Viêm xung huyết hang vị dạ dày là gì? Triệu chứng, nguyên nhân và thuốc điều trị

Viêm xung huyết hang vị dạ dày có thể gây biến chứng loét hoặc ung thư dạ dày, đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng của bệnh nhân. Thấu hiểu các nguyên nhân và chẩn đoán đúng triệu chứng để sử dụng thuốc điều trị phù hợp là việc người bệnh nào cũng nên biết.

Viêm xung huyết hang vị dạ dày là gì, nguy hiểm không ?

Hang vị dạ dày là phần dạ dày có vị trí nằm ngang của dạ dày, được xác định trong giới hạn từ bờ cong nhỏ cho đến lỗ môn vị.

Viêm xung huyết hang vị dạ dày (hay còn gọi tắt là viêm hang vị) được biểu hiện qua việc viêm, cùng các vết loét có mặt tại vùng hang vị dạ dày. Bên cạnh đó là việc các mạch máu tại vùng niêm mạc viêm bị giãn nở quá mức bởi ứ máu. Qua quan sát nội soi, có thể thấy tại vùng niêm mạc hang vị có màu đỏ hơn hẳn so với các vùng còn lại.

Hình ảnh viêm xung huyết hang vị dạ dày ở bệnh nhân

Hình ảnh viêm xung huyết hang vị dạ dày ở bệnh nhân

Theo thống kê, viêm hang vị dạ dày có tỷ lệ mắc cao trong nhân dân và đây cũng là yếu tố “đầu bảng” gây ra đau dạ dày. Tuy mức độ nguy hiểm không quá cao vì chỉ gây ảnh hưởng đến một vùng nhất định trên dạ dày, nhưng nếu viêm xung huyết hang vị dạ dày không được phát hiện và điều trị sớm sẽ nhanh tiến triển nặng hơn, viêm lan sang nhiều khu vực lân cận hoặc trở thành bệnh mạn tính với các biến chứng nguy hiểm hơn như:

  • Loét tá tràng: Viêm xung huyết hang vị dạ dày biểu hiện với các vết viêm loét phần đầu ruột non, gây đau thượng vị, đầy bụng khó tiêu trầm trọng, nguy hiểm nhất là hiện tượng chảy máu đường tiêu hóa.
  • Ung thư dạ dày: Ung thư dạ dày thường được khởi phát từ viêm dạ dày, viêm hang vị mãn tính lâu năm. Đây là loại ung thư có tỷ lệ mắc cao thứ 2 tại nước ta, chỉ đứng sau ung thư phổi.

Triệu chứng viêm xung huyết hang vị dạ dày

Người bị viêm xung huyết hang vị dạ dày phải đối mặt với nhiều vấn đề khó chịu. Nhưng trên thực tế thì nhiều người bệnh mắc bệnh lý này lại không nhận ra các triệu chứng của bệnh nên không hề biết mình mắc bệnh.

Theo PGS.TS. Bùi Khắc Hậu (Nguyên trưởng khoa Nội tổng hợp – Bệnh viện Đại học Y Hà Nội), gần 20% bệnh nhân viêm hang vị xung huyết dạ dày thể hiện các triệu chứng rất mờ nhạt và hoàn toàn không rõ ràng. Tùy vào mức độ viêm, một số biểu hiện điển hình là:

