Viêm loét dạ dày tá tràng là căn bệnh phổ biến ở mọi đối tượng. Bệnh gây ra nhiều tác hại nguy hiểm nếu người bệnh không sớm xác định nguyên nhân, triệu chứng và áp dụng những cách điều trị phù hợp. Cùng bài viết hôm nay tìm hiểu sâu về căn bệnh quái ác này thông qua góc nhìn của các chuyên gia sức khỏe.
Những Nội Dung Chính
- 1 Viêm loét dạ dày là gì, có nguy hiểm không ?
- 2 Dấu hiệu viêm loét dạ dày tá tràng
- 3 Nguyên nhân bệnh viêm loét dạ dày
- 4 Chẩn đoán viêm loét dạ dày tá tràng và phân loại
- 5 Cách phòng tránh viêm loét dạ dày tá tràng
- 6 Cách điều trị viêm loét dạ dày tá tràng
- 7 Thống kê và tài liệu tham khảo về bệnh viêm loét dạ dày
Viêm loét dạ dày là gì, có nguy hiểm không ?
Bệnh viêm loét dạ dày là dạng bệnh phổ biến nhất hiện nay và có xu hướng gia tăng qua từng năm. Theo thống kê, tại Việt Nam có tới 47% bệnh nhân mắc các chứng liên quan đến đường tiêu hóa, trong đó có loét dạ dày.

Hình ảnh viêm loét dạ dày tá tràng
Viêm loét dạ dày là một trong những chứng bệnh điển hình của đau dạ dày. Hiện tượng này hình thành khi có các tác nhân xấu ảnh hưởng đến dạ dày như dư thừa axit trong dạ dày, thuốc, vi khuẩn độc hại…. Theo mô học thì định nghĩa khái niệm viêm loét dạ dày là hiện tượng hoại tử lớp niêm mạc với kích thước vết loét và sự thương tổn > 0,5 cm.
Nếu không được chữa kịp thời, viêm loét dạ dày có thể dẫn đến những biến chứng, rủi ro ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của người bệnh. Cụ thể:
- Hẹp môn vị dạ dày: Là biến chứng rất hay xảy ra ở người bị viêm loét dạ dày. Khi bị hẹp môn vị dạ dày người bệnh sẽ cảm thấy vô cùng khó chịu, buồn nôn, tiêu chảy…
- Xuất huyết dạ dày: Là tình trạng máu trong ống tiêu hóa chảy từ thực quản tới hậu môn. Khi bị xuất huyết dạ dày, người bệnh sẽ nôn ra máu và đi cầu ra máu. Máu ở trong chất thải có thể màu đỏ hoặc màu thâm đen.
- Ung thư dạ dày: Là biến chứng nguy hiểm nhất của viêm loét dạ dày. Khi đó, cần đưa bệnh nhân đi cấp cứu, tránh để lâu gây nguy hiểm đến tính mạng.
- Thủng dạ dày: Biểu hiện của thủng dạ dày rất dữ dội. Đầu tiên người bệnh sẽ thấy cơn đau do viêm loét dạ dày xảy ra ở vùng thượng vị rất mạnh, cảm giác như có dao đâm vào bụng, dù làm thế nào cũng không thể làm dịu được cơn đau.Sau đó, từ vùng thượng vị dạ dày, cơn đau sẽ lan ra khắp ổ bụng, lên đến ngực, vai và lưng.
Dấu hiệu viêm loét dạ dày tá tràng
Theo các bác sĩ, triệu chứng của bệnh hoàn toàn không khó phát hiện. Người bệnh có thể căn cứ vào một trong những dấu hiệu viêm loét dạ dày sau để xác định mức độ nghiêm trọng các ổ loét của mình:
- Đau bụng vùng thượng vị (vùng trên rốn): đau dữ dội, ậm ạch khó tiêu, cồn cào, đau do viêm loét dạ dày thường âm ỉ, cảm giác khó chịu, nóng rát,… đau tăng lên sau hoặc trong khi ăn, một số trường hợp có đau, nóng rát vùng thượng vị muộn sau bữa ăn, đặc biệt đau rõ hơn khi ăn uống những thứ như: rượu, bia, đồ chua, món ăn cay, ngọt…
- Chướng bụng đầy hơi: Người bị viêm loét dạ dày tá tràng thường có cảm giác chướng bụng, nặng bụng, ợ hơi,… do axit trong dạ dày thay đổi bất thường.
- Hôi miệng, đắng miệng: Miệng hôi, thường cảm thấy đắng miệng lúc mới ngủ dậy. Lưỡi có nhiều đốm trắng, to…
- Buồn nôn: Bị bệnh viêm loét dạ dày dễ gây tuồn nôn hoặc nôn nhiều, nôn có dịch chua và lẫn máu do mất cân bằng tiêu hóa khi người bệnh xuất hiện các vết loét ở tá tràng hoặc dạ dày.
- Đi ngoài phân đen: Viêm loét làm ảnh hưởng không nhỏ đến hệ tiêu hóa và bài tiết dẫn đến đi ngoài ra phân đen.
- Ăn không ngon: Chán ăn, ăn không ngon miệng, có thể gầy đi chút ít hoặc cân nặng vẫn bình thường.
- Sốt Nhẹ: Có thể có sốt từ 39 – 40˚C mà không rõ nguyên nhân.
- Sôi bụng, mật ngủ: Người bị viêm loét dạ dày thường xuyên cảm thấy bụng khó chịu về đêm nên sẽ dẫn đến hiện tượng mất ngủ kéo dài gây tổn hại đến tinh thần và sức khỏe.

Đau bụng đầy hơi khó tiêu là những triệu chứng điển hình ở người bệnh
Khi thấy cơ thể xuất hiện một trong các triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng trên, người bệnh cần đi khám càng sớm càng tốt để kịp thời phát hiện và điều trị. Tuyệt đối tránh tình trạng để lâu gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm với sức khỏe.
Nguyên nhân bệnh viêm loét dạ dày
Việc nhân diện chính xác các nguyên nhân có ý nghĩa quan trọng trong việc ngăn ngừa và điều trị bệnh tận gốc. Theo các bác sĩ, dạ dày hoạt động bình thường là nhờ sự cân bằng giữa 2 yếu tố bảo vệ (chất nhầy, HCO3, hàng rào niêm mạc) và phá hủy niêm mạc (HCL, Pepsin trong dịch vị dạ dày giúp tiêu hóa thức ăn). Sự mất cân bằng giữa 2 yếu tố này chính là nguyên nhân gây ra viêm loét dạ dày phổ biến.
Cũng theo các chuyên gia đánh giá, tác nhân gây ra sự mất cân bằng này là do:
- Vi khuẩn HP: Viêm loét dạ dày do vi khuẩn HP là trường hợp khá phổ biến hiện nay. Vi khuẩn HP tấn công vào cơ thể thông qua đường tiêu hóa và phá hoại lớp nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày, ruột non. Đặc biệt nguy hiểm, vi khuẩn này có thể lây truyền trực tiếp từ người này sang người kia thông qua các dụng cụ ăn uống, sinh hoạt thường ngày,…
- Lạm dụng thuốc giảm đau nhóm NSAIDs: Bị viêm loét dạ dày tá tràng có thể do biến chứng khi sử dụng các loại thuốc xương khớp, thuốc hạ sốt… dẫn tới viêm hoặc làm kích thích lớp lót dạ dày, ruột non gây ra viêm loét. Người bệnh nên hạn chế nguyên nhân này, tránh gặp phải tình trạng kháng kháng sinh.
- Nguyên nhân viêm loét dạ dày do ăn nhiều muối: Chế độ ăn quá nhiều muối có thể làm tăng hoạt động của gen trong vi khuẩn HP, điều này khiến cho chúng trở nên độc hại hơn bao giờ hết. Ăn quá nhiều muối sẽ ảnh hưởng lớn đến tình trạng dạ dày của bạn.
- Stress: Căng thẳng tâm lý kéo dài ảnh hưởng đến việc sản sinh axit bất thường trong dạ dày gây ra viêm loét dạ dày.
- Hội chứng Zollinger-Ellison: Là sự hình thành của các khối u gây tăng bài tiết hóc-môn gastrin, làm tiết nhiều axit trong dạ dày và phá hủy lớp lót.
- Di truyền: Đây được coi là nguyên nhân viêm loét dạ dày hay gặp liên quan trực tiếp đến tiểu sử sức khỏe gia đình.
- Chế độ ăn uống thiếu khoa học: Ăn đồ ăn cay nóng, chất béo, sử dụng chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,… là nguyên nhân khiến lớp nhầy trong dạ dày bị ăn mòn gây bệnh viêm loét dạ dày tá tràng.

Ăn uống vô tội vạ, thiếu khoa học là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây viêm loét dạ dày tá tràng
Những nguyên nhân kể trên là những nguyên nhân thường gặp nhất, người bệnh cần thật cẩn trọng trước những tác nhân này. Để xác định chính xác tình trạng viêm loét dạ dày tá tràng, mọi người nên tới các bệnh viện uy tín để thăm khám và làm các xét nghiệm phù hợp. Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả với từng đối tượng bệnh nhân.
Nếu đang gặp vấn đề về sức khoẻ, ĐỪNG NGẠI chia sẻ. Bác sĩ sẽ TƯ VẤN MIỄN PHÍ giúp bạn!
Chẩn đoán viêm loét dạ dày tá tràng và phân loại
Cách chẩn bệnh
Ngay khi thấy những dấu hiệu bất thường của cơ thể, người bệnh cần tới cơ sở y tế, bệnh viện uy tín để thăm khám và làm các xét nghiệm chuyên sâu giúp xác định chính xác tình trạng bệnh.
Tại bệnh viện, các bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán viêm loét dạ dày theo 2 cách thông dụng:
- Căn cứ vào dấu hiệu bệnh: Dựa vào những triệu chứng ban đầu hoặc biến chứng mà người bệnh gặp phải.
- Chẩn đoán viêm loét dạ dày bằng chẩn đoán cận lâm sàng: Bác sĩ thực hiện các xét nghiệm tìm HP (mô học, xét nghiệm urease, kháng thể huyết thanh…), huyết đồ, xét nghiệm phân tìm máu ẩn, phân tích dạ dày…
Phân loại viêm loét dạ dày tá tràng
Hiện nay, các nhà nghiên cứu phân loại loét dạ dày hành tá tràng thành những dạng chủ yếu sau:
- Viêm long dạ dày: Khi dạ dày có sự xâm nhập của các loại virus, vi khuẩn và các yếu tố gây hại khác sẽ dẫn tới viêm long dạ dày. Tình trạng niêm mạc phù nề, xung huyết và viêm nhiễm bởi bạch cầu đa nhân ở niêm mạc là biểu hiện rõ ràng nhất từ bệnh.
- Viêm loét dạ dày thể ăn mòn: Những kích ứng tác động liên tiếp lên dạ dày sẽ dẫn đến viêm hành tá tràng thể ăn mòn. Đây là loại viêm loét khá phổ biến ở người lớn.
- Viêm dạ dày thể xuất huyết: Thường biểu hiện dưới dạng các vết ăn mòn đơn độc hoặc kèm theo xuất huyết. Niêm mạc có những chấm xuất huyết đôi khi có những mảng, đám xuất huyết dưới niêm mạc và các vết xước, chảy máu.
- Viêm loét dạ dày thể nhiễm khuẩn: Nguyên nhân chính là do sự góp mặt của các loại vi khuẩn gây hại. Nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những biến chứng khó lường.

Chẩn đoán viêm loét dạ dày do nhiễm khuẩn
Cách phòng tránh viêm loét dạ dày tá tràng
Viêm loét dạ dày nếu không tuân thủ phác đồ điều trị sẽ dẫn đến những biến chứng vô cùng nguy hiểm. Dưới đây là một số điều cần lưu ý để dự phòng bệnh loét dạ dày:
- Thường xuyên rửa tay với xà phòng, hạn chế nguy cơ nhiễm trùng.
- Nên tập thói quen ăn uống lành mạnh, khoa học: ăn chậm, nhai kĩ, ăn uống đúng giờ, không ăn quá đói hoặc quá no, tránh ăn các thức ăn quá chua, quá cay, quá nóng, nhiều dầu mỡ,… không ăn khuya, không bỏ ăn sáng, không vận động ngay sau khi ăn no,…
- Để phòng ngừa viêm loét dạ dày hiệu quả cần bổ sung vitamin K, B12, A, D, canxi, Fe, Zn, acid folic,..trứng, sữa giúp dạ dày hoạt động tốt hơn.
- Hạn chế kháng sinh, các thuốc giảm đau, kháng viêm trong điều trị bệnh để ít ảnh hưởng đến niêm mạc dạ dày. Đồng thời bổ sung các loại vitamin bồi bổ dạ dày.
- Khám bác sĩ ngay khi có tình trạng viêm nhiễm, tổn thương liên quan đến tai – mũi – họng, răng…
- Theo các bác sĩ, muốn phòng tránh viêm loét dạ dày nên tập luyện thể dục thể thao đều đặn để đảm bảo sức khỏe toàn diện. Mỗi ngày nên dành từ 30 – 45 phút để vận động nhẹ nhàng.
- Bổ sung nhiều thực phẩm có lợi cho hệ tiêu hóa, dễ tiêu như rau củ quả, nước trái cây….
- Đều đặn khám sức khỏe định kì 6 tháng/ lần để kịp thời phát hiện và điều trị những vấn đề của sức khỏe.
- Giữ tâm trạng thư giãn, thoải mái, hạn chế căng thẳng, stress… để giúp dạ dày hoạt động tốt hơn.
Cách điều trị viêm loét dạ dày tá tràng
Điều trị bằng các loại thuốc Tây chống viêm
Căn cứ vào nguyên nhân dẫn tới bệnh viêm loét dạ dày, các nhóm thuốc điều trị thường được sử dụng:
- Thuốc kháng acid: Maalox, magnes hydroxyd, stomafar,… có tác dụng trung hòa acid trong dịch vị dạ dày tá tràng.
- Thuốc chữa viêm loét dạ dày theo cơ chế giảm tiết acid: Cimetidin, famotidine, nizatidine,…có tác dụng giảm tiết acid.
- Thuốc ức chế bơm proton: Lansoprazole, pantoprazole, omeprazole,…ngăn chặn bài tiết dịch HCL.
- Thuốc trị viêm loét dạ dày tá tràng tạo màng bọc: Subcitrate Bismuth, silicate mg, silicate al,…tạo vỏ bọc quanh ổ loét bảo vệ niêm mạch dạ dày tá tràng tránh bị tổn thương.
- Thuốc diệt HP: Amoxicilline, clarithromycin, imidazole,…diệt khuẩn hiệu quả.
Khi sử dụng thuốc Tây điều trị viêm loét dạ dày, người bệnh cần phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa đưa ra, tuyệt đối không nên tự ý kê đơn gây ra những hậu quả không mong muốn.
Bài thuốc nam chữa viêm loét dạ dày
Trong dân gian, từ xa xưa cha ông ta đã lưu truyền nhiều bài thuốc chữa viêm da dạ tá tràng hiệu quả phải kể đến như:
- Nghệ vàng: Tinh bột nghệ kết hợp cùng mật ong chống loét dạ dày tá tràng, giảm tiết dịch vị, chống viêm.
- Bài thuốc chữa viêm loét dạ dày từ nha đam: Dùng nước ép nha đam giúp ứ tiêu, giảm đầy hơi, nhuận tràng.
- Nghệ đen: Tinh bột nghệ pha nước ấm giúp kích thích tiêu hóa, nhuận tràng, ngăn tiết dịch vị…

Bài thuốc chữa viêm loét dạ dày từ tinh bột nghệ đen
Thống kê và tài liệu tham khảo về bệnh viêm loét dạ dày
Ở các nước công nghiệp phát triển và đang phát triển, trung bình có khoảng 20-30% dân số mắc bệnh liên quan đến dạ dày và chiếm đa số ở lứa tuổi trên 50.. Tại Mỹ, tỉ lệ mắc viêm loét dạ dày lên tới 45% và tăng cao trong những gia đình đã có người bị mắc bệnh trước đó.
Ở các nước Đông Nam Á , tỷ lệ mắc bệnh viêm loét dạ dày chiếm khoảng 55-60%.
Ở Việt Nam, Vương Tuyết Mai vào năm 2001 đã sử dụng kỹ thuật Elisa tổng hợp tỷ lệ nhiễm HP gây viêm loét dạ dày ở 528 người khỏe mạnh và phát hiện có tới 75,2% người mắc. Đây là con số đáng báo động về sự phát triển của các bệnh liên quan đến dạ dày và tiêu hóa.
Lịch sử nghiên cứu về bệnh viêm loét dạ dày đã có từ lâu trên thế giới. Người nghiên cứu và bệnh nhân có thể tham khảo một số tài liệu nước ngoài như sau:
- Warren J. R., Marshall B. J (1984). Unidentified curved bacilli in the Stomach of Patients with gastritis and Peptic ulceration. Lancet; 1; 1310-14.
- Axon A. T. R (1992). The Role of Acid Inhibition in Management of Helicobacter pylori Infection. Record of an international Symposium on H.pylori infection in Dublin, Ireland, pp. 3-19.
- Davis R. Cave (2003). Transmission and epidemiology of H. pylori. Am.J. Med, 100: 12s-18S.
Bên cạnh đó, một số tác giả người Việt Nam cũng cho ra đời nhiều tài liệu nghiên cứu về viêm loét dạ dày tá tràng khá nổi tiếng:
- Tạ Long (2003). Bệnh lý viêm loét dạ dày tá tràng và vi khuẩn Helicobacter pylori; Nhà xuất bản Y học, tr. 59-93.
- Vương Tuyết Mai, Nguyễn Khánh Trạch, Phùng Đắc Cam (2001). Kết quả nghiên cứu tỷ lệ nhiễm Helicobacter pylori ở 528 người khỏe mạnh.Kỷ yếu các công trình nghiên cứu khoa học. Hội nghị khoa học Tiêu hóa toàn quốc lần thứ 7, tr. 11-14.
- Lê Thọ (2014) Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học nhiễm Helicobacter pylori ở trẻ em vùng Tây Nguyên, Việt Nam. Luận án Tiến sĩ Y học –Hà Nội 2014
Nếu đang gặp vấn đề về sức khoẻ, ĐỪNG NGẠI chia sẻ. Bác sĩ sẽ TƯ VẤN MIỄN PHÍ giúp bạn!
Bác sĩ Hoàng Thị Lan Hương sinh ngày 19/11/1957, tại Yên Phụ, Tây Hồ Hà Nội. Nguyên là giảng viên ưu tú của trường Học viện y học cổ truyền Tuệ Tĩnh. Cô đã đóng góp tâm trí trong việc xây dựng phác đồ châm cứu chuyên biệt Vladivostok cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm nói riêng và các bệnh xương khớp nói chung.Bác sĩ Hoàng Thị Lan Hương là người đại diện pháp lý, chịu trách nhiệm chuyên môn tại nhà thuốc Tâm Minh Đường và thông tin y học truyền tải trên website:thoaihoacotsong.vn/