Bệnh chàm là một trong các bệnh lý viêm da thường gặp. Người dân thường có những quan niệm sai lầm trong điều trị nên tình trạng bệnh nhân đến viện khám đa số đã có biểu hiện nặng hơn. Vậy đây là căn bệnh như thế nào, có lây không và cách chữa như thế nào? Tất cả sẽ có trong nội dung bài viết sau đây.
Những Nội Dung Chính
Bệnh chàm là gì, có lây không ?
Bệnh chàm là một bệnh lý mạn tính có thể gặp ở cả người lớn và trẻ em, đặc biệt là các trẻ nhỏ nhũ nhi, những trẻ này thường có yếu tố gia đình bố, mẹ, anh, chị mắc các bệnh dị ứng như viêm mũi xoang, hen, viêm da cơ địa, dị ứng thức ăn, dị ứng khi tiếp xúc với phấn hoa hoặc các chất liệu khác…
Bệnh chàm có nhiều dạng tổn thương trên da khác nhau, có thể là mụn nước nhỏ nông hay các sẩn đỏ, tổn thương dạng lichen hóa, đặc trưng bởi triệu chứng ngứa kèm theo, đây thường là nguyên nhân chính khiến bệnh tái phát đi tái phát lại nhiều lần trong năm.
Bệnh chàm còn được gọi là bệnh eczema do nhiều nguyên nhân gây ra tuy nhiên bệnh này không có tính chất lây lan từ người này sang người khác, nó có yếu tố di truyền nên khả năng mắc bệnh đa số liên quan đến yếu tố gia đình.
Mặc dù bệnh chàm không lây lan, không nguy hiểm đến tính mạng nhưng triệu chứng ngứa ngáy khiến người bệnh khó chịu và do nhiều vị trí của nó nên sẽ ảnh hưởng đến phương diện thẩm mỹ khiến nhiều người không tự tin.
Triệu chứng bệnh chàm
Đối với trẻ em bệnh thường khởi phát cấp tính sau khi trẻ tiếp xúc với dị nguyên dị ứng như thức ăn, lông động vật, phấn hoa…Các tổn thương do bệnh chàm không khó để nhận ra vì nó thường xuất hiện bên ngoài da, dễ nhìn thấy bằng mắt thường. Tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng do vị trí và đặc điểm tính chất của bệnh nên người bệnh thường có cảm giác khó chịu, thiếu tự tin khi giao tiếp.
Đặc điểm của tổn thương của bệnh chàm có thể thay đổi tùy từng lứa tuổi nhưng tổn thương cơ bản đặc trưng và điển hình bệnh này đầu tiên trên da xuất hiện những đám đỏ, ngứa hoặc sẩn ngứa, sau đó tiến triển thành những mụn nước nông, xuất tiết và đóng vảy tiết, các mụn nước có thể vỡ ra do ko để ý hoặc chăm sóc không kỹ nên rất dễ bị nhiễm khuẩn.
Người bệnh chàm thường khó chịu bởi triệu chứng ngứa và nó thường nặng lên khi trên da bài tiết nhiều mồ hôi. Đa số chúng thường xuất hiện ở má, hai bên cổ, các nếp gấp như khuỷu tay, khoeo, cổ tay, cổ chân, mi mắt, vùng quanh mắt, mu bàn tay, mu bàn chân, ở người lớn còn gặp ở vú.
Ngoài ra, bệnh còn có các biểu hiện khác như da khô, da lòng bàn tay, bàn chân dày, da vẽ nổi trắng, viêm kết mạc mắt. Khi có các triệu chứng cảu bệnh chàm kể trên chúng ta hãy đến các cơ sở chuyên khoa để được khám và làm thêm các xét nghiệm cần thiết để loại trừ và chẩn đoán bệnh, tránh trường hợp tự xử trí và dùng thuốc không đúng làm bệnh nặng lên và bị bội nhiễm.
