liên quan đến hoạt động tiêu hóa như đau bụng, buồn nôn, đầy hơi, khó tiêu, táo bón, tiêu chảy…
Các hoạt động bất thường kể trên được xác định sinh ra là bởi việc cơ vòng trong hệ tiêu hóa co thắt không bình thường do nhiều nguyên nhân, điều này khiến tình trạng rối loạn tiêu hóa khởi phát và tăng nặng nhanh hơn.
Khi bị rối loạn tiêu hóa, người bệnh sẽ rất khó khăn trong việc thực hiện các hoạt động thường ngày. Tuy không phải là bệnh lý gây ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng nhưng nếu chức năng tiêu hóa bị rối loạn quá thường xuyên sẽ tác động xấu đến tâm lý người bệnh.
Chưa kể, có rất nhiều trường hợp mắc rối loạn tiêu hóa lâu năm, khiến cho việc ăn uống luôn phải chú ý kiêng khem rất mệt mỏi.
Ngoài ra, nếu mắc rối loạn tiêu hóa mà không điều trị dứt điểm thì người bệnh còn có nguy cơ phải đối mặt với những biến chứng đáng lo hơn như: Hội chứng ruột kích thích, bệnh viêm đại tràng co thắt…
Triệu chứng rối loạn tiêu hóa
Rối loạn tiêu hóa được biểu hiện bởi khá nhiều triệu chứng rất điển hình mà người bệnh có thể nhìn ra ngay. Cụ thể:
Đau bụng
Đây là triệu chứng đầu tiên báo hiệu bệnh rối loạn tiêu hóa. Người bệnh có thể bị đau bụng riêng một vùng duy nhất, đau dọc theo khung hình chữ u úp ngược của vùng bụng, thậm chí là đau cả bụng.
Mức độ đau có thể biểu hiện khác nhau, có lúc đau lâm râm, âm ỉ nhưng cũng có khi đau quặn bụng đau dữ dội như dao đâm từng cơn. Nhiều trường hợp bị rối loạn tiêu hóa, cơn đau bụng có thể lan ra sau lưng hoặc đau lan lên vùng xương ức.
Rối loạn tiêu hóa gây đi ngoài
Sau cơn đau bụng thường là cảm giác muốn đi ngoài ngay lập tức. Người bệnh thông thường sẽ đi ngoài phân lỏng, tiêu chảy, phân nát, nhầy hoặc toàn nước.
Sau khi bệnh nhân rối loạn tiêu hóa đi phân lỏng có thể vẫn có cảm giác chưa đi ngoài hết, bị táo bón và có cảm giác mót rặn. Việc đi ngoài có thể kéo dài nhiều lần trong ngày khiến người bệnh rất mệt mỏi.
Chướng bụng, đầy hơi
Rối loạn tiêu hóa khiến bụng người bệnh căng tròn, óc ách như vừa mới ăn no mặc dù bụng hoàn toàn rỗng. Điều này được giải thích là do hoạt động tiêu hóa thức ăn bị ảnh hưởng khiến cho một phần thức ăn nào đó của bữa trước không được tiêu hóa hết lên men, sinh khí mà không được thải ra ngoài qua việc xì hơi nên dẫn tới trướng bụng.
Người bị rối loạn tiêu hóa thường buồn nôn, nôn nhiều
Một vài trường hợp người bệnh bị rối loạn tiêu hóa có thể có cảm giác nôn nao trong người, buồn nôn hoặc nôn.
Ngoài các triệu chứng trên, người bện còn có cảm giác chán ăn, miệng đắng, hơi thở có mùi, sốt cao, mất nước…
Nguyên nhân rối loạn tiêu hóa
Theo Bác sĩ Hoàng Thị Lan Hương, chức năng tiêu hóa bị ảnh hưởng dẫn dến những thay đổi, rối loạn bất thường có thể xảy ra do rất nhiều yếu tố.
