Gai cột sống là căn bệnh xương khớp phổ biến, chỉ đứng sau thoát vị đĩa đệm và thoái hóa. Để tránh các biến chứng nguy hiểm đòi hỏi người bệnh cần sớm tìm hiểu các nguyên nhân, triệu chứng của bệnh để có cách chữa phù hợp, hiệu quả.
Gai cột sống là gì, có nguy hiểm không ?
Bệnh gai cột sống là phần gai xương mọc ra ở hai bên cột sống hoặc mặt ngoài của đốt sống lưng, ngực, cổ. Bệnh là sự phát triển của xương gai trên thân các đốt sống, ở các dây chằng xung quanh khớp, ổ khớp đĩa sụn…Theo các nghiên cứu thì các mỏm xương này chủ yếu do sự lắng đọng canxi mà phát triển, gây xuất hiện các điểm lồi nhô.
Hình ảnh bệnh gai đốt sống (ảnh minh họa)
Gai cột sống có thể xuất hiện ở cả cột sống thắt lưng và cổ. Nếu không được điều trị kịp thời bệnh có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như: đau buốt, nóng rát vùng cột sống bị gai, hạn chế vận động, giảm khả năng tự chủ trong các hoạt động ở các chi, thậm chí là tàn phế suốt đời.
Nguyên nhân gai cột sống
Theo PGS.BS Nguyễn Trọng Nghĩa (GV ĐH Y dược TP.HCM), do cột sống thường xuyên phải chịu trọng tải của khối lượng cơ thể trong quá trình làm việc và sinh hoạt của bệnh nhân nên nguyên nhân gây gai cột sống có thể xảy ra do nhiều yếu tố, điển hình như:
- Do bệnh lý: Thoái hóa cột sống, viêm cột sống mãn tính, thoát vị đĩa đệm… chính là nguyên nhân chủ yếu khiến đốt sống mọc gai xương khi cơ xương khớp lão hóa.
- Sự lắng đọng canxi: Do dư thừa lượng canxi đến từ quá trình ăn uống hoặc bổ sung ngoài của người bệnh
- Thoái hóa khớp xương: Tuổi càng cao càng dễ bị gai cột sống do sụt giảm nhân nhầy, đĩa đệm rễ chèn ép.
- Chấn thương, tai nạn: do tai nạn giao thông, tai nạn lao động, va đập mạnh, té ngã,… ảnh hưởng đến vùng cột sống lưng.
- Tính chất công việc, thói quen xấu: Vận động sai tư thế, thường xuyên làm việc nặng nhọc hoặc vận động không khoa học gây áp lực lên vùng cột sống lưng.
- Di truyền: yếu tố bẩm sinh cũng là nguyên nhân gai cột sống cần chú ý.
- Ăn uống không khoa học, lạm dụng chất kích thích: Sử dụng rượu, bia, thuốc lá và các chất kích thích khác. Ngoài ra, chế độ ăn uống không khoa học như ăn nhiều chất béo, đường, canxi cũng là những nguyên nhân phổ biến.
Triệu chứng gai cột sống
Thông thường, trong giai đoạn đầu của bệnh gai cột sống thì người bệnh sẽ không cảm nhận được những dấu hiệu bất thường mà chỉ tới khi bệnh trở nặng, gai xương cọ xát với các đốt sống hoặc phần mềm xung quanh dây chằng, các rễ thần kinh thì cơn đau mới bắt đầu xuất hiện.
Triệu chứng của bệnh gai cột sống
Thứ 1: Cơn đau do gai đốt sống gây nên sẽ xuất hiện từ vùng cổ xuống tới thắt lưng. Hai vị trí bị đau nhiều nhất chính là lưng và cổ, khi chúng bị thương tổn sẽ khiến nơi đó mất cảm giác.
Thứ 2 : Cơn đau sẽ truyền xuống hai tay hoặc hai chân, đau tăng mạnh hơn khi làm việc, đi lại và lao động.
Thứ 3: Khi gai xương mọc dài ra sẽ chèn vào rễ dây thần kinh khiến chân tay bị tê và yếu đi. Nếu cơ thể không kiểm soát được việc đại tiểu thì bệnh gai cột sống của bạn đã ở giai đoạn nặng do ống tủy trong cột sống bị thu hẹp
Cách chữa bệnh gai cột sống cần chú ý
-
Điều trị bằng thuốc tây
Khi có biểu hiện cơn đau do gai xương tác động khiến người bệnh nhức nhối khó chịu, có thể sử dụng một số loại thuốc sau:
– Thuốc không kê đơn như paracetamol hay ibuflophen, là các loại thuốc trong nhóm giảm đau, kháng viêm.
– Một số loại thuốc chữa gai cột sống giúp cắt cơn đau nhanh, thuốc giãn cơ và bổ trợ thêm một số loại vitamin nhóm B để phục hồi nhanh chóng.
– Thuốc tiêm steroid sẽ giảm đau nhanh, chống viêm cực mạnh nhưng cũng có thể có những tác dụng phụ không mong muốn, nên cần thực sự chú ý.
– Nhóm thuốc Methylprednisolon Đối với những người bị mắc phải căn bệnh gai cột sống dẫn tới tổn thương mô sụn khớp có thể sử dụng tiêm Methylprednisolon dạng muối axeta 40-120 mg/tuần.
-
Chữa bệnh gai cột sống bằng thuốc nam
Bài thuốc từ lá lốt
Nguyên liệu: 100g lá lốt, 200g thịt bò, hành khô, hành lá, ớt, tiêu, mắm và một số gia vị khác
Thực hiện:
Sơ chế thực phẩm: Hành khô, tỏi bóc vỏ, rửa sạch say nhuyễn; Thịt bò rửa sạch sau đó thái mỏng tẩm ướp với tỏi và hành khô + 1/2 thìa nước nắm, 1 thìa bột ngọt, 1 thìa dầu ăn tẩm ướp trong vòng 10 phút; Lá lốt, ớt người bệnh gai cột sống cũng đem rửa sạch và thái mỏng
Chế biến: Cho một chút dầu ăn vào chảo sau đó cho phần hành, tỏi băm nhỏ còn thừa vào phi thơm rồi cho thịt bò và lá lốt vào xào trong khoảng 4-5 phút thì tắt bếp có và cho ra đĩa, có thể rắc thêm một chút hạt tiêu lên để tăng thêm mùi thơm cho món ăn.
Bài thuốc trị gai cột sống bằng ngải cứu
Nguyên liệu: 300g Ngải cứu, 20ml mật ong
Cách làm:Rửa sạch cây ngải cứu sau đấy cho vào cối giã nhuyễn.
Tiếp theo đó bệnh nhân gai cột sống bỏ ra một chiếc bát và cho phần mật ong vào trộn đều pha thêm chút nước sau đấy vắt nước chia thành 2 phần uống vào sáng và tối.
Bài thuốc từ cây ngải cứu
Thực hiện phương pháp trên trong khoảng thời gian 2 tuần, sẽ thấy tình trạng bệnh được thuyên giảm.
Bài thuốc nam chữa gai cột sống bằng cây xương rồng
Nguyên liệu: 300g cá lóc, ngoài ra bạn cũng có thể lựa chọn cá chép cũng được. Xương rồng non khoảng 3 đến 4 nhánh
Thực hiện: Đầu tiên chúng ta bắt tay vào làm sạch cá, loại bỏ hết phần ruột bên trong, sau đó để nguyên con hoặc cắt thành khúc nhỏ vừa ăn đều được.
Muốn dùng xương rồng trị gai cột sống chúng ta cần đem loại bỏ hết phần gai nhọn, sau đó rửa thật sạch với nước rồi thái ra thành từng lát mỏng. Thêm 2 thìa cà phê muối để tiến hành bóp đều xương rồng. Với cách này sẽ giúp loại bỏ hết mủ của xương rồng, cuối cùng bạn rửa lại với nước sạch.
Đem xương rồng và cá cho vào trong nồi, rồi đổ thêm 1 bát nước đun với lửa to cho tới khi nào sôi thì vặn nhỏ lửa để hầm trong vòng 15 đến 20 phút cho tới khi nước gần cạn bớt. Nêm nếm gia vị vừa ăn rồi tắt bếp.
Để áp dụng cách dùng xương rồng chữa gai cột sống nấu với cá lóc thì bạn nên chia món ăn ra làm 2 phần dùng trong ngày. Chú ý ngày nào thì nên ăn hết vào ngày đó, tuyệt đối không được để tới hôm sau.
Áp dụng bài thuốc này trong vòng 5 ngày liên tục, bạn sẽ thấy cơn đau thuyên giảm nhanh chóng hơn. Để đạt hiệu quả tốt nhất thì nên thực hiện từ 2 đến 3 liệu trình.
-
Bài tập chữa gai cột sống
Tập luyện là phương pháp tác động an toàn, giúp kéo giãn cột sống, đả thông kinh lạc, giảm đau hiệu quả, một số bài tập chữa gai cột sống hiệu quả như:
– Tư thế cánh cung: Nằm sấp xuống sàn, thả lỏng hông. Gập 2 chân, 2 tay nắm 2 mắt cá chân. Hít vào, nâng ngực và chân lên khỏi mặt sàn. Giữ tư thế 15s và hạ xuống.
– Bài tập hỗ trợ điều trị gai cột sống với khăn tắm: Cuộn tròn và đặt khăn tắm xuống dưới cổ/thắt lưng, nằm thư giãn 30s giúp giảm đau nhanh.
– Động tác ngọn núi: Đứng thẳng, tay đặt bên hông, lòng bàn tay hướng ra ngoài. Thả lỏng cơ thể, 2 đưa lên cao, mặt hướng theo tay. Hít vào thở ra nhẹ nhàng.
Cách chữa gai cột sống dứt điểm nhờ An Cốt Nam
Trong chương trình “Sống Khỏe Mỗi Ngày” của đài VTV2, Th.Bs Hoàng Khánh Toàn (Bệnh viện 108) đã giới thiệu một bài thuốc chữa gai cột sống toàn diện, khoa học và bài bản tốt nhất hiện nay với tên gọi An Cốt Nam.
Th.Bs Hoàng Khánh Toàn chia sẻ về hiệu quả của bài thuốc An Cốt Nam
Sau hơn 7 năm nghiên cứu và ứng dụng, bài thuốc An Cốt Nam của phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường và An Dược đã chữa gai cột sống và các bệnh xương khớp thành công cho hàng nghìn bệnh nhân nhờ liệu trình KIỀNG 3 CHÂN độc nhất. Bao gồm: 10 ngày uống thuốc, 10 ngày dán cao và thực hiện bài tập chuyên biệt kết hợp vật lý trị liệu.
Trong đó, kiềng 3 chân quan trọng nhất phải kể đến bài thuốc uống dạng sắc truyền thống. Bài thuốc là sự kết hợp của các loại thảo dược tươi quý hiếm đặc trị gai cột sống (Sâm Ngọc Linh, Bí Kỳ Nam, Trư Lũng Thảo….) được bào chế với công thức bí truyền không thể tiết lộ. Hơn nữa, dạng thuốc này cũng mang đến những ưu điểm vượt trội, hơn hẳn các dạng bào chế khác (viên, tán, hoàn đơn..)
Cách chữa gai cột sống dứt điểm nhờ bài thuốc An Cốt Nam
Bên cạnh đó, 10 ngày dán cao (thành phần: Địa liền, quế chi..) sẽ giúp dược chất thẩm thấu sâu hơn vào cấu trúc xương khớp giúp nâng cao hiệu quả chữa bệnh gai cột sống, đề phòng tái phát.
Trong quá trình điều trị, bệnh nhân ở xa sẽ được tặng kèm đĩa VCD bài tập tại nhà, người bệnh ở TP Hà Nội và TPHCM có thể đến nhà thuốc thực hiện 5 bước vật lý trị liệu miễn phí, bao gồm: Xoa bóp bấm huyệt, châm cứu, lồng xông ngải, giác hơi…
Đặc biệt nhất là kỹ thuật đốt thuốc ống tre Nhật Bản, lần đầu tiên được áp dụng để chữa bệnh gai cột sống, bệnh xương khớp tại Việt Nam (Kỹ thuật giúp bào mòn các mỏm gai nhờ cơ chế phá vỡ sự lắng đọng canxi, cải tạo lại cấu trúc xương).
Nhờ vậy, bệnh nhân sẽ cảm nhận rõ rệt hiệu quả sau từng ngày sử dụng thuốc. Cụ thể: 3-5 ngày đầu triệu chứng thuyên giảm 40%; 7-10 ngày tiếp, kinh mạch lưu thông, gai xương bị bào mòn. Hết liệu trình 20 ngày, 80% bệnh nhân dứt điểm triệu chứng bệnh gai cột sống, vận động bình thường.
An Cốt Nam không chỉ nhận sự tin tưởng của bệnh nhân trên khắp cả nước mà còn được các chuyên gia xương khớp hàng đầu đánh giá cao. Cũng trong chương trình “Sống Khỏe Mỗi Ngày”, BS Toàn nhận định bài thuốc là hướng điều trị đúng đắn đem lại “nguồn sáng” mới cho các bệnh nhân gai cột sống nói riêng, bệnh xương khớp nói chung.
Để đáp ứng nhu cầu của độc giả chúng tôi xin cung cấp địa chỉ nhà thuốc:
Miền Bắc: Phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường
Địa chỉ: 138 Khương Đình – Thanh Xuân – Hà Nội
Điện thoại: 0983.34.0246
Miền Nam: Phòng chẩn trị YHCT An Dược
Địa chỉ: 325/19 đường Bạch Đằng – Phường 15 – Q.Bình Thạnh – TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 0903.876.437
Chuyên mục hỏi đáp nhanh
Hỏi: Cách phòng ngừa bệnh gai cột sống?
Đáp: Chế độ sinh hoạt và nghỉ ngơi khoa học, Chế độ dinh dưỡng hợp lý, không lạm dụng rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích.
Hỏi: Gai cột sống tiếng anh là gì?
Đáp: Spondylosis.
Hỏi: Người bị gai cột sống cần kiêng ăn gì?
Đáp: Không ăn các món ăn chứa nhiều phụ gia, hạn chế thực phẩm ăn nhanh, hạn chế ăn các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt dê,… Tuyệt đối không sử dụng đồ uống chứa nhiều cồn như rượu, bia, cafe,… và các chất kích thích
Hỏi: Người bị gai cột sống nên ăn gì?
Đáp: Bổ sung thêm rau xanh, thủy hải sản, nên bổ sung nhiều vi chất dinh dưỡng như vitamin C, vitamin D, beta-carotene. Các chất dinh dưỡng như vitamin E, niacinamide, axit béo và omega-3 lại có tác dụng giảm sưng và đau xương cột sống.
Hỏi: Bị gai cột sống uống sữa gì?
Đáp:Sữa tách béo, sữa đậu nành, sữa chua
Hỏi: Bị gai cột sống có nên uống sữa anlene không?
Đáp: Nên bổ sung sữa Anlene mỗi ngày, do thành phần chính của sữa chứa hàm lượng canxi và vitamin D rất tốt cho người bệnh, đặc biệt là người cao tuổi.
Hỏi: Người bị gai cột sống có nên đi bộ không?
Đáp: Có, nhưng với tần xuất và lịch trình cụ thể: Ngày 2 lần, sáng sớm và chiều tối, mỗi lần từ 0,5 – 1km
Hỏi: Khi nào phải thực hiện phẫu thuật mổ gai cột sống?
Đáp: Người bệnh chỉ nên mổ khi đã ở mức độ nặng và trường hợp đã áp dụng các biện pháp bảo tồn nhưng không đem lại hiệu quả điều trị.
Hỏi: Phẫu thuật gai cột sống có nguy hiểm không, tỉ lệ thành công là bao nhiều phần trăm?
Đáp: Với sự phát nền y học hiện đại thì việc phẫu thuật gai cột sống không còn là điều quá khó khăn, phức tạp. Tỷ lệ phẫu gai xương thành công chiếm tới 85%. Tuy nhiên, nhưng cả mổ vẫn có thể tiềm ấn một số nguy hiểm không lường trước.
Hỏi: Mổ gai cột sống hết bao nhiêu tiền?
Đáp: Phương pháp truyền thống: Khoảng 15 đến 20 triệu đồng, phương pháp phẫu thuật nội soi: Từ 25 – 49 triệu đồng .
Hỏi: Bị gai cột sống có nên tập Gym không?
Đáp: Có. Nên tập Gym nhưng cần lựa chọn những bài tập phù hợp vừa sức.
Hỏi: Ngoài tập Gym thì người bệnh nên tập những môn thể thao nào?
Đáp: Các môn thể thao khác như đi bộ, bơi lội hoặc yoga,…
Hỏi: Mắc bệnh gai cột sống có quan hệ được không?
Đáp: Người bệnh nên hạn chế quan hệ để tránh làm tổn thương xương cột sống. Nếu không thể kìm hãm được chuyện ấy quá lâu, thì khi quan hệ hãy chọn cho mình tư thế không phải cúi khom lưng.
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về căn bệnh gai cột sống hãy đừng ngần ngại để lại câu hỏi ở dưới phần bình luận. Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn một cách chính xác nhất cho bạn với trường hợp bạn gặp phải. Cảm ơn bạn vì đã đọc bài viết của tôi.
Author: Hoang Lan Huong
Bác sĩ Hoàng Thị Lan Hương sinh ngày 19/11/1957, tại Yên Phụ, Tây Hồ Hà Nội. Nguyên là giảng viên ưu tú của trường Học viện y học cổ truyền Tuệ Tĩnh. Cô đã đóng góp tâm trí trong việc xây dựng phác đồ châm cứu chuyên biệt Vladivostok cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm nói riêng và các bệnh xương khớp nói chung.
Bác sĩ Hoàng Thị Lan Hương là người đại diện pháp lý, chịu trách nhiệm chuyên môn tại nhà thuốc Tâm Minh Đường và thông tin y học truyền tải trên website:thoaihoacotsong.vn/