Nguyên nhân của bệnh chàm
Như đã nói ở trên, chàm là một bệnh lý mãn tính do nhiều nguyên nhân gây ra và cơ chế chưa được làm rõ và nó khá phức tạp. Một số nguyên nhân bệnh chàm được nhắc đến như:
- Di truyền: đa số trẻ em mắc phải đều có bố mẹ hoặc anh chị đã từng mắc bệnh hoặc có cơ địa dị ứng hoặc mắc các bệnh dị ứng mãn tính như viêm mũi xoang, viêm mũi dị ứng…. Chưa có nghiên cứu chính xác nào chỉ ra chính xác gen di truyền bệnh chàm. Tuy nhiên trên thực tế có khoảng 60% gia đình có con bị chàm nếu bố hoặc mẹ có bệnh, tỉ lệ này lên tới 80% nếu cả bố và mẹ cùng mắc.
Nguyên nhân bị bệnh chàm do môi trường: những người làm việc trong môi trường ô nhiễm, khói, bụi, thời tiết thay đổi giao mùa…thường có nguy cơ mắc bệnh này nhiều. - Nguyên nhân bệnh chàm do nghề nghiệp: những người làm việc những nghề tiếp xúc với chất hóa học, chất tẩy rửa, các chất độc như xi măng, thuốc trừ sâu, thuốc tẩy, thuốc nhuộm…
- Cơ địa hay dị ứng: những người có nguy cơ mắc bệnh chàm cao là những người thường có cơ địa dị ứng khi tiếp xúc với dị nguyên thường gây ra các bệnh cảnh khác nhau như dị ứng thuốc, dị ứng thời tiết, dị ứng lông động vật, phấn hoa…
- Do bệnh lý: Bệnh chàm thường xảy ra ở những người mắc bệnh xơ gan, viêm thận, hen suyễn,…là một trong những yếu tố nguy cơ gây bệnh.
- Nguyên nhân mắc bệnh chàm do miễn dịch kém: sức đề kháng giảm góp phần dễ dàng hơn cho các dị nguyên tấn công vào cơ thể, vì vậy ở những người suy giảm hệ miễn dịch là điều kiện thuận lợi để bệnh khởi phát hoặc quay lại.
Chẩn đoán và phân loại bệnh chàm theo các vị trí
Chẩn đoán chàm thực ra không khó, chủ yếu dựa vào những tổn thương đặc trưng cơ bản của bệnh.
Nếu đang gặp vấn đề về sức khoẻ, ĐỪNG NGẠI chia sẻ. Bác sĩ sẽ TƯ VẤN MIỄN PHÍ giúp bạn!
Với những tổn thương trên da điển hình hoặc không điển hình( mụn nước, sẩn đỏ, ngứa, dễ vỡ, bong vảy) ở các vị trí hay gặp kết hợp với các yếu tố như di truyền, các yếu tố nguy cơ gây bệnh chàm loại trừ một số bệnh lý về da như nấm. Có thể làm thêm các xét nghiệm như công thức máu đánh giá xem có bội nhiễm không, xét nghiệm kháng thể có IgE tăng cao.
Các vị trí thường bị: Tổn thương của bệnh chàm thường ở một vùng nhỏ hoặc có thể lan rộng thành từng đám ở các vị trí khác nhau trên da.
Do ở các nếp gấp của cơ thể thường ứ đọng chất tiết như mồ hôi, bụi bặm nhiều hơn nên bệnh chàm thường xuất hiện ở đó như khuỷu tay, cẳng chân, cổ tay, cổ chân, vùng cổ, vùng bẹn,…Ngoài ra còn xuất hiện ở mặt, hai má, đây là vị trí khiến mọi người khó chịu và mất tự tin vào vẻ bề ngoài.
Các vị trí ít gặp hơn như mi mắt, vùng quanh mắt, mu bàn tay, mu bàn chân.
Cách chữa bệnh chàm tại nhà hiệu quả
Khi phát hiện những bất thường trên da, tổn thương nghi ngờ lan rộng ra, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hãy đến ngay các cơ sở chuyên khoa uy tín để khám tránh trường hợp bệnh chàm tiến triển bội nhiễm nặng hơn vì hầu hết bệnh nhân tìm đến bệnh viện trong tình trạng đợt cấp của bệnh.
Đầu tiên chúng ta cần ngừng tiếp xúc với các dị nguyên gây dị ứng.
Nguyên tắc điều trị cơ bản của bệnh chàm là giữ ẩm da, làm sạch da tránh bội nhiễm, làm giảm triệu chứng ngứa có thể bằng thuốc bôi ngoài da hoặc thuốc uống. không gãi làm tổn thương nặng thêm và dễ bội nhiễm vi khuẩn.
- Sử dụng một số loại thuốc chữa bệnh chàm dạng mỡ bôi da để làm mềm da, giảm ngứa ngáy, giảm sưng nề
- Thuốc kháng histamin làm giảm cảm giác ngứa, hạn chế gãi làm vỡ mụn nước loại uống hoặc bôi.
Sử dụng kháng sinh nếu có tình trạng bệnh chàm chuyển sang bội nhiễm nhiễm khuẩn
Các loại thuốc sử dụng phải dưới sự hướng dẫn và kê đơn của bác sĩ chuyên khoa, không được tự ý mua dùng.
Trong quá trình điều trị bệnh chàm không nên để da tiếp xúc trực tiếp với các chất tẩy rửa như dầu rửa bát, xà phòng hay các vật liệu dễ gây kích ứng như bao cao su, nhựa…
Một quan niệm rất sai lầm của hầu hết mọi người dân ta đó là tắm nước các loại lá. Tuy rằng các loại lá như lá chè, lá trầu không… có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm thế nhưng với bệnh chàm việc tắm nước lá hay dùng xà bông và các chất tẩy rửa lên da sẽ làm cho da trở nên khô, mất đi hàng rào bảo vệ vốn có của nó, điều đó làm cho tình trạng bệnh càng nặng hơn và lâu khỏi. Để làm sạch da và tắm hàng ngày chúng ta nên tắm bằng các loại sữa tắm dịu nhẹ, độ dưỡng ẩm cao.
Một số lưu ý với người bị bệnh chàm
Chàm là một bệnh lý mãn tính nên sẽ tái phát lại nhiều lần, vậy nên để giảm thiểu thời gian cũng như số lần tái phát trong năm, ngoài điều trị các đợt cấp người bị bệnh chàm cần phải chú ý về chăm sóc sau đợt cũng cũng như hằng ngày.
- Giữ vệ sinh da sạch sẽ, khô ráo.
Chăm sóc da dưỡng ẩm tốt. - Với bệnh chàm ở trẻ em: cho trẻ bú sữa mẹ trong ít nhất 6 tháng đầu, chọn những loại vải mềm, thoáng cho trẻ mặc.
- Điều trị và hạn chế các đợt cấp của các bệnh dị ứng mãn tính như viêm mũi xoang, hen, viêm mũi dị ứng.
- Người bệnh chàm nên bổ sung vitamin tự nhiên (hoa quả, rau củ,..) góp phần tăng sức đề kháng cho cơ thể
Hạn chế tiếp xúc hoặc đưa vào cơ thể những dị nguyên (thực phẩm gây kích ứng, bụi, ….) - Khi bị bệnh chàm không tắm các loại nước lá như lá trầu không, lá chè,lá ổi.
- Phòng tránh các bệnh lý thông thường hay gặp có thể mắc phải làm giảm đề kháng cơ thể, khởi phát nguy cơ tái phát bệnh.
Luyện tập thể dục thể thao đều đặn, giữ tinh thần luôn thoải mái
Nếu đang gặp vấn đề về sức khoẻ, ĐỪNG NGẠI chia sẻ. Bác sĩ sẽ TƯ VẤN MIỄN PHÍ giúp bạn!
Bác sĩ Hoàng Thị Lan Hương sinh ngày 19/11/1957, tại Yên Phụ, Tây Hồ Hà Nội. Nguyên là giảng viên ưu tú của trường Học viện y học cổ truyền Tuệ Tĩnh. Cô đã đóng góp tâm trí trong việc xây dựng phác đồ châm cứu chuyên biệt Vladivostok cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm nói riêng và các bệnh xương khớp nói chung.Bác sĩ Hoàng Thị Lan Hương là người đại diện pháp lý, chịu trách nhiệm chuyên môn tại nhà thuốc Tâm Minh Đường và thông tin y học truyền tải trên website:thoaihoacotsong.vn/