Gai cột sống ở người trẻ tuổi ngày càng trở nên phổ biến, nguyên nhân gây bệnh do béo phì, tính chất công việc như văn phòng, mang vác nặng,… Các bạn trẻ thường chủ quan và bỏ qua mà không khám, điều trị nên có thể gây ra nhiều biến chứng khác. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về căn bệnh này qua bài viết dưới đây.
Những Nội Dung Chính
Gai cột sống ở người trẻ tuổi nguy hiểm không?
Tỉ lệ người trẻ tuổi mắc bệnh gai đốt sống ngày càng tăng cao. Hầu như người trẻ thường nghĩ các cơn đau lưng sinh lý là bình thường, không có gì nguy hiểm nên bỏ qua không quan tâm. Vậy nên chính sự chủ quan này làm cho tình trạng bệnh có thể nặng hơn, biến chứng nguy hiểm hơn mà người bệnh không hay biết.
Gai cột sống ở những người trẻ tuổi nếu không được điều trị sớm có thể gây các biến chứng nguy hiểm như sau:
- Cong vẹo cột sống, bại liệt.
- Viêm cột sống làm tê bì chân tay.
- Tủy bị chèn ép gây ra các cơn đau kéo dài từ lưng đến bàn chân.
Hệ lụy của gai cột sống ở người trẻ tuổi là gây các cơn đau dữ dội, làm ảnh hưởng đến tinh thần, chất lượng cuộc sống và công việc. Nếu không điều trị kịp thời, biến chứng có thể nguy hiểm tới mức liệt toàn thân vĩnh viễn.
Gai cột sống ở người trẻ xảy ra do đâu?
Cũng giống như ở các độ tuổi khác, nguyên nhân dẫn đến gai đốt sống ở người trẻ là do viêm xương khớp, chấn thương, thoái hóa cột sống sớm, tính chất công việc và chế độ dinh dưỡng. Có thể kể ra một số nguyên nhân chính sau:
- Nguyên nhân gây gai cột sống đầu tiên là tính chất công việc văn phòng ngày nay làm cho giới trẻ dành quá nhiều thời gian ngồi trước máy tính, cả thời gian giải trí cũng dành cho các thiết bị điện tử khác như điện thoại, dẫn đến tình trạng cột sống và đĩa đệm bị tổn thương.
- Thứ hai, cùng với việc ngồi quá nhiều trong thời gian dài là áp lực từ công việc, áp lực trong cuộc sống làm cho đĩa đệm bị suy yếu, các đốt xương ma sát vào nhau tạo ra gai xương.
- Thứ ba, chế độ sinh hoạt của người trẻ ngày nay cũng là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh lý nói chung và gai đốt sống nói riêng. Việc ngủ muộn, ăn các thức ăn sẵn, đồ ăn nhanh, chế độ ăn ít rau cũng làm cơ thể thiếu dinh dưỡng, tăng khả năng người trẻ bị bệnh gai cột sống.
- Cuối cùng, là chấn thương do chơi thể thao, tai nạn, do lắng đọng canxi hoặc các bệnh lý khác về cột sống dẫn đến bệnh.
Người bệnh nên chú ý tới những triệu chứng, cơn đau ban đầu và tới các cơ sở y tế để xác định nguyên nhân gây bệnh, từ đó có phương pháp điều trị hợp lý và kịp thời.
Nếu đang gặp vấn đề về sức khoẻ, ĐỪNG NGẠI chia sẻ. Bác sĩ sẽ TƯ VẤN MIỄN PHÍ giúp bạn!
>> Xem thêm: Khám gai cột sống ở đâu? Bệnh viện nào là tốt nhất?
Xử lý tình trạng gai cột sống ở người trẻ tuổi
Các phương pháp điều trị gai đốt sống ở người trẻ tuổi đem lại hiệu quả tốt:
- Chữa trị bệnh bằng Tây y: Sử dụng các loại thuốc giảm đau, tê bì chân tay và đau cột sống như Paracetamol, Diclofenac, nhóm Vitamin B,… Các loại thuốc này phải được sự cho phép của các bác sĩ chuyên khoa để đạt hiệu quả tốt nhất.
- Điều trị gai cột sống bằng Y học cổ truyền: Thực hiện các bài thuốc cổ truyền từ dân gian như lá lốt, ngải cứu, xương rồng,… Đồng thời có thể sử dụng các phương pháp vật lý trị liệu như châm cứu, giác hơi., bấm huyệt,… Để hỗ trợ điều trị giúp cho bài thuốc có tác dụng nhanh và hiệu quả hơn.
- Tập luyện phục hồi chức năng: Sử dụng một số phương pháp như vận động trị liệu, kéo gân cột sống, sử dụng sóng ngắn,… giúp hồi phục chức năng của đĩa đệm, cột sống và ngăn biến chứng xảy ra.
- Phẫu thuật: Đây là phương pháp được chỉ định để điều trị gai cột sống ở người trẻ cuối cùng, khi cột sống chèn ép vào tủy làm hẹp ống tủy và đè lên các dễ thần kinh gây ra các cơn đau buốt, rối loạn tiểu tiện,,..
Cùng với các phương pháp điều trị, các bạn trẻ cũng phải chú ý đến vấn đề sinh hoạt hàng ngày, như kiêng bê vác nặng, ngồi quá lâu, cúi quá lâu. Bên cạnh đó là điều chỉnh chế độ dinh dưỡng cho khoa học, đủ chất.
Để không mắc gai đốt sống sớm, người trẻ cần có các biện pháp phòng ngừa từ ngay bây giờ bằng cách:
- Thường xuyên tập thể dục thể thao để có sức khỏe dẻo dai, xương khớp linh hoạt.
- Duy trì cân nặng của cơ thể phù hợp với vóc dáng để giảm áp lực lên cột sống.
- Chế độ sinh hoạt hợp lý, ngủ sớm và đủ giấc, chế độ ăn uống lành mạnh khoa học để đầy đủ dưỡng chất để cơ thể có sức đề kháng tốt nhờ đó giảm khả năng bị gai cột sống.
- Ngồi, đứng, làm việc đúng tư thế, không giữ cơ thể ở 1 tư thế quá lâu để cột sống phục nhanh hơn.
- Không hút thuốc lá vì thuốc lá gây ảnh hưởng đến tốc độ lão hóa của cơ thể và đặc biệt là xương.
Gai cột sống ở người trẻ có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị sớm. Hy vọng bài viết này giúp các bạn quan tâm đến sức khỏe của mình nhiều hơn, dành thời gian đi khám định kỳ hoặc khi có dấu hiệu bất thường.
Nếu đang gặp vấn đề về sức khoẻ, ĐỪNG NGẠI chia sẻ. Bác sĩ sẽ TƯ VẤN MIỄN PHÍ giúp bạn!
Bác sĩ Hoàng Thị Lan Hương sinh ngày 19/11/1957, tại Yên Phụ, Tây Hồ Hà Nội. Nguyên là giảng viên ưu tú của trường Học viện y học cổ truyền Tuệ Tĩnh. Cô đã đóng góp tâm trí trong việc xây dựng phác đồ châm cứu chuyên biệt Vladivostok cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm nói riêng và các bệnh xương khớp nói chung.Bác sĩ Hoàng Thị Lan Hương là người đại diện pháp lý, chịu trách nhiệm chuyên môn tại nhà thuốc Tâm Minh Đường và thông tin y học truyền tải trên website:thoaihoacotsong.vn/