  • Đau thượng vị (là vùng có vị trí nằm trên rốn): Người bệnh có thể đau âm ỉ, đau thành cơn quặn thắt đặc biệt là cảm giác đau sẽ tăng về đêm hoặc thay đổi thời tiết, thậm chí là khi ăn no. Nếu viêm xung huyết hang vị dạ dày nặng hơn thì các cơn đau có thể lan lên ngực, hoặc lan ra sau lưng.
  • Đầy bụng, chậm tiêu: Xuất hiện khi tình trạng viêm phát triển trong hang vị dạ dày khiến cho quá trình tiêu hóa và vận chuyển thức ăn vào ruột bị ảnh hưởng.
  • Cảm giác buồn nôn, nôn: Thường đi kèm với chứng khó tiêu, thường dao động từ nhẹ đến nặng và trong một số trường hợp còn khiến người bệnh nôn mửa. Triệu chứng buồn nôn xảy ra khi tình trạng viêm xuất hiện trong dạ dày lót, phản ứng của cơ thể sẽ gây buồn nôn dù trong dạ dày không có thức ăn.
  • Không có cảm giác ngon miệng: Cảm giác khó chịu tại vùng hang vị dạ dày xuất hiện trong suốt khoảng thời gian người bệnh ăn, nó gây đầy bụng khó chịu, làm mất đi cảm giác ăn ngon.
  • Ợ hơi, ợ chua: Chủ yếu sinh ra khi một phần thức ăn cũ của bữa trước tồn đọng trong dạ dày rồi lên men, thải khí khắp khoang dạ dày, gây đầy hơi, bụng trướng to như trống.
  • Phân có màu tối, sậm: Người bệnh viêm xung huyết dạ dày đi ngoài phân tối như màu hắc ín. Đây là dấu hiệu cảnh báo có tình trạng chảy máu trong đường tiêu hóa.
Người bệnh thường có biểu hiện đi ngoài phân đen, phân tối màu

Người bệnh thường có biểu hiện đi ngoài phân đen, phân tối màu

Nguyên nhân viêm xung huyết hang vị dạ dày

  • Nhiễm vi khuẩn Hp: Đây là yếu tố hàng đầu với khoảng 70% người bệnh dạ dày tại Việt Nam là do Hp gây ra.
  • Nguyên nhân viêm hang vị dạ dày do tác dụng phụ của thuốc: Các thuốc kháng viêm không steroid, thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs), thuốc bổ sung kaki: Dexamethason, aspirin, prednisolon, mobic.. khi dùng trong thời gian dài có thể gây hại cho dạ dày.
  • Ăn uống thất thường: Thường xuyên quá bữa mới ăn hoặc bỏ bữa không ăn, ăn quá no hay để bụng quá đói… đều là những yếu tố góp phần gây bệnh.
  • Sử dụng chất kích thích niêm mạc: Rượu, bia, thuốc lá, cà phê, gia vị chua, cay nóng…
  • Căng thẳng kéo dài: Lo âu, tức giận, căng thẳng gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh thực vật, làm rối loạn chức năng cân bằng yếu tố tấn công và bảo vệ dạ dày gây viêm.
  • Một số nguyên nhân viêm hang vị xung huyết dạ dày khác: Nuốt phải dị vật hoặc chất độc hại

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc viêm xung huyết hang vị dạ dày:

  • Người trên 60 tuổi
  • Nghiện thuốc lá
  • Nghiện rượu, bia.

Cách chẩn đoán và phân loại viêm xung huyết hang vị dạ dày

Chẩn đoán viêm xung huyết dạ dày

Cần dựa vào các phương pháp cận lâm sàng ví dụ:

  1. Chụp X quang kết hợp sử dụng thuốc cản quang: Nhược điểm của phương pháp này là không đánh giá được mức độ viêm nặng nhẹ của bệnh.
  2. Nội soi dạ dày: Được sử dụng nhiều nhất do có thể tiến hành lấy mô để xác định sự tồn tại của vi khuẩn HP hay không, hoặc lấy mô sinh thiết tế bào nhằm đánh giá nguy cơ ác tính. Ngoài ra, nhờ nội soi có thể biết rõ bệnh đang ở giai đoạn nào. Cụ thể:
  3. Viêm xung huyết hang vị nhẹ: Trên nội soi thấy tình trạng xung huyết nhẹ, tổn thương chưa rõ ràng.
  4. Viêm xung huyết hang vị mức độ vừa: Nội soi thấy xuất hiện tổn thương dạng đốm với vùng viêm lan rộng.
  5. Viêm xung huyết hang vị mức độ nặng: Ngoài vị trí viêm tại hang vị còn có thể lan rộng sang các vùng khác.
Nội soi dạ dày để chẩn đoán tình trạng viêm

Nội soi dạ dày để chẩn đoán tình trạng viêm

  • Một số biện pháp không xâm lấn để xác định khả năng nhiễm vi khuẩn Hp được sử dụng như:
  1. Test hơi thở
  2. Tìm vi khuẩn trong phân
  3. Tìm kháng thể kháng vi khuẩn trong máu

Phân loại viêm xung huyết hang vị dạ dày

Phân loại dựa trên đặc điểm về triệu chứng, thời gian phát bệnh có 2 loại như sau:

  1. Viêm xung huyết hang vị dạ dày cấp tính: Tình trạng niêm mạc dạ dày vùng hang vị bị xung huyết, xuất hiện hồng ban trên niêm mạc.
  2. Viêm xung huyết hang vị dạ dày mạn tính: Tình trạng viêm hang vị kéo dài nhiều ngày và có thể bùng phát liên tục theo đợt. Bệnh tiến triển khá chậm, có thể lan tỏa hoặc khu trú tại một khu vực của dạ dày, khó điều trị dứt điểm.

Cách phòng tránh viêm xung huyết hang vị dạ dày

Chế độ ăn uống

1. Thực phẩm nên kiêng

Thức ăn làm tăng axit dạ dày: Bao gồm các loại gia vị (ớt, tiêu, muối), thực phẩm nhiều dầu mỡ, thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn nhiều axit (dưa muối chua, giấm, chanh…). Khi thu nạp các loại thực phẩm này có thể làm tăng nặng cảm giác đau bụng dữ dội, đầy hơi và ợ chua. Ngoài ra, nếu người bệnh viêm hang vị dạ dày lạm dụng các thức ăn này có thể làm các biến chứng có thể đến nhanh hơn.

Bệnh nhân cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý

Bệnh nhân cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý

Thực phẩm sống: Các loại rau sống, gỏi cá, hàu sống… chứa nhiều dinh dưỡng nhưng khi ăn sống có thể tăng nguy cơ viêm nhiễm hang vị dạ dày nặng hơn. Bởi lẽ, các loại thực phẩm chưa qua chế biến có thể chứa nhiều vi khuẩn, sán, nấm… khi xâm nhập vào dạ dày có thể gây lở loét, xuất huyết.

Thực phẩm giàu protein: Thịt đỏ, hải sản… chứa hàm lượng protein rất cao, khó tiêu hóa đối với dạ dày. Khi thu nạp các loại thực phẩm này, dạ dày cần tiết nhiều acid dịch vị hơn, co bóp mạnh hơn. Điều này có thể làm cho các mạch máu tại hang vị bị giãn rộng quá mức và xuất huyết.

Thực phẩm chứa acid cyanhydric: Bản thân chất này là một chất có thể gây độc cho cơ thể với các triệu chứng như chóng mặt, khó thở, nôn mửa…

Đồ uống có gas, cồn, chất kích thích: Rượu bia, thuốc lá, cà phê…

2. Thực phẩm nên ăn

Thực phẩm giàu Omega 3: Từ cá hồi, cá thu, bơ, sữa để cải thiện tình trạng viêm và hạn chế các tác nhân gây kích thích tiêu hóa.

Thực phẩm giàu chất xơ và vitamin từ các loại rau xanh, trái cây, nấm… giúp giảm áp lực lên thành dạ dày do dễ tiêu hóa, trung hòa acid dịch vị, giảm triệu chứng đau rát, buồn nôn.

Thực phẩm có khả năng kháng khuẩn như nghệ, mật ong… giúp cải thiện mức độ tổn thương ở niêm mạc dạ dày.

Thực phẩm chứa probiotic như sữa chua, sữa chua uống… giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa, điều chỉnh hệ men vi sinh đường ruột, hạn chế tăng trưởng quá mức của vi khuẩn có hại.

Chế độ sinh hoạt

  1. Nên ăn chậm, nhai kỹ.
  2. Không vận động ngay sau khi ăn.
  3. Không ăn quá no, hạn chế ăn quá khuya, ăn uống đúng giờ, không bỏ bữa thất thường.
  4. Luyện tập thể dục, tham gia các hoạt động thư giãn, vui vẻ tránh lo âu, căng thẳng kéo dài.
  5. Không dùng thuốc kháng sinh bừa bãi, lạm dụng quá mức.

Thuốc điều trị viêm xung huyết hang vị dạ dày

Điều trị bằng tây y

5 Nguyên tắc trong điều trị viêm xung huyết hang vị dạ dày:

Nếu đang gặp vấn đề về sức khoẻ, ĐỪNG NGẠI chia sẻ. Bác sĩ sẽ TƯ VẤN MIỄN PHÍ giúp bạn!

  1. Đảm bảo việc người bệnh phải được thăm khám kỹ lưỡng để đánh giá đúng tình trạng bệnh.
  2. Nếu phát hiện có sự xuất hiện của vi khuẩn Hp thì cần sử dụng kháng sinh diệt Hp.
  3. Sử dụng các thuốc nội khoa để giảm tiết acid dịch vị.
  4. Kết hợp đồng thời việc điều trị bằng thuốc và thay đổi chế độ ăn uống sinh hoạt.
  5. Người bệnh cần tái khám ngay sau khi kết thúc đợt điều trị.

Thuốc dùng trong điều trị viêm xung huyết hang vị dạ dày

  1. Nhóm thuốc có tác dụng trung hòa acid dịch vị dạ dày: Ví dụ như: Phosphalugel, Gastropulgit.
  2. Thuốc giảm tiết acid dịch vị
  3. Nhóm thuốc giúp ức chế thụ thể H2 của histamin: Nhằm kìm hãm sự hình thành acid HCL, các thuốc thường được dùng là: Ranitidin hoặc Cimetidin.
  4. Nhóm các thuốc có tác dụng ức chế bơm proton, thuốc có tác dụng ức chế tế bào viền tiết HCL ví dụ: Omeprazol hoặc lansoprazol.
  5. Các thuốc có tác động lên hệ thần kinh trung ương: Giúp giảm co thắt, giảm đau. Ví dụ như thuốc an thần diazepam.
  6. Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày: Có tác dụng tạo hàng rào ngăn cản sự tấn công của acid pepsin và dịch vị (những yếu tố tăng nặng tình trạng xung huyết hang vị), bảo vệ niêm mạc dạ dày. Thuốc này được dùng trước khi ăn. Một số loại điển hình: Prostaglandin, sucralfat hoặc Oryzanol tablet.
  7. Thuốc diệt vi khuẩn HP khi có HP dương tính

Khi viêm xung huyết hang vị có yếu tố Hp, cần diệt Hp theo phác đồ chuẩn 3 thuốc. Trường hợp không đạt hiệu quả như mong muốn thì cần dùng phác đồ 4 thuốc hoặc phác đồ cứu vãn. Một số loại thuốc kháng sinh được dùng trong phác đồ là: Amoxicillin, clarithromycin, metronidazol, muối bismuth hoặc tetracyclin,…

Lưu ý an toàn: Các thuốc điều trị viêm xung huyết hang vị kể trên đều có thể có một số tác dụng phụ không mong muốn nếu không được dùng đúng liều, đúng cách. Vì vậy, người bệnh tuyệt đối tuân thủ chỉ định của bác sĩ trong quá trình điều trị.

Điều trị viêm xung huyết dạ dày bằng đông y

Một số bài thuốc Đông y được dùng để điều trị viêm xung huyết hang vị dạ dày được đánh giá cao về tính hiệu quả và sự an toàn mà người bệnh có thể tham khảo:

Bài thuốc 1

  1. Dùng Sài hồ, Đẳng sâm, Bạch linh, Ý dĩ, Bạch truật, Quy đầu (mỗi vị 12g); táo đỏ (4g); Đan bì, Cam thảo, Bán hạ (mỗi vị 8g); Bạch thược (16g). Đem sắc thuốc uống, chia làm 3-4 lần uống trong ngày.
  2. Đây là bài thuốc có thể khắc phục được các triệu chứng ợ chua, đau rát thượng vị, lưỡi bám rêu, miệng khô… trong viêm xung huyết hang vị dạ dày.

Bài thuốc 2

  1. Dùng Nhục quế, Sinh khương, Trần bì, Hoài sơn, Lá ổi khô, Trích thảo, Bạch truật, Cây ngũ sắc sao vàng hạ thổ sắc lấy nước thuốc uống, chia làm 3-4 phần uống hết trong ngày.
Điều trị viêm xung huyết hang vị dạ dày bằng Đông y là giải pháp được nhiều người bệnh lựa chọn

Điều trị viêm xung huyết hang vị dạ dày bằng Đông y là giải pháp được nhiều người bệnh lựa chọn

Thống kê về viêm xung huyết và viêm hang vị dạ dày hiện nay

Nghiên cứu trên 588 bệnh nhi tại Bệnh viện Nhi Trung ương (giai đoạn 10/2011 – 11/2013) được chẩn đoán viêm, loét dạ dày tá tràng do Hp kháng kháng sinh cho thấy:

  • Viêm loét dạ dày tá tràng, viêm xung huyết hang vị dạ dày do Hp kháng kháng sinh chủ yếu gặp ở lứa tuổi học đường (độ tuổi trung bình là 7,29+- 2,16).
  • Phần lớn trẻ có tiền sử gia đình có người bị bệnh lý về dạ dày tá tràng (72,3%), tiền sử dùng kháng sinh trước đó trong vòng 6 tháng (71,8%).
  • Các triệu chứng thường gặp: Đau bụng (96,9%); Biếng ăn (59,5%); Nôn (46,9%), Ợ hơi (29,3%), Ợ chua (18,7%).
  • Trên nội soi thấy xuất hiện phù nề xung huyết niêm mạc (94,2%), tổn thương lần sần dạng hạt (69,9%).
  • Vị trí tổn thương: Viêm xung huyết hang vị (31,8%), tổn thương toàn bộ dạ dày (57,1%), loét dạ dày tá tràng (5,8%).

Một số mẫu tài liệu tham khảo dành cho bệnh nhân

  • “Tài liệu Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh nội khoa” – Nxb Y học.
  • Sách “Bệnh học nội khoa” – Tập 2, Đại học Y Hà Nội, nxb Y học.
  • “Bệnh dạ dày – Phương pháp chẩn đoán và chữa trị”, nxb Hà Nội.
  • “Thực đơn dinh dưỡng cho người bệnh dạ dày”, nxb Văn hóa – Thông tin.
  • Cuốn “Chữa bệnh dạ dày bằng Đông y” – nxb Hà Nội.
  • “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, nội soi, cận lâm sàng viêm dạ dày mãn tính có nhiễm Helicobacter pylori ở trẻ em” – Nguyễn Văn Ngoan, Chu Văn Tường, Nguyễn Gia Khánh – Nhà xuất bản Y học.
  • “Nghiên cứu tình trạng kháng kháng sinh ở trẻ em bị viêm dạ dày tá tràng có nhiễm Helicobacter pylori tại bệnh viện Nhi Trung ương” – Nguyễn Thị Việt Hà, Nguyễn Gia Khánh.
  • Một số chuyên đề nội khoa, Tổng hội Y Dược học Việt Nam. Hội Nội khoa Việt Nam.

Điều trị viêm xung huyết hang vị dạ dày bằng thảo dược tự nhiên

Khi điều trị các bệnh lý nói chung, Đông y thường lấy căn nguyên của bệnh làm gốc, như vậy sẽ đạt được kết quả bền vững. Vận dụng nguyên tắc này, đội ngũ lương y, bác sĩ tại phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường đã cho ra đời phác đồ điều trị viêm xung huyết hang vị dạ dày mang tên Cao Bình Vị.

Thành phần Cao Bình Vị

Thành phần Cao Bình Vị

Cao Bình Vị là bài thuốc Đông y vận dụng sức mạnh của 6 vị thảo dược: Cây chỉ thiên, Kim ngân hoa, Bạch mao căn, Hoàng bá, Nhân trần, Cối xay. Chúng được ví là “Lục dược bình vị” giúp chữa bệnh viêm xung huyết hang vị dạ dày theo quy tắc: Dứt triệu chứng – giảm tấn công – tăng bảo vệ. Cụ thể:

  • Bạch mao căn: Ức chế sự phát triển của vi khuẩn và tế bào ung thư trong dạ dày.
  • Nhân trần: Hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn Hp gây viêm hang vị dạ dày. Ngoài ra, nhân trần còn có tác dụng tăng cường khả năng miễn dịch cho hệ tiêu hóa.
  • Cây chỉ thiên, Kim ngân hoa: Giúp nhuận tràng, kích thích tiêu hóa.
  • Hoàng bá, cối xay: Có vai trò là thuốc kháng sinh tự nhiên, kích thích dạ dày, nâng cao chức năng hệ tiêu hóa.
Ưu điểm vượt trội của Cao Bình Vị

Ưu điểm vượt trội của Cao Bình Vị

Không chỉ dừng lại ở đó, Cao Bình Vị được đun nấu ở nhiệt độ 100 độ C trong vòng 48 tiếng đồng hồ. Điều đặc biệt của sản phẩm là được điều chế hoàn toàn bằng củi truyền thống. Với công thức điều chế đặc biệt này, Cao Bình Vị vẫn giữ nguyên được giá trị dược liệu, đồng thời giúp cơ thể dễ dàng hấp thụ nhanh chóng, tăng cường hiệu quả chữa viêm xung huyết hang vị dạ dày.

Bạn đọc có gì thắc mắc không?

Hãy “chat cùng bác sĩ” để lắng nghe tư vấn từ chuyên gia

Cao thành phẩm đặc sánh, có mùi thơm thảo dược, uống vị hơi đắng ngọt. Không cần đun sắc, bệnh nhân chỉ cần pha 1 muỗng cao với 1 cốc nước ấm là sử dụng được. Trong một chương trình về sức khỏe, BS.CKI Hoàng Thị Lan Hương đã có những chia sẻ về dạng cao này, bạn đọc quan tâm có thể theo dõi tại:

Lưu ý: Bao bì sản phẩm thay đổi nhưng không ảnh hưởng đến chất lượng.

Bằng những ưu điểm của mình, Cao Bình Vị đã giải thoát cho hàng ngàn bệnh nhân thoát khỏi viêm xung huyết hang vị dạ dày với hiệu quả bền vững. Tỷ lệ khỏi bệnh lên tới 95%, số lượng tái phát không đáng kể. Bạn đọc quan tâm về hiệu quả của bài thuốc có thể theo dõi đoạn video dưới đây:

Lưu ý: Bao bì sản phẩm thay đổi nhưng không ảnh hưởng đến chất lượng.

Nhờ những thành công trong việc trị viêm xung huyết hang vị dạ dày nói riêng và các bệnh liên quan tới dạ dày nói chung, Cao Bình Vị đã góp phần giúp nhà thuốc Tâm Minh Đường đạt danh hiệu Thương hiệu an toàn vì sức khỏe cộng đồng năm 2018. Đây là minh chứng cho sự nỗ lực và thành quả nghiên cứu của đội ngũ y bác sĩ Tâm Minh Đường trong việc bảo vệ sức khỏe cho người Việt.

Bạn cần bác sĩ trực tiếp tư vấn cho trường hợp của mình?

Bấm vào đây để liên hệ ngay!

Theo yêu cầu của độc giả, chúng tôi xin cung cấp địa chỉ để tiện liên hệ:

địa chỉ nhà thuốc

Nếu đang gặp vấn đề về sức khoẻ, ĐỪNG NGẠI chia sẻ. Bác sĩ sẽ TƯ VẤN MIỄN PHÍ giúp bạn!

Share:

11 Comments

  1. Nguy hiểm thật trong khi có nhiều người bị đau dạ dày đôi khi thường xem nhẹ nó.

  2. bị biêm xung huyết khi đau uống thuốc gì để hết đau ạ,bị viêm xung huyết có chữa khỏi được ko ạ thưa bác sĩ?

    • Chào bạn Trang, bệnh viêm xung huyết dạ dày hoàn toàn có thể điều trị được bạn nhé, bạn nên cân nhắc sử dụng sản phẩm Cao Bình Vị Tâm Minh Đường, bài thuốc dạng cao đặc trị viêm xung huyết dạ dày

  3. Em bị sung huyết hang vị mức độ nặng vậy có trị đc hết ko ạ …. Em xinh cảm ơn ạ

    • Chào bạn Hoàng, Tình trạng viêm xung huyết hang vị dạ dày mức độ nhẹ của bạn hoàn toàn có thể điều trị dứt điểm được bằng Cao bình vị Tâm Minh Đường bạn nhé

  4. Em bị đau dạ dày đã lâu rồi. Gần đây tối thường đau ko ngủ được. Không biết có chữa đk ko..

Your Comment