Nổi mề đay ở mặt là nỗi ám ảnh của rất nhiều người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ nhỏ. Tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị sẽ giúp hạn chế tối đa những ảnh hưởng mà bệnh gây ra.
Những Nội Dung Chính
Bị nổi mề đay ở mặt có nguy hiểm không?
Nổi mề đay là phản ứng của các mao mạch trên da với nhiều yếu tố khác nhau gây ra ngứa, mẩn đỏ và sưng phù. Đây là một bệnh lý da tương đối phổ biến, tuy nhiên vẫn khiến rất nhiều người hoang mang lo sợ.
Đặc biệt, khi mề đay xuất hiện trên mặt, vùng mẩn đỏ có thể lan rộng ra cổ, xuống hai bên vai, gương mặt bị sưng phù, thậm chí biến dạng gây ảnh hưởng lớn tới thẩm mỹ.

Nổi mề đay ở mặt gây ra rất nhiều khó chịu cho người bệnh
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến nổi mày đay ở mặt, có thể kể đến:
- Tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời hoặc với môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi, phấn hoa,…
- Dị ứng thuốc (kháng sinh, thuốc bôi da); thức ăn (côn trùng, hải sản,…)
- Dị ứng mỹ phẩm: Sử dụng các loại kem dưỡng da, kem chống nắng và các loại mỹ phẩm làm đẹp không phù hợp hoặc kém chất lượng sẽ gây kích ứng da, khiến da mặt ngứa, sưng và mẩn đỏ.
- Thay đổi thời tiết đột ngột: Ở một số người có da nhạy cảm, khi thời tiết thay đổi một cách đột ngột da không kịp thích ứng với môi trường thì cũng có thể bị nổi mề đay ở mông hoặc ở mặt gây mẩn ngứa.
- Bên cạnh đó, có khoảng 50 – 60% trường hợp mề đay liên quan đến yếu tố di truyền. nếu trong gia đình có bố hoặc mẹ bị mề đay thì tỷ lệ con bị bệnh là khoảng 25%. Tỷ lệ này sẽ tăng là 50% nếu cả bố và mẹ đều mắc bệnh.
Nổi mề đay ở mặt không phải là bệnh lý quá nguy hiểm và khó điều trị tuy nhiên trong thời gian mắc bệnh, người bệnh luôn ở trong tại thái khó chịu, ngứa ngáy và nóng rát trên mặt. Đồng thời, nếu không điều trị kịp thời và đúng cách, vùng mẩn sẽ lan rộng, bong tróc da khiến người bệnh mất tự tin, ngại giao tiếp, ảnh hưởng lớn đến tâm lý, sức khỏe và công việc.
Ngoài ra, bệnh còn dẫn đến một số biến chứng như sốt cao, sưng họng kèm theo khó thở. Vùng da bị bệnh dễ bị vi khuẩn tấn công có thể gây nhiễm trùng da và các bệnh lý nguy hiểm khác.
Trẻ bị nổi mề đay ở mặt phải làm sao?
Ở trẻ em, da còn non, mỏng nên những tổn thương do nổi mày đay tìm thấy là nguy hiểm hơn so với người lớn, đồng thời do hệ miễn dịch còn chưa hoàn thiện, trẻ sẽ dễ xảy ra những biến chứng hơn. Bệnh gây ra ngứa ngáy, khó chịu cho trẻ, trẻ dễ rơi vào trạng thái cáu gắt, quấy khóc và bỏ ăn. Hiện tượng này nếu kéo dài sẽ dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng, khi lớn lên sẽ ảnh hưởng đến tâm lý và sự phát triển của trẻ.
Do vậy, khi trẻ không may bị bệnh mề đay, các bậc phụ huynh cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế có uy tín hoặc các phòng khám chuyên khoa càng sớm càng tốt để được nhận định chính xác về nguyên nhân và có phương pháp điều trị phù hợp. Một số trẻ vào viện khi đã xảy ra biến chứng (phù mạch, khó thở, nhiễm trùng), nếu không được cấp cứu và xử trí kịp thời sẽ gây nguy hiểm và đe dọa đến tính mạng.
Với những trường hợp nổi mề đay ở mặt nhẹ, trẻ mới chỉ mẩn đỏ, ngứa và hơi sốt, bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh, thuốc chống dị ứng cho trẻ. Tuy nhiên, việc dùng các loại thuốc này với trẻ em còn những hạn chế nhất định và yêu cầu phải theo dõi, giám sát chặt chẽ.
Nếu đang gặp vấn đề về sức khoẻ, ĐỪNG NGẠI chia sẻ. Bác sĩ sẽ TƯ VẤN MIỄN PHÍ giúp bạn!

Không để trẻ gãi khi mặt bị nổi mày đay
Khi trẻ mắc bệnh nổi mề đay ở mặt, cha mẹ cần vệ sinh sạch da cho bé hàng ngày bằng nước ấm, có thể dùng các loại nước lá (lá trầu không, lá khế, kinh giới hoặc gừng) giúp mang lại hiệu quả tốt hơn. Lưu ý không chà sát mạnh sẽ gây tổn thương và làm các vết sần lan rộng ra. Sau khi tắm, lau nhẹ nhàng bằng khăn sạch.
Bên cạnh đó, tránh cho trẻ tiếp xúc với các dị nguyên có thể làm bùng phát cơn dị ứng như lông thú, đồ chơi bụi bẩn; tăng cường bổ sung các loại trái cây, rau xanh giàu vitamin C để tăng cường hệ miễn dịch.
Cách trị nổi mề đay ở mặt
Nguyên tắc điều trị: Xác định và loại bỏ nguyên nhân gây bệnh nếu có thể, tránh tiếp xúc lại với dị nguyên là cách tốt nhất để phòng và điều trị bệnh.
Điều trị cụ thể:
Mục đích: Làm giảm, mất các triệu chứng ngứa, sưng phù; hồi phục các mô da bị tổn thương, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm của bệnh.
Vệ sinh sạch sẽ da mặt hàng ngày bằng nước muối sinh lý. Trong thời gian bị bệnh nổi mề đay ở mặt, hạn chế tối đa tiếp xúc với các loại mỹ phẩm kể cả sữa rửa mặt và kem chống nắng.

Có thể dùng thuốc kháng Histamin để trị nổi mề đay trên mặt
Các trường hợp nhẹ: Dùng kháng Histamin H1 (Loratadin, Cetirizin); kết hợp kháng H1 với Corticoid (đường uống hoặc tiêm) trong các trường hợp nặng hơn. Có thể sử dụng đồng thời với một số loại kem bôi bảo vệ da theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể sử dụng một số bài thuốc dân gian có tác dụng hỗ trợ điều trị tương đối an toàn và hiệu quả.
Nha đam (lô hội): Nha đam là loại thảo dược khá quen thuộc thường được chị em phụ nữ sử dụng để làm đẹp do có tác dụng làm mát, mịn da mặt, giúp làm dịu cảm giác nóng rát, sần sùi khi bị nổi mày đay. Nha đam rửa sạch, tước vỏ, bôi trực tiếp lên mặt sau khi đã làm sạch hoặc xay nhuyễn đắp lên vùng da bị mẩn đỏ. Thực hiện 2 – 3 lần mỗi tuần sẽ thấy các triệu chứng giảm bớt.
Một số loại lá chữa nổi mề đay ở mặt: lá khế, trầu không, kinh giới có chứa các thành phần có tính kháng khuẩn cao. Do đó sử dụng các loại lá này đun lấy nước xông mặt hoặc rửa mặt cũng có tác dụng săn se, giảm nhanh các đốm đỏ, hiệu quả tương đối tốt.
Ngoài việc sử dụng thuốc nhằm điều trị giảm các triệu chứng của bệnh, người bị mề đay trên mặt nên thực hiện các biện pháp nhằm chăm sóc da mặt của mình, bao gồm việc tránh tiếp xúc với các dị nguyên, vệ sinh sạch sẽ da mặt hàng ngày, sử dụng trang phục bảo hộ khi đi ra ngoài như mũ nón, khẩu trang để tránh khói bụi…
Người bệnh nên thăm khám và điều trị kịp thời, đúng cách để rút ngắn thời gian đồng thời để quá trình chữa trị thuận lợi và hiệu quả hơn. Tuyệt đối không nên tự ý điều trị thuốc mà không có chỉ dẫn của chuyên gia, tránh tình trạng bệnh phát triển nặng hơn, dẫn đến các biến chứng gây khó khăn cho việc điều trị.
Trên đây là những thông tin về bệnh nổi mề đay ở mặt. Hy vọng, bài viết đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin bổ ích về căn bệnh này.
Nếu đang gặp vấn đề về sức khoẻ, ĐỪNG NGẠI chia sẻ. Bác sĩ sẽ TƯ VẤN MIỄN PHÍ giúp bạn!
Bác sĩ Hoàng Thị Lan Hương sinh ngày 19/11/1957, tại Yên Phụ, Tây Hồ Hà Nội. Nguyên là giảng viên ưu tú của trường Học viện y học cổ truyền Tuệ Tĩnh. Cô đã đóng góp tâm trí trong việc xây dựng phác đồ châm cứu chuyên biệt Vladivostok cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm nói riêng và các bệnh xương khớp nói chung.Bác sĩ Hoàng Thị Lan Hương là người đại diện pháp lý, chịu trách nhiệm chuyên môn tại nhà thuốc Tâm Minh Đường và thông tin y học truyền tải trên website:thoaihoacotsong.vn/