Chàm môi là gì, có lây không? Nguyên nhân, biểu hiện và thuốc điều trị

Chàm môi là một trong những bệnh lý tổn thương da liễu xuất hiện ở vị trí bời môi của bệnh nhân. Vậy căn bệnh này có lây không, nguyên nhân và thuốc điều trị nào hiệu quả? Cùng bài viết giải đáp các vấn đề này trong nội dung bài viết sau.

Chàm môi là gì ?

Chàm môi là hiện tượng viêm nhiễm mãn tính ở môi với các triệu chứng môi khô rát, bong tróc, chảy máu và có thể nổi mụn nước. Bệnh diễn biến dai dẳng nếu không được điều trị đúng cách. Tuy không nguy hiểm nhưng sẽ khiến cho người bệnh khó chịu, mặc cảm vì mất thẩm mỹ.

Hình ảnh chàm môi

Hình ảnh chàm môi

Bệnh chàm ở môi thường dễ bị nhầm lẫn với môi khô nứt nẻ vào mùa đông. Nhưng chàm ở môi có đặc trưng kèm theo ngứa rát tại vùng da quanh môi.

Chàm môi có lây không ?

Đây là câu hỏi khiến nhiều người lo ngại nhất. Nhưng chúng tôi chắc chắn với bạn đọc rằng bệnh chàm môi hoàn toàn không lây lan từ người này sang người khác. Bệnh không gây bởi vi khuẩn hay virus mà do thay đổi cấu trúc da.

Tuy nhiên, bệnh chàm môi thường có xu hướng lan rộng ra các vùng da xung quanh. Vì vậy bệnh nhân cần sớm phát hiện và có phương án can thiệp kịp thời để đẩy lùi nguy cơ bệnh lan rộng và điều trị được hiệu quả.

Nguyên nhân gây bệnh chàm môi

Theo các chuyên gia da liễu, chưa có nguyên nhân rõ ràng gây ra căn bệnh này. Nhưng nhiều quan điểm cho rằng bệnh phần nhiều liên quan tới yếu tố di truyền. Người có tiền sử bản thân và gia đình mắc các bệnh lý về viêm da cơ địa, viêm mũi dị ứng, hen, chàm hoặc các bệnh lý miễn dịch khác thì có nguy cơ bị chàm môi cao hơn những người bình thường.

Tuy không có nguyên nhân gây bệnh rõ ràng nhưng có các yếu tố nguy cơ làm bùng phát bệnh như:

  • Sử dụng các mỹ phẩm cho môi: Son, kem dưỡng, tẩy trang,… Đối với người có cơ địa nhạy cảm rất dễ kích ứng với các hóa chất, kể cả có nguồn gốc rõ ràng.
  • Thời tiết khí hậu lạnh, khô cũng khiến tình trạng người bệnh chàm môi trở nên nặng nề hơn.
  • Bụi, phấn hoa, không khí ô nhiễm là những chất dễ kích hoạt Histamin nội sinh trong cơ thể, gây ngứa.
  • Nước hoa, xà phòng, sữa rửa mặt, kem chống nắng, kem đánh răng.
  • Nước bọt.
  • Xăm môi.
  • Các loại thực phẩm, đồ hải sản dễ gây dị ứng, các chất phụ gia trong thức ăn cũng có thể gây chàm môi.
  • Thay đổi nội tiết ở phụ nữ.
  • Thiếu hụt dinh dưỡng như kẽm, sắt, các vitamin nhóm B.
  • Sang chấn tâm lý, căng thẳng, stress.
Một số nguyên nhân gây ra chàm ở môi

Một số nguyên nhân gây ra chàm ở môi

Biểu hiện của bệnh chàm môi

Bạn đọc có thể tham khảo những biểu hiện khi môi bị chàm dưới đây, nhờ đó phát hiện bệnh sớm và có phương pháp điều trị hiệu quả nhất.

  • Giai đoạn đầu môi có cảm giác ngứa, da bị khô cứng, xuất hiện các đường nứt nẻ rõ nét trên môi, liên tục bị bong tróc thành từng mảng lớn, môi sậm màu, cảm giác đau khi nói, ăn uống.
  • Giai đoạn sau người bệnh chàm môi thấy ngứa và đau đớn nhiều hơn, xung quanh viền môi hoặc môi xuất hiện các mụn nước, ban, tấy đỏ. Môi càng ngày càng khô, bong tróc nhiều hơn, nứt sâu vào bên trong.
  • Lâu dần nếu không được điều trị vùng tổn thương sẽ lan rộng, gây lở loét, ăn uống bất tiện, cảm giác sưng cứng môi khiến giao tiếp khó khăn.

Thông thường các dấu hiệu bị chàm môi kể trên xuất hiện thành từng đợt ngắn, hay gọi là cấp tính. Tuy nhiên bệnh hay tái đi tái lại nhiều lần, chuyển sang giai đoạn mãn tính rất khó điều trị.

Thuốc điều trị chàm môi hiệu quả

Chàm ở môi là một bệnh khó chữa khỏi hoàn toàn và dễ tái phát. Tuy nhiên bệnh có thể được cải thiện nếu phát hiện sớm và điều trị đúng cách.

  • Sử dụng kem bôi trị chàm mổi Corticoid: Corticoid được coi là thần dược trong điều trị các bệnh về miễn dịch dị ứng. Tuy nhiên nó là con dao hai lưỡi, tác dụng phụ mà nó gây nên rất nguy hiểm, nhất là khi chúng ta lạm dụng thuốc. Dùng kem chứa corticoid có tác dụng chống viêm, giảm sưng, giảm ngứa, giảm đau. Chỉ nên dùng đường bôi trong thời gian ngắn từ 1-2 tuần.
  • Sử dụng thuốc trị chàm môi kháng histamin: Giúp cải thiện triệu chứng ngứa ngáy của người bệnh. Thuốc ít gây tác dụng phụ tuy nhiên cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng. Một số thuốc có thể gây buồn ngủ, không nên dùng cho những đối tượng cần tập trung cao độ như lái xe hay vận hành máy móc.
  • Sử dụng kem dưỡng ẩm điều trị bệnh chàm môi: Có tác dụng cân bằng độ ẩm cho môi, giúp môi mềm mịn, không bị bong tróc, nứt nẻ. Nên sử dụng các hãng dược phẩm uy tín, không dùng kem không rõ nguồn gốc. Có thể dùng dầu dừa, bơ, dầu olive, mật ong, hoặc các sản phẩm dưỡng môi từ tự nhiên, an toàn để giảm các triệu chứng khó chịu của bệnh.
  • Thuốc điều trị chàm môi kháng sinh: Chỉ dùng trong các trường hợp da môi bị nhiễm trùng.
Chữa bệnh chàm môi bằng thuốc

Chữa bệnh chàm môi bằng thuốc

Một số lưu ý khi môi bị chàm:

Nếu đang gặp vấn đề về sức khoẻ, ĐỪNG NGẠI chia sẻ. Bác sĩ sẽ TƯ VẤN MIỄN PHÍ giúp bạn!

  • Giữ gìn vệ sinh vùng môi miệng.
  • Uống đủ nước giúp môi không bị khô.
  • Không liếm môi, cắn môi khiến tình trạng xấu đi.
  • Ăn nhiều hoa quả chứa nhiều vitamin A, B, C, E để tăng cường sức đề kháng, ngăn ngừa lão hóa, tăng collagen nhờ đó cải thiện được tình trạng bệnh chàm môi.
  • Không dùng các thực phẩm cay nóng, chất béo, đồ uống chứa cồn và các chất kích thích.
  • Không ăn các thực phẩm dễ gây dị ứng, đồ hải sản, tôm cua, nghêu, sò, ốc, hến…
  • Tránh tâm lý căng thẳng, stress vì sẽ làm cho bệnh thêm trầm trọng hơn.

Dứt điểm chàm môi an toàn, không tái phát

Trong đa số trường hợp, người mắc bệnh chàm môi chỉ nghĩ đến việc bôi thuốc để giảm ngứa, giảm triệu chứng viêm, sưng trên bề mặt da chứ không biết làm sao để dứt điểm bệnh. Đây là lý do khiến cho bệnh này có thể tái đi tái lại nhiều lần khi có cơ hội. Ngoài ra, nếu dùng kháng sinh một cách lạm dụng thì còn dễ gây ra tình trạng nhờn thuốc, khiến cho lần điều trị sau không đạt được kết quả như ý muốn. Thay vào đó, nhiều người đã chữa dứt điểm bệnh này không tái phát bằng bài thuốc Ngưu Bì Giải Độc Ẩm.

Bài thuốc uống Ngưu Bì Giải Độc Ẩm

Bài thuốc uống Ngưu Bì Giải Độc Ẩm

Ngưu Bì Giải Độc Ẩm là bài thuốc được nghiên cứu và xây dựng bởi Phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường dựa trên cơ chế bệnh sinh, cơ địa thực tế của người Việt. Đây là sự kết hợp sức mạnh của 3 bài thuốc với 3 hướng tác động: Thuốc uống – Thuốc ngâm rửa – thuốc bôi.

Mỗi một liệu pháp có một điểm độc đáo riêng:

Thành phần của Ngưu Bì Giải Độc Ẩm

Thành phần của Ngưu Bì Giải Độc Ẩm

  • Thuốc uống: Đảm nhận chức năng chính trong điều trị với nhiệm vụ thanh nhiệt, giải độc cho gan – thận, tiêu viêm, kháng khuẩn, giải quyết căn nguyên gây bệnh từ bên trong cơ thể. Ngoài ra, thuốc uống cũng cung cấp dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng cho da, chống lại các dị nguyên gây bệnh từ môi trường.
  • Thuốc ngâm rửa: Có tác dụng sát trùng da, giảm ngứa, tiêu viêm bề mặt và làm mềm vùng da cần điều trị, tạo điều kiện cho thuốc bôi phát huy tác dụng tốt nhất.
  • Thuốc bôi: Có công dụng tiêu viêm, làm lành tổn thương ngoài da, ngăn ngừa yếu tố nhiễm trùng, phục hồi da môi về trạng thái khỏe mạnh.
Ưu điểm của bài thuốc Ngưu Bì Giải Độc Ẩm

Ưu điểm của bài thuốc Ngưu Bì Giải Độc Ẩm

Kết quả điều trị trên lâm sàng cho thấy, với những trường hợp bệnh chàm môi nhẹ, không có nhiều tổn thương nghiêm trọng thì sẽ đạt được hiệu quả điều trị sau 5-10 ngày dùng thuốc. Trường hợp có yếu tố bội nhiễm gây lở loét thì điều trị cũng không quá 30 ngày. Tất cả những trường hợp đã điều trị khỏi đều không gặp tác dụng phụ và không tái phát trở lại.

Bạn cần bác sĩ trực tiếp tư vấn cho trường hợp của mình?

Bấm vào đây để được hỗ trợ nhanh nhất!

Trên đây là một số kiến thức về nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị bệnh chàm môi. Bệnh không nguy hiểm nhưng ảnh hưởng đến thẩm mỹ và chất lượng cuộc sống, nhất là với các chị em phụ nữ. Hy vọng bài viết có thể giúp ích được cho bạn đọc. Nếu cần tư vấn thêm thông tin, bấm vào khung chat với bác sĩ để được hỗ trợ nhanh nhất!

Chúng tôi xin cung cấp địa chỉ nhà thuốc:

dia-chi-nha-thuoc

Nếu đang gặp vấn đề về sức khoẻ, ĐỪNG NGẠI chia sẻ. Bác sĩ sẽ TƯ VẤN MIỄN PHÍ giúp bạn!

Share:

Your Comment