Viêm da cơ địa ở tay uống thuốc gì? Nguyên nhân và cách trị triệt để

Viêm da cơ địa ở tay có tính chất miễn dịch với tổn thương là đám da đỏ, mụn nước kèm theo vảy tiết do mụn nước, mụn mủ gây nên. Sự thiếu hiểu biết về căn bệnh này cũng gây rất nhiều đáng tiếc cho các gia đình. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ về căn bệnh này qua bài viết dưới đây.

Bệnh viêm da cơ địa ở tay khá phổ biến ở nước ta

Bệnh viêm da cơ địa ở tay khá phổ biến ở nước ta

Viêm da cơ địa ở tay có lây không ?

Đây là câu hỏi khiến nhiều người thắc mắc nhất. Khi nhìn các tổn thương mụn nước trên da sẽ nghĩ bệnh này có khả năng lây truyền cao. Nhưng hoàn toàn ngược lại đây là một căn bệnh di truyền nhưng không lây truyền.

Khi bố hoặc mẹ của những đứa trẻ bị mắc viêm da cơ địa thì nguy cơ chúng mắc bệnh là 50%, còn nếu cả bố và mẹ đều bị thì tỷ lệ này lên đến 80%. Ngoài ra, trong gia đình có người mắc hen, viêm mũi dị ứng, mề đay thì tỷ lệ của những đứa trẻ sinh ra bị bệnh cũng cao hơn những đứa trẻ bình thường khác.

Tổ chức y tế thế giới xếp viêm da cơ địa ở tay vào nhóm bệnh mạn tính. Bệnh hay tái phát, đặc biệt khi sức đề kháng yếu, chức năng nội tạng suy giảm.

Mặc dù không phải bệnh lây nhiễm nhưng lại gây nhiều bất tiện trong sinh hoạt hằng ngày. Nếu không điều trị đúng cũng có thể gây một số các biến chứng.

Căn bệnh này không lây nhiễm nhưng gây ra nhiều khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày

Căn bệnh này không lây nhiễm nhưng gây ra nhiều khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày

Bị viêm da cơ địa ở tay kiêng gì ?

Trước hết chúng ta sẽ tìm hiểu người bệnh chàm sữa ở tay nên ăn gì.

  • Người bệnh nên bổ sung nhóm thực phẩm giàu vitamin: Vitamin A giúp tăng cường hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng. Các thực phẩm giàu vitamin A là đu đủ, cà rốt, cà chua, xoài, nho, dưa hấu… Vitamin E chứa nhiều chất chống oxy hóa, cung cấp dưỡng ẩm cho da, có trong giá đỗ, đậu hũ, bơ, rau cải, hạt óc chó… Vitamin B giúp tăng trưởng và tái tạo mô, có trong chuối, măng tây, rau dền…
  • Người bệnh viêm da cơ địa ở tay cần bổ sung thực phẩm có chất chống viêm như: cá, thịt heo, trứng, nấm giúp cho các mô liên kết chặt hơn.
  • Kẽm: là yếu tố quan trọng trong điều trị các bệnh về da nói chung. Thực phẩm có chứa nhiều kẽm là vỏ của các loài hải sản.
  • Nước: bổ sung nước, cung cấp độ ẩm cho cơ thể là rất cần thiết giúp điều trị bệnh.

Vậy viêm da cơ địa ở tay nên kiêng gì?

Nếu đang gặp vấn đề về sức khoẻ, ĐỪNG NGẠI chia sẻ. Bác sĩ sẽ TƯ VẤN MIỄN PHÍ giúp bạn!

  • Đồ ăn chứa nhiều cholesterol: Gà rán, khoai tây chiên, trứng gà,…
  • Đồ uống chứa nhiều chất kích thích: Cà phê, rượu bia, đồ uống có ga.
  • Thịt đỏ: Thịt bò, thịt cừu…gây tăng quá trình viêm.
  • Hải sản: Có chứa nhiều histamin tự do dễ gây ngứa.
  • Các thực phẩm lên men chua: cà muối, dưa muối.
  • Đồ cay  nóng, chiên xào, nhiều dầu mỡ.
  • Sữa và các sản phẩm từ sữa: Sữa bò là thực phẩm rất dễ gây kích ứng. Nếu trẻ nhỏ mấy tháng tuổi đã bị mắc viêm da cơ địa ở tay dị ứng với sữa bò, các bà mẹ nên đổi sang các loại sữa đậu nành, sữa từ các loài thực vật cho bé.
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong điều trị bệnh tổ đỉa ở tay

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong điều trị bệnh tổ đỉa ở tay

Cách chữa viêm da cơ địa ở tay

  • Thuốc hay được sử dụng nhất là corticoid vì đây là thuốc điều trị chính. Nhưng nếu lạm dụng thuốc sẽ gây các tác dụng không mong muốn như teo da, giãn mạch, phụ thuộc thuốc, dừng đột ngột có thể gây nên các đợt bùng phát trở lại nặng hơn. Chỉ điều trị trong đợt cấp và có chỉ định của bác sĩ.
  • Không dùng xà phòng, sữa tắm, các loại hóa chất khác nên dùng loại sữa tắm riêng cho người bệnh bị viêm da cơ địa ở mặt hoặc tay.
  • Kem dưỡng ẩm: Giúp giảm viêm, giảm ngứa, giảm khô da, giảm thời gian và tần suất sử dụng corticoid. Tạo thói quen dùng đều đặn hằng ngày. Bôi kem ngay sau khi tắm, nên bôi toàn thân, mùa hè bôi ngày 1 lần, mùa đông thì nên bôi nhiều hơn, mang kem dưỡng ẩm bên người khi nào cảm thấy da bị khô thì bôi lại. Các hãng kem được tin dùng như: Nutraplus, Uriage, Cetaphil, Avene, Eucerin…Hãy chọn loại kem phù hợp nhất với làn da của bạn.

Các loại thuốc chống viêm điều trị viêm da cơ địa ở tay không phải corticoid như tacrolimus có thể thay thế corticoid mà không gây tác dụng phụ như thuốc này, có thể dùng lâu dài.

  • Kem chống  ngứa: Dùng bôi vào vùng da bị ngứa, nếu ngứa nhiều không đỡ có thể dùng đường uống.
  • Kháng sinh: chỉ sử dụng trong trường hợp nhiễm trùng da.
  • Không tự ý dùng các thuốc bôi, thuốc uống, thuốc tiêm truyền không rõ nguồn gốc.
  • Cách chăm sóc da: Không tắm quá 10 phút vì khi tắm lâu da rất dễ bị mất nước, không nên tắm nhiều lần trong ngày, 1 lần/ngày là đủ, không nên tắm nước quá nóng, nhiệt độ từ 26-29 độ C, không nên tắm bằng các loại lá như lá trà xanh vì hàm lượng tanin trong đó cao, làm săn se niêm mạc rất dễ gây khô da.

Trên đây là một số thông tin về căn bệnh viêm da cơ địa ở tay. Đây là căn bệnh tương đối nguy hiểm nếu chúng ta chủ quan sẽ gây các đợt bùng phát nặng. Tuy nhiên cũng không khó để phòng tránh bệnh. Mong bài viết sẽ cung cấp được một số thông tin hữu ích cho bạn đọc.

Nếu đang gặp vấn đề về sức khoẻ, ĐỪNG NGẠI chia sẻ. Bác sĩ sẽ TƯ VẤN MIỄN PHÍ giúp bạn!

Share:

Your Comment