Nói về các thực phẩm tốt cho bệnh nhân dạ dày, khoai lang đang là món ăn gây ra nhiều tranh cãi trong thời gian gần đây. Thực tế thì trào ngược dạ dày ăn khoai lang được không? Câu trả lời sẽ có trong bài viết này!

Người bị trào ngược dạ dày ăn khoai lang được không?
Những Nội Dung Chính
Trào ngược dạ dày ăn khoai lang được không?
Trào ngược dạ dày là tình trạng dịch vị dạ dày trào ngược từng lúc hay thường xuyên lên thực quản. Cơ thể người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng như ợ hơi, ợ chua, ợ nóng, miệng tiết ra nhiều nước bọt, buồn nôn, nôn, khó nuốt, đắng miệng,… Một chế độ ăn uống hợp lý sẽ phần nào giúp cho bệnh thuyên giảm và cải thiện được một cách đáng kể.
Vậy, trào ngược dạ dày có ăn khoai lang được không?
Câu trả lời là “Có. Khoai lang rất tốt cho những người mắc vấn đề về tiêu hóa”.
Theo như nghiên cứu dinh dưỡng trong khoai lang rất dồi dào và mang lại nhiều công dụng hữu ích. Cụ thể:
- Khoai lang giàu protein: Protein có trong khoai lang có khả năng ức chế ung thư ruột kết và trực tràng ở người.
- Chứa nhiều chất xơ: Như chúng ta đã biết, chất xơ rất có lợi cho đường tiêu hóa. Đặc biệt hơn, bạn không cần phải lo lắng sẽ bị tăng đường huyết khi ăn khoai lang. Bởi tuy có vị ngọt tự nhiên nhưng không làm tăng lượng đường huyết, vẫn duy trì đường huyết trong cơ thể ở mức ổn định.
- Dồi dào vitamin B6, vitamin C, vitamin D: Các loại vitamin này giúp hỗ trợ miễn dịch và tiêu hóa, tốt cho sức khỏe tim mạch và các chức năng thần kinh.
Riêng đối với những người mắc bệnh trào ngược dạ dày, những dưỡng chất trong khoai lang sẽ giúp giảm thiểu triệu chứng, kiểm soát được phần nào nồng độ axit trong dạ dày. Đồng thời, nhuận tràng, cải thiện được tình trạng táo bón.
>> Xem thêm: Trào ngược dạ dày có nên uống sữa không ?

Khoai lang rất tốt cho người mắc các bệnh lý dạ dày
Một số loại khoai lang tốt cho người bệnh
Đối với bệnh nhân mắc trào ngược dạ dày, có thể chế biến khoai lang thành nhiều món khác nhau để hỗ trợ cho quá trình điều trị bệnh. Bạn có thể tham khảo một số món ăn sau:
Khoai lang luộc, hấp
Nếu đang gặp vấn đề về sức khoẻ, ĐỪNG NGẠI chia sẻ. Bác sĩ sẽ TƯ VẤN MIỄN PHÍ giúp bạn!
Khoai lang luộc, hấp là cách chế biến truyền thống được rất nhiều người yêu thích. Với bệnh nhân trào ngược axit dạ dày nói riêng, bệnh nhân mắc bệnh về đường tiêu hóa nói chung, khoai lang luộc, hấp được các chuyên gia đánh giá là rất tốt. 100g khoai lang luộc, hấp mỗi ngày sẽ giúp kích thích co bóp, khiến dạ dày hoạt động tốt hơn. Đồng thời, các triệu chứng buồn nôn, ợ hơi, ợ chua do trào ngược dạ dày gây ra cũng giảm hẳn.
Chè khoai lang
Chè khoai lang là một trong những món ăn khoái khẩu của rất nhiều người. Cách chế biến món ăn này cũng vô cùng đơn giản. Các bước thực hiện:
- Khoai lang rửa sạch rồi đem hấp chín mềm, chia thành 2 phần bằng nhau.
- Đem 1 phần đi ướp với đường cát. Phần còn lại nghiền nhuyễn, rồi đun sôi cùng nước và nước dừa. Khi nước đã sôi, hớt phần bọt nổi lên trên rồi cho phần khoai đã ướp vào tiếp tục đun khoảng 2-3 phút thì bắt ra.
- Bày ra chén và thưởng thức.
Chè khoai lang thơm ngọt, bùi bùi sẽ giúp cho hệ tiêu hóa của bạn khỏe mạnh hơn.
Canh khoai lang nấu sườn
Khoai lang hầm chín với sườn non không chỉ khiến kích thích vị giác của bạn, mà còn hỗ trợ điều trị trào ngược dạ dày hiệu quả. Đây cũng là một món ăn vô cùng bổ dưỡng, tốt cho dạ dày và hệ thống xương khớp của bạn.
Cách chế biến:
- Chuẩn bị 500g sườn non, 100g khoai lang.
- Khoai lang gọt vỏ, rửa sạch, để ráo rồi cắt thành miếng vừa ăn.
- Sườn non rửa sạch, chặt khúc, tẩm ướp gia vị cho ngấm rồi xào sườn với tỏi. Tiếp theo, đổ nước vào hầm.
- Hầm đến khi sườn mềm thì cho khoai lang vào, đun thêm 3-5 phút nữa rồi nêm nếm vừa ăn.
Canh khoai lang nấu sườn: Vừa ngon vừa hỗ trợ điều trị trào ngược axit dạ dày
Một số lưu ý khi bệnh nhân ăn khoai lang
Bệnh nhân mắc bệnh trào ngược dạ dày, khi ăn khoai lang cần lưu ý những điều sau:
- Không ăn khoai lang sống
Khoai lang sống chứa màng tế bào tinh bột rất cao. Do vậy, nếu không trải qua một quá trình đun hấp để phân hủy, chúng sẽ rất khó tiêu hóa, khiến cho tình trạng đầy hơi, ợ hơi, ợ chua, buồn nôn,… trở nên trầm trọng hơn.
- Không nên ăn khoai lang lúc đang đói bụng
Nhiều người thường có thói quen ăn khoai lang vào buổi sáng khi chưa ăn gì. Thực tế, khi mà bụng đang rỗng, bạn không nên ăn khoai lang. Lượng carbohydrate cao có trong khoai lang sẽ làm tăng khả năng trào ngược, xuất hiện tình trạng ợ nóng. Do đó, bạn nên ăn khoai lang sau bữa ăn chính khoảng 1-2 giờ.
- Không nên ăn khoai lang sau 8 giờ tối
Khoai lang là thực phẩm rất giàu tinh bột. Do đó, thời điểm này, nếu bạn ăn khoai lang sẽ làm tăng áp lực cho dạ dày, khiến triệu chứng chướng bụng, đầy hơi, ợ chua, ợ nóng sẽ tái phát.
Trên đây là những lời khuyên của chuyên gia về vấn đề trào ngược dạ dày ăn khoai lang được không. Hy vọng qua bài viết này, người bệnh sẽ có những thông tin bổ ích trong việc điều trị chứng trào ngược đầy khó chịu.
Nếu đang gặp vấn đề về sức khoẻ, ĐỪNG NGẠI chia sẻ. Bác sĩ sẽ TƯ VẤN MIỄN PHÍ giúp bạn!
Bác sĩ Hoàng Thị Lan Hương sinh ngày 19/11/1957, tại Yên Phụ, Tây Hồ Hà Nội. Nguyên là giảng viên ưu tú của trường Học viện y học cổ truyền Tuệ Tĩnh. Cô đã đóng góp tâm trí trong việc xây dựng phác đồ châm cứu chuyên biệt Vladivostok cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm nói riêng và các bệnh xương khớp nói chung.Bác sĩ Hoàng Thị Lan Hương là người đại diện pháp lý, chịu trách nhiệm chuyên môn tại nhà thuốc Tâm Minh Đường và thông tin y học truyền tải trên website:thoaihoacotsong.vn/
Ngày cập nhật gần nhất: