Viêm da cơ địa ở chân nguy hiểm không và cách chữa trị hiệu quả nhất

Viêm da cơ địa ở chân có nguy hiểm không? Cách chữa trị và xử trí bệnh thế nào? Là một trong những băn khoăn của những người không may mắc phải căn bệnh khó chịu này, bài viết này sẽ giải quyết các câu hỏi trên và mang đến một số thông tin hữu ích để các bạn tham khảo.

Viêm da cơ địa ở chân có nguy hiểm không?

Theo các chuyên gia, bệnh viêm da cơ địa ở chân không nguy hiểm tới tính mạng người bệnh. Tuy nhiên bệnh nếu không được điều trị đúng cách sẽ dễ tái phát và gây ra nhiều biến chứng nếu để bệnh kéo dài.

Căn bệnh này cũng không lây, nhưng một số nguyên nhân gây bệnh lưu lại trong người có thể lây sang người khác. Người bệnh mất tự tin, da sạm, nứt nẻ, ngứa ngáy, chảy máu, để lại sẹo. Đa số người bệnh thường đến thăm khám và điều trị khi bệnh đã xuất hiện những biến chứng.

Hình ảnh viêm da cơ địa ở chân của bệnh nhân

Hình ảnh viêm da cơ địa ở chân của bệnh nhân

Người bệnh cần quan tâm đến các biến chứng của viêm da cơ địa để kịp thời chữa trị:

  • Nhiễm trùng, nhiễm độc: Các nốt mụn nước khi vỡ ra sẽ là điều kiện lý tưởng cho các loại vị khuẩn phát triển và sinh ra mủ, mủ mang theo vi khuẩn có thể vào máu gây nhiễm khuẩn huyết, phát tán vi khuẩn vào cơ quan khác. Trực khuẩn mủ xanh, tụ cầu vàng… là các vi khuẩn kháng kháng sinh và rất khó điều trị nếu đã nhiễm. Độc tố của vi khuẩn, vi rút gây sốc, xuất huyết, sốt cao, nôn mửa.
  • Viêm da cơ địa ở chân cũng hay đi kèm với viêm mũi dị ứng, hen phế quản…càng phức tạp và trở nên khó điều trị khi cơ thể phải chống chọi với nhiều loại bệnh cùng lúc.
  • Sạm da, nứt nẻ, nóng đỏ da, nhăn da: khi lớp da mới được hình thành mà tiếp xúc với ánh sáng mặt trời chứa nhiều tia UV sẽ gây sạm da, đổi màu vùng da, mất tính thẩm mỹ.
  • Trẻ em là đối tượng rất nhạy cảm với bệnh sẽ quấy khóc, sốt cao, kém ăn, kém ngủ, ảnh hưởng đến sự phát triển tự nhiên của trẻ.
  • Nếu viêm nhiễm dây thần kinh, sẽ làm bệnh nhân đau răng, rối loạn vận động thậm chí có thể gây liệt, hôn mê, biến chứng đến não.
Bệnh viêm da cơ địa ở chân có thể gây nhiễm trùng da nếu không được xử lý tốt

Bệnh viêm da cơ địa ở chân có thể gây nhiễm trùng da nếu không được xử lý tốt

Người bệnh phải đặc biệt chú ý đến những thay đổi của cơ thể khi đã mắc viêm da cơ địa, phải đến bệnh viện, các cơ sở y tế, trung tâm da liễu để khám và điều trị đúng cách, hạn chế các biến chứng xảy ra.

Nếu đang gặp vấn đề về sức khoẻ, ĐỪNG NGẠI chia sẻ. Bác sĩ sẽ TƯ VẤN MIỄN PHÍ giúp bạn!

Cách chữa viêm da cơ địa ở chân

Sử dụng các loại thuốc Tây giảm ngứa

Căn bệnh này có thể điều trị bằng thuốc và phải tuyệt đối tuân theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ kê đơn. Nếu tình trạng da không quá nghiêm trọng bác sỹ có thể khuyên dùng Cortisosteroid để đẩy lùi các cơn ngứa.

Các loại thuốc có thể dùng để điều trị bệnh viêm da cơ địa ở chân bao gồm:

  1. Sử dụng thuốc kháng histamine cho bớt ngứa.
  2. Dùng kem chống ngứa có chứa thành phần pramoxine.
  3. Nếu có tình trạng viêm nặng, nguy cơ nhiễm trùng cao thì có thể dùng Steroid đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch
  4. Nếu bệnh nhân đổ quá nhiều mồ hôi thì có thể tiêm botox
  5. Dùng thuốc kháng sinh, hoặc thuốc chống nhiễm trùng nếu người bệnh bị nhiễm trùng.

Các loại thuốc uống chữa ở chân hoặc viêm da cơ địa ở tay được hấp thụ vào máu tác động đến vị trí tổn thương, hỗ trợ các cơ quan, tổ chức khác để phòng bệnh, tăng cường miễn dịch.

Người bệnh có thể dùng các loại thuốc bôi để điều trị bệnh theo chỉ dẫn của bác sĩ

Người bệnh có thể dùng các loại thuốc bôi để điều trị bệnh theo chỉ dẫn của bác sĩ

Điều trị viêm da cơ địa ở chân ngay tại nhà

Bệnh nhân có thể sử dụng các phương pháp điều trị tại nhà nếu tình trạng bệnh không quá nặng. Các phương pháp có thể áp dụng:

  1. Lấy xô hoặc chậu đã cho sẵn nước mát sạch, ngâm chân trong khoảng 15-20 phút. Hoặc dùng túi chườm nóng hoặc lạnh để trong 15p. Có thể làm từ 2-4 lần/ngày để ngăn sự khó chịu do ngứa.
  2. Sử dụng các loại thuốc bôi ngoài da không kê đơn: Dạng xịt, dạng nước hoặc dạng kem bôi tác động trực tiếp với tổn thương ngoài da, ngoài ra còn có tác dụng dưỡng ẩm, tạo ra một lớp bảo vệ khỏi vi sinh vật.
  3. Chú ý vệ sinh cá nhân thường xuyên, giữ chân luôn sạch sẽ để giảm nguy cơ nhiễm trùng. Không dùng nước quá nóng khi vệ sinh chân.

Lưu ý, trong quá trình điều trị viêm da cơ địa ở chân, bệnh nhân cần phải sử dụng thuốc, dược liệu ngâm chân sau khi được người có chuyên môn tư vấn chỉ định. Không nên tự ý dùng các loại dược phẩm không rõ nguồn gốc. Sau khi khỏi bệnh, có thể sử dụng phương pháp trị sẹo bằng tia lazer.

Có thể kết hợp nhiều phương pháp điều trị để mang lại hiệu quả tích cực. Nhưng tốt hết nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa, và phải tuân thủ chặt chẽ chỉ định về thời gian, liều lượng, con đường điều trị. Người bệnh không được chủ quan để tránh tình trạng khi bệnh đã quá nặng mới đi thăm khám tại các cơ sở y tế.

Bài viết trên đây là tổng quát về bệnh mức độ nguy hiểm và cách điều trị bệnh viêm da cơ địa ở chân. Hy vọng bài viết sẽ là nguồn thông tin bổ ích cho bạn đọc. Chúc các bạn luôn tràn đầy năng lượng và có được các thông tin cần thiết.

Nếu đang gặp vấn đề về sức khoẻ, ĐỪNG NGẠI chia sẻ. Bác sĩ sẽ TƯ VẤN MIỄN PHÍ giúp bạn!

Ngày cập nhật gần nhất:

Share:

Your Comment