Nguyên nhân rối loạn tiêu hóa do ăn uống
Điều kiện ăn uống không hợp vệ sinh (thực phẩm nhiễm nấm, nhiễm khuẩn, thực phẩm chế biến không đảm bảo, ăn phải đồ ăn không rõ nguồn gốc xuất xứ, ngồi ăn tại nơi không đảm bảo sạch sẽ…); Thói quen ăn uống “vô tội vạ”
Ngoài ra, bệnh nhân rối loạn tiêu hóa thiếu cân bằng (ăn quá nhiều đồ chiên xào nhiều dầu mỡ, ăn nhiều đồ chua, đồ quá ngọt, thức ăn lên men, rau sống, tiết canh, gỏi cá…); Thói quen xấu khi ăn uống (Ăn quá nhanh, ăn uống thất thường, vừa ăn vừa làm việc…)… Đây đều là những “thủ phạm” có thể khiến bạn gặp vấn đề về tiêu hóa.
Nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa do bia rượu
Uống quá nhiều bia rượu một lúc hoặc lạm dụng đồ uống có cồn lâu ngày sẽ vô tình khiến cho hệ tiêu hóa bị mất một lượng lớn men vi sinh – lợi khuẩn. Điều này dẫn tới tình trạng rối loạn tiêu hóa và loạn khuẩn đường ruột, dẫn đến cả hệ tiêu hóa không được bảo vệ.
Ngoài ra, thức uống có cồn cũng là “thủ phạm” khiến niêm mạc ruột bị tổn thương do lớp nhầy bảo vệ bị bào mòn, dẫn tới hội chứng ruột kích thích.
Rối loạn tiêu hóa do tác dụng phụ của một số loại thuốc
Nếu người bệnh đang sử dụng một số loại thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm, thuốc ức chế hệ miễn dịch… thì rất có thể phải đối mặt với một vài tác dụng phụ không mong muốn.
Ngoài ra, rối loạn tiêu hóa do thuốc còn có thể là do việc kháng sinh tiêu diệt cả vi khuẩn có lợi và có hại tại đường ruột nên dẫn tới trình trạng mất cân bằng hệ sinh thái đường ruột.
Do stress, căng thẳng
Dù không quá phổ biến nhưng tình trạng căng thẳng kéo dài, tâm lý lo âu, áp lực… cũng có thể là nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa. Stress có những tác động xấu đến hoạt động co bóp bình thường của nhu động ruột, khiến việc tiêu hóa thức ăn không đạt hiệu quả như mong muốn.
Nếu ruột co bóp kém, thức ăn bị giữ lại trong đường ruột quá lâu, bị hấp thu hết nước nên làm phân bị khô, cứng, gây hiện tượng táo bón. Nếu ruột co bóp quá mạnh thì lại kích thích đẩy phân ra ngoài sớm, trong khi chưa được hấp thu bớt nước sẽ dẫn tới tiêu chảy.
Rối loạn tiêu hóa do bệnh lý
Viêm đại tràng cấp tính, viêm ruột… khiến cho dạ dày, đại tràng hoạt động kém hiệu quả, gây chướng bụng, buồn nôn, đi ngoài, táo bón.
Cách chẩn đoán rối loạn tiêu hóa
Hỏi tiền sử người bệnh
Bác sĩ sẽ căn cứ vào một số yếu tố như: Trong gia đình người bệnh có ai mắc ung thư hoặc rối loạn tiêu hóa không? Người bệnh có từng làm phẫu thuật trước đó hay không? Người bệnh có từng sử dụng một loại thuốc kháng viêm nào không ?
Người bị rối loạn tiêu hóa có thói quen hút thuốc, sử dụng bia rượu, sử dụng chất kích thích hay không? Gần đây người bệnh có bị căng thẳng tâm lý quá mức hoặc stress trong thời gian dài hay không?… để xác định sơ bộ tình trạng bệnh.
Dựa trên các triệu chứng rối loạn tiêu hóa hiện tại
Điển hình là các triệu chứng của bệnh rối loạn tiêu hóa như: Đau bụng vùng thượng vị, cảm thấy chướng bụng, đầy bụng, khó tiêu, thỉnh thoảng có cảm giác buồn nôn khó chịu hoặc bị ợ nóng, ợ hơi nhiều.
- Một số triệu chứng nặng hơn có thể nghĩ đến trường hợp ác tính như:
- Sụt cân đột ngột, biếng ăn, ăn mau no.
- Cảm giác khó nuốt, nuốt vướng hoặc cốt nốt thì đau, thi thoảng thấy buồn nôn, nôn.
- Người bệnh rối loạn tiêu hóa có biểu hiện của việc chảy máu tiêu hóa, đi ngoài phân đỏ hoặc màu đen, mùi hôi thối khó chịu.
- Bản thân người bệnh từng bị loét dạ dày, từng thực hiện phẫu thuật đường tiêu hóa.
Chẩn đoán rối loạn tiêu hóa dựa trên khám lâm sàng
Khám lâm sàng có thể thấy rõ vùng bụng bị căng chướng, đồng thời tìm ra các tổn thương khác.
Một số phương pháp chẩn đoán cận lâm sàng
- Nội soi dạ dày: Nếu các triệu chứng biểu hiện quá trầm trọng hoặc người bị rối loạn tiêu hóa trên 55 tuổi thì ngoài dựa vào các biểu hiện lâm sàng cần phải nội soi để xác định chính xác nguyên nhân và mức độ tổn thương (nếu có).
- Xét nghiệm không xâm lấn, chẩn đoán sự tồn tại của vi khuẩn HP bằng cách test thở hay xét nghiệm phân để tìm kháng nguyên: Thường áp dụng cho người bệnh trên 55 tuổi và không biểu hiện các triệu chứng quá trầm trọng.
- Chẩn đoán rối loạn tiêu hóa bằng siêu âm bụng hoặc chụp CT scan bụng: Nhằm loại trừ trường hợp mắc bệnh lý về đường mật, tụy.
- Thực hiện xét nghiệm khác: Để tìm sự xuất hiện của ký sinh trùng trong phân hoặc máu lẫn trong phân hoặc làm sinh hóa máu.
Cách phòng tránh rối loạn tiêu hóa xảy ra
Để không phải phải đối mặt với những triệu chứng vô cùng khó chịu khi bị rối loạn tiêu hóa, không còn cách nào tốt hơn việc phòng tránh nó bằng cách:
Quan tâm đến việc ăn uống hơn
Không phải tự nhiên cha ông ta có câu “bệnh từ miệng mà ra”, nếu ăn uống không đảm bảo vệ sinh thì nguy cơ mắc rối loạn tiêu hóa là rất cao. Cũng không phải chỉ những người có “bụng dạ kém” thì mới phải chú ý đến ăn uống mà ngay cả người có hệ tiêu hóa khỏe mạnh nhất cũng cần để ý những điều sau trong ăn uống:
Nếu đang gặp vấn đề về sức khoẻ, ĐỪNG NGẠI chia sẻ. Bác sĩ sẽ TƯ VẤN MIỄN PHÍ giúp bạn!
- Không ăn quá nhiều thực phẩm sau trong 1 lúc: Hành tây, bắp cải, mận, tỏi, cần tây…
- Để phòng tránh rối loạn tiêu hóa không ăn quá nhiều đồ chiên xào, nhiều dầu mỡ, các loại đồ ngọt quá nhiều đường, đồ ăn quá chua, đồ ăn không đảm bảo về chất lượng hay cách chế biến (Gỏi cá, tiết canh..), đồ ăn có dấu hiệu nấm mốc hoặc để quá lâu trong tủ lạnh tuyệt đối không ăn.
- Ngăn ngừa rối loạn tiêu hóa không uống quá nhiều cà phê, sữa, nước ngọt có ga, bia rượu…
- Nên ăn nhiều rau xanh, củ quả chín, uống nhiều nước lọc.
- Nên ăn đủ bữa, ăn đúng giờ, ăn chậm, nhai kỹ…
Người bệnh rối loạn tiêu hóa cần sinh hoạt khoa học hơn
- Việc nghỉ ngơi và lao động hợp lý là tiền đề quan trọng cho một sức đề kháng tốt hơn. Vì vậy, hãy cố gắng thực hiện những điều sau để không bị rối loạn tiêu hóa do thói quen xấu trong sinh hoạt nhé!
- Đề phòng rối loạn tiêu hóa bằng cách hạn chế thức khuya, duy trì giấc ngủ đủ và sâu (7-8 tiếng mỗi đêm) để các cơ quan có thời gian nghỉ ngơi, tiếp thêm năng lượng vào ngày hôm sau.
- Không lạm dụng thuốc chữa bệnh: Luôn luôn tuân thủ về liều lượng và thời gian sử dụng thuốc của bác sĩ, không tự ý mua thuốc về điều trị… là cách tốt nhất giúp bạn ngăn ngừa nguy cơ mắc rối loạn tiêu hóa do tác dụng phụ của thuốc.
Thực hiện các bài tập tốt cho hệ tiêu hóa
Nhiều hoạt động thể chất có khả năng “xoa dịu” cho hệ tiêu hóa của bạn, giúp kích thích hoạt động co bóp của ruột, làm cho hoạt động tiêu hóa thức ăn diễn ra trơn tru và hiệu quả hơn, tăng cường cảm giác ăn ngon miệng hơn. Bạn có thể thực hành một số bài tập chữa rối loạn tiêu hóa rất đơn giản dưới đây hàng ngày:
- Tư thế chó duỗi người: Qùy gối trên thảm, hai tay chống vuông góc với vai. Hít vào giơ 2 tay lên cao, thở ra lần 2 lòng bàn tay về phía trước cho đến khi lưng ép cong xuống thảm, ngực và trán chạm thảm, thở đều trong 10-15 giây thì trở về tư thế ban đầu.
- Tư thế cây cầu: Người bệnh rối loạn tiêu hóa nằm ngửa, 2 tay xuôi theo thân người. 2 chân rộng bằng vai, gập đầu gối sao cho 2 tay có thể chạm vào gót chân. Hít vào, nâng ngực lên, dùng cơ đùi khóa chặt và nâng càng cao ngực càng tốt. Giữ và hít thở đều ở tư thế này trong 30 giây thì nằm xuống từ từ. Lặp lại động tác này trong 3-5 lần.
- Tư thế vặn người khi nằm ngửa: Bệnh nhân rối loạn tiêu hóa nằm ngửa trên sàn, hai chân khép lại, mũi chân hướng về đầu, hai tay buông dọc theo thân, lòng bàn tay úp xuống mặt sàn. Hít vào, giơ hai tay ngang bằng vai, ngửa lòng bàn tay lên. Co gối phải vuông góc với mặt sàn. Thở ra, ép toàn bộ 2 đầu gối về bên trái, mắt nhìn về bên phải (chú ý ép chặt 2 vai xuống sàn). Bệnh nhân rối loạn tiêu hóa giữ và thở đều trong 10-15 giây. Hít vào, nâng 2 gối lên song song với mặt sàn, thở ra ép gối về bên phải, mắt nhìn về bên trái tương tự như đã làm với bên trái trước đó. Lặp lại cho cả 2 bên 2-3 lần để thư giãn vùng cột sống và hệ tiêu hóa.
Cách chữa trị rối loạn tiêu hóa ở người lớn nhanh nhất
Điều trị rối loạn tiêu hóa bằng thuốc Tây
Một số loại thuốc có thể được chỉ định để điều trị rối loạn tiêu hóa theo triệu chứng biểu hiện như sau:
- Thuốc giảm đau bụng có tiêu chảy: Hyoscyamine sulfate hoặc dicyclomine HCl.
- Thuốc cầm tiêu chảy: Loperamide, diphenoxylate.
- Thuốc điều trị táo bón: Thuốc sổ.
- Men tiêu hóa.
- Thuốc hỗ trợ nhu động ruột: Metoclopramide hoặc bethanechol.
- Thuốc kháng sinh (hỗ trợ tiêu hóa thức ăn nhanh hơn): Azithromycin hoặc erythromycin.
Chữa rối loạn tiêu hóa bằng thuốc Nam
1. Bài thuốc từ lá ổi
Từ lâu, dân gian đã lưu truyền bài thuốc trị tiêu chảy do lạnh bụng, ăn uống không vệ sinh… bằng lá ổi. Cách đơn giản nhất là người bệnh lấy khoảng chục lá ổi non nhai sống cùng vài hạt muối. Nếu trường hợp rối loạn tiêu hóa nặng hơn, ta có thể áp dụng một số cách dùng lá ổi dưới đây:
- Dùng 20g búp ổi, 20g gạo rang thơm, 20g vỏ quả măng cụt, 10g gừng tươi nướng, tất cả cho vào ấm sắc lấy nước uống làm nhiều lần trong ngày.
- Lấy 20g búp ổi, 8g riềng tươi, 16g sả tươi, tất cả thái nhỏ rồi sao qua, cho vào ấm sắc lấy nước đặc rồi uống làm nhiều lần trong ngày.
- Dùng 20g búp ổi tươi sao nóng, 10g gừng nướng chín, 10g vỏ quýt khô, cắt nhỏ tất cả nguyên liệu rồi đem sắc trong 400ml nước cho đến khi còn 100ml. Dùng nước này uống làm 2 lần trong ngày.
2. Bài thuốc chữa rối loạn tiêu hóa từ cây rau sam
Rau sam là loại cây cỏ mọc hoang rất nhiều ở khắp nơi và hiện nay loại cây này còn được dùng như một loại rau ăn nhờ tính thanh mát của nó. Trong dân gian, rau sam được nhắc đến là một trong những vị thuốc trị bệnh tiêu hóa, bệnh đường ruột rất tốt.
Cách sử dụng:
- Người bệnh rối loạn tiêu hóa dùng 100g rau sam tươi, 50g cây cỏ sữa rửa sạch, sắc lấy nước uống nhiều lần trong ngày để trị chứng đau bụng và cầm tiêu chảy.
- Trường hợp có đi ngoài ra máu thì ngoài hai vị thuốc trên, ta bổ sung thêm 20g cây nhọ nồi tươi, 20g rau má tươi rồi sắc uống nhiều lần trong ngày.
3. Bài thuốc trị rối loạn tiêu hóa từ lá mơ lông
Lá mơ lông từ lâu đã được biết đến với vai trò là một vị thuốc trị tiêu chảy và bệnh kiết lỵ. Để chữa rối loạn tiêu hóa, ta dùng một nắm lá mơ lông thái nhỏ, trộn với 1 quả trứng gà ta, nướng trên chảo có lót lá chuối hoặc hấp cách thủy cho chín. Ăn liên tục 2-3 lần trong ngày, trong 3-4 ngày.
Thống kê về tình trạng rối loạn tiêu hóa hiện nay
Bản thân rối loạn tiêu hóa là một chứng bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh và đây là hội chứng thông thường ai cũng có thể mắc, không phân biệt độ tuổi, giới tính hay đặc điểm môi trường làm việc.
Rối loạn tiêu hóa được đánh giá là một trong những bệnh lý đường ruột thường gặp nhất tại Việt Nam cũng như trên thế giới với tỷ lệ mắc có thể lên đến 20% dân số mỗi năm (có thể thay đổi theo vùng dân cư).
Nữ có tỷ lệ mắc nhiều hơn nam và hoàn cảnh sống có ảnh hưởng không nhỏ đến việc mắc chứng rối loạn tiêu hóa.
Một vài nghiên cứu gần đây cho thấy, tối loạn tiêu hóa có liên quan đến việc bài tiết serotonin hoặc tình trạng dư thừa khí methane trong ruột già/ruột non.
Giải pháp điều trị rối loạn tiêu hóa
Theo đông y, muốn dứt điểm chứng rối loạn tiêu hóa cần phải tuân thủ theo nguyên tắc “Thiết lập lại cân bằng hệ bài tiết – Điều hòa nhu động – Tiêu diệt vi khuẩn”.
Các bài thuốc đông y hiện nay tỏ ra vô cùng vượt trội khi vừa loại bỏ được triệu chứng bên ngoài vừa củng cố chức năng dạ dày, mang lại hiệu quả bền vững. Và Cao Bình Vị Tâm Minh Đường là bài thuốc đông y tiên phong luôn nhận được sự đánh giá cao từ chuyên gia và sự tin tưởng của đông đảo người bệnh cả nước.
Cao Bình Vị là sự kết hợp giữa 6 vị thảo dược đặc trị rối loạn tiêu hóa, bao gồm: Cây chỉ thiên, Kim ngân hoa, Bạch mao căn, Hoàng bá, Nhân trần, Cối xay. Mỗi vị thuốc đều đảm nhận chức năng riêng, khi được phối hợp với nhau theo tỷ lệ vàng sẽ giúp phát huy tối đa công dụng trị rối loạn tiêu hóa:
Cơ chế tác động của Cao Bình Vị:
- Tăng cường chức năng hệ tiêu hóa, giúp người bệnh hấp thu thức ăn tốt hơn.
- Tiêu diệt vi khuẩn có hại cho dạ dày, ngăn ngừa sự hình thành của tế bào ung thư.
- Kháng viêm, kháng khuẩn, phục hồi tổn thương niêm mạc dạ dày.
- Tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể, dự phòng tái phát.
Ưu điểm nổi bật của Cao Bình Vị:
- Toàn bộ thảo dược đều được thu hái tại Vườn dược liệu của Bộ y tế, nên đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người sử dụng.
- Thảo dược được đun sắc ở nhiệt độ tiêu chuẩn trong suốt 48h, giúp loại bỏ hoàn toàn được tạp chất, đồng thời bẻ gãy liên kết khó hấp thu giúp dược chất thẩm thấu nhanh chóng vào thành dạ dày.
- Sản phẩm được bào chế ở dạng cao – Dạng thuốc tốt thứ 2 trong đông y nên lượng dược tính thu được là rất lớn.
- Cao được rót trong lọ thủy tinh đã vô trùng. Người bệnh chỉ cần pha cao với nước ấm là có thể sử dụng được ngay, vô cùng tiện lợi.
Lộ trình điều trị rối loạn tiêu hóa của Cao Bình Vị Tâm Minh Đường:
- 7 – 10 ngày đầu: Cải thiện các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như đau bụng, đầy hơi, buồn nôn, khó tiêu.
- Sau 10 – 30 ngày tiếp: Thể trạng phục hồi, tình trạng rối loạn tiêu hóa cải thiện được 80%.
- Từ 1 – 2 tháng: Trị rối loạn tiêu hóa dứt điểm, bồi bổ sức khỏe và ngăn ngừa tái phát.
Bấm vào đây để bác sĩ trực tiếp tư vấn!
Nếu bạn còn thắc mắc cần giải đáp, bấm vào khung chat với bác sĩ ở góc dưới màn hình để được hỗ trợ nhanh nhất!
Trên đây là những thông tin liên quan đến chứng rối loạn tiêu hóa về nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng và điều trị bạn đọc có thể tham khảo. Hy vọng đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích nhất. Chúc bạn luôn khỏe!
Nếu đang gặp vấn đề về sức khoẻ, ĐỪNG NGẠI chia sẻ. Bác sĩ sẽ TƯ VẤN MIỄN PHÍ giúp bạn!
Bác sĩ Hoàng Thị Lan Hương sinh ngày 19/11/1957, tại Yên Phụ, Tây Hồ Hà Nội. Nguyên là giảng viên ưu tú của trường Học viện y học cổ truyền Tuệ Tĩnh. Cô đã đóng góp tâm trí trong việc xây dựng phác đồ châm cứu chuyên biệt Vladivostok cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm nói riêng và các bệnh xương khớp nói chung.Bác sĩ Hoàng Thị Lan Hương là người đại diện pháp lý, chịu trách nhiệm chuyên môn tại nhà thuốc Tâm Minh Đường và thông tin y học truyền tải trên website:thoaihoacotsong.vn/