Hội chứng thận hư là một căn bệnh phổ biến, có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào. Chính vì thế, việc nắm rõ nguyên nhân, triệu chứng của bệnh từ đó có cách điều trị và phòng tránh là điều vô cùng cần thiết.
Những Nội Dung Chính
Hội chứng thận hư là gì, có nguy hiểm không ?
Hội chứng thận hư là tập hợp các vấn đề liên quan tới thận, cho thấy thận của bạn không hoạt động bình thường.
Thông thường, thận là cơ quan đảm nhận vai trò lọc máu và bài tiết các chất độc ra ngoài cũng như giữ lại các chất cần thiết cho cơ thể. Nếu thận hoạt động bình thường, các chất quan trọng như protein sẽ được giữ lại trong máu để chuyển hóa. Tuy nhiên, nếu thận hư, protein sẽ bị loại bỏ ra ngoài cơ thể bằng đường tiểu, là nguyên nhân dẫn đến phù nề và các nguy cơ xấu về sức khỏe khác.
Hội chứng thận hư là bệnh lý phổ biến, có thể xảy ra ở mọi đối tượng và độ tuổi. Nếu người bệnh chủ quan, không điều trị kịp thời có thể phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm như:
- Tràn dịch màng: Dịch trong cơ thể sẽ tràn ra khắp các bộ phận trên cơ thể con người. Trong trường hợp phù nặng, người mắc hội chứng thận hư sẽ phải đối mặt với tình trạng tràn dịch màng phổi, tràn dịch màng tinh hoàn, thậm chí là tràn dịch màng tim.
- Nhiễm trùng: Việc điều trị bằng các loại thuốc ức chế lâu ngày có thể sẽ gây nhiễm trùng nặng. Tình trạng nhiễm khuẩn phổ biến là viêm phúc mạc và viêm mô tế bào.
- Hội chứng thận hư gây tắc mạch: Tình trạng tắc tĩnh mạch thận xảy ra do sự thụt giảm của albumin máu. Ngoài ra, có cả trường hợp bệnh nhân bị tắc nghẽn động mạch chậu hay thậm chí là tắc mạch phổi (Bệnh lý hiếm gặp).
- Thận hư có thể gây loét dạ dày tá tràng: Biến chứng này xuất phát từ một số tác dụng phụ của các loại thuốc điều trị hội chứng suy thận.
- Tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu: Khi mắc hội chứng thận hư lượng protein trong máu bị thoát ra ngoài quá nhiều, chức năng gan lúc này phải hoạt động tăng cường để bù đắp lipoprotein, điều này khiến cho lipid huyết tăng gây rối loạn mỡ máu.
- Đái máu đại thể: Đây là tình trạng nước tiểu có màu đỏ hoặc nâu. Tình trạng này xảy ra phổ biến ở hội chứng thận hư không đơn thuần.
- Suy dinh dưỡng: Lượng protein bị đào thải quá nhiều qua đường nước tiểu sẽ khiến cơ thể ngày càng suy kiệt.
Triệu chứng thận hư
Triệu chứng dễ nhận biết nhất của người mắc hội chứng thận hư đó chính là chân tay phù nề, đi tiểu xuất hiện nhiều bọt. Tuy nhiên, hai triệu chứng này xuất hiện không mấy rõ ràng, gây khó khăn cho việc phát hiện tình trạng của người bệnh.
Một số dấu hiệu thận hư phổ biến bao gồm:
- Phù nề: Người bệnh sẽ bị phù ở chân và mặt, sau đó lan ra toàn thân. Vết phù có màu trắng, ấn vào mềm, vết lõm giữ lại lâu, đôi lúc có cảm giác đau nơi bị phù. Đặc biệt, ở các bộ phận sinh dục, ổ bụng hay phổi khi phù nề nặng có thể xuất hiện cả dịch. Nếu không được điều trị thận hư kịp thời, phù nề còn có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm khác như phù phổi, phù thanh quản, phù tim,…
- Nước tiểu: Lượng nước tiểu ít hơn 300-400ml/ 1 ngày.
- Mất nhiều protein niệu: Lượng protein ở người bị hội chứng thận hư sẽ thoát ra ngoài cơ thể bằng đường nước tiểu nhiều hơn 3,5gam/ngày, Có thể từ 3 – 10g/24 giờ, trường hợp nặng có thể 30 – 40g/24 giờ.
- Protein tăng: Tăng lên lúc đứng hoặc lúc gắng sức, xuất hiện trụ mỡ trong nước tiểu.
- Thể dịch: Protein trong máu giảm: Protoid máu nếu thấp hơn 60g/l, trung bình sẽ khoảng 50 g/l.
- Albumin máu: Đây là chỉ số xác định mức độ nguy hiểm của hội chứng thận hư. Chỉ số này giảm xuống dưới 30g/l, trung bình khoảng 20g/l.
- Triệu chứng khác: Tăng cân, chán ăn, buồn nôn, da bầm tím, nhợt nhạt do thiếu máu, giảm tiểu cầu, huyết áp tăng cao bất thường, có triệu chứng đau ngực, tức ngực, khó thở.
Nguyên nhân hội chứng thận hư
Theo bác sĩ Hoàng Thị Lan Hương tình trạng hư tổn chức năng thận có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân nhưng các yếu tố cơ bản nhất được liệt kê bao gồm:
- Các thay đổi tối thiểu: Đây là nguyên nhân chủ yếu nhất gây ra chứng thận hư ở trẻ em. Điều này sẽ khiến cho chức năng thận có nguy cơ rối loạn bất thường. Tuy nhiên, khi mô thận được kiểm tra dưới kính hiển vi, thì nó lại xuất hiện gần như bình thường.
- Nguyên nhân gây thận hư do tiêu phân đoạn glomerulosclerosis: Hiện tượng này gây ra các vết sẹo nằm xung quanh thận, gây ra các biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng tới khả năng hoạt động của chức năng thận.
- Mắc phải bệnh lý về thận màng: Màng trong của nước tiểu cầu thận có xu hướng dày lên hoặc bệnh nhân có tiền sử thận ứ nước cũng là một trong những nguyên nhân gây mắc hội chứng thận hư. Tuy chưa xác định được rõ nguyên nhân nhưng khi bệnh lý về thận màng kết hợp với các điều kiện y tế khác như sốt rét, viêm gan b và ung thư có thể gây ra bệnh.
- Do bị nhiễm độc: Ở một số trường hợp, hội chứng thận hư là do bị nhiễm một lượng nhỏ nọc độc từ các loài bò sát hoặc bị ong đốt khiến sức đề kháng và hệ miễn dịch bị giảm đi, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập cơ thể.
- Đái tháo đường: Đái tháo đường là nguyên nhân phổ biến dẫn tới hội chứng thận hư. Bệnh lý này sẽ gây tổn thương ở màng cầu thận, nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ để lại những hệ lụy xấu tới sức khỏe của người bệnh.
- Mắc các bệnh lý làm tổn thương thận: Người mắc các bệnh lý như lupus, amyloidosis,… sẽ có nguy cơ cao bị hội chứng thận hư hơn những người bình thường.
- Biến chứng các loại thuốc: Thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm không steroid.
Chẩn đoán và phân loại hội chứng thận hư
Chẩn đoán tình trạng thận hư
- Chẩn đoán xác định
Thông thường để xác định hội chứng thận hư, bác sĩ sẽ dựa vào các triệu chứng mà người bệnh gặp phải cũng như các xét nghiệm thông thường: Tiêu chuẩn chẩn đoán dựa vào các tiêu chuẩn sau đây:
- Protein máu < 60g/l, Albumin máu < 30g/l.
- Protein niệu ≥ 3,5g/24 giờ.
- Lipid máu tăng trên 900 mg%. Cholesterol trong máu tăng trên 250mg% hoặc trên 6,5 mol/l.
- Điện di Protein máu: Chỉ số Albumin giảm, Globulin: α2 tăng, β tăng, tỷ lệ A/G < 1.
- Sinh thiết thận: Phương pháp chẩn đoán này giúp phân loại tổn thương trong hội chứng thận hư một cách chính xác.
- Chẩn đoán phân biệt
- HCTH đơn thuần và không đơn thuần:
- Hội chứng thận hư đơn thuần: không có hiện tượng đái ra máu, suy thận và huyết áp bình thường.
- Hội chứng thận hư không đơn thuần: Huyết áp tăng, suy thận hoặc đái ra máu. Ngoài ra để chẩn đoán chính xác, bác sĩ còn dựa vào điện di protein niệu, chủ yếu là Albumin.
Phân loại hội chứng thận hư
- Thận hư nguyên phát
Hội chứng đơn thuần còn được gọi là bệnh cầu thận, chiếm 20% số bệnh nhân có hội chứng thận hư, bao gồm:
Nếu đang gặp vấn đề về sức khoẻ, ĐỪNG NGẠI chia sẻ. Bác sĩ sẽ TƯ VẤN MIỄN PHÍ giúp bạn!
- Xơ hóa cầu thận ổ đoạn, chiếm 15-20%.
- Viêm cầu thận màng tăng sinh, chiếm 5-10%.
- Viêm cầu thận màng, chiến 25-30%.
- Các viêm cầu thận tăng sinh và xơ hóa khác, chiếm 15-30%.
- Hội chứng thận hư thứ phát
- Bệnh thận do các chứng mạch máu hệ thống, bệnh viêm đa vi động mạch, bệnh viêm thành mạch dị ứng,…
- Bệnh rối loạn chuyển hóa.
- Bệnh thận do đái tháo đường.
- Bệnh thận hư do lắng đọng chất dạng tinh bột.
- Các bệnh thận sau nhiễm khuẩn:
- Nhiễm vi khuẩn: Liên cầu khuẩn, viêm màng trong tim, áp xe nội tạng, giang mai,…
- Nhiễm virus: Virus viêm gan B, viêm gan C, HIV,…
- Nhiễm ký sinh trùng: Sán máng, sốt rét,…
- Bệnh thận do thuốc: Muối vàng, thủy ngân, các kim loại nặng, Penicillamin, các thuốc kháng viêm không steroid,…
- Dị ứng: Phản ứng quá mẫn, nọc rắn, nọc ong.
- Các bệnh thận di truyền: Hội chứng thận hư bẩm sinh, hội chứng móng-xương bánh chè, bệnh hồng cầu hình liềm.
Phòng tránh hội chứng thận hư
Để phòng tránh hội chứng thận hư, người bệnh nên tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh như sau:
- Giàu chất đạm: Do người mắc hội chứng thận hư sẽ bị mất nhiều protein qua nước tiểu , do đó chế độ ăn uống cần phải bù đắp được lượng đảm cho chuyển hóa của cơ thể. Tuy nhiên người bệnh cũng không nên ăn quá nhiều thực phẩm chứa đạm vì có thể sẽ làm xơ hóa cầu thận, nguyên nhân dẫn đến suy thận.
Lượng đạm trung bình người bệnh mắc hội chứng thận hư nên nạp vào 1 ngày là 1g/1kg/ngày, cộng với lượng protein mất qua nước tiểu trong 24h. Trong đó, 2/3 là lượng đạm từ động vật và 1/3 là lượng đạm từ thực vật.
- Năng lượng: Đảm bảo cung cấp đủ năng lượng từ 35-40 calo/kg/ngày.
- Hội chứng thận hư sẽ gây tăng cholesterol, rối loạn chuyển hoá lipid trong máu. Bởi vậy, người bệnh nên hạn chế các loại thực phẩm chứa nhiều cholesterol như mỡ, trứng, bơ,…
- Khi chế biến thức ăn nên hấp hoặc luộc, hạn chế xào rán. Nên thay thế các loại dầu động vật bằng dầu thực vật như: dầu đậu tương, dầu vừng,…
- Để tránh thận hư, mọi người nên ăn nhạt, bớt muối và mì chính.
- Nạp nhiều các thực phẩm chứa nhiều vitamin C, Vitamin A. Trường hợp tiểu ít và có kali trong máu tăng thì phải hạn chế một số loại rau củ quả như khoai tây, củ cải, đậu đen, đậu trắng,…
Cách điều trị thận hư hiệu quả
Điều trị thận hư bằng tây y
- Sử dụng thuốc tây
- Giảm phù: Trong giai đoạn phù nặng, người bệnh thận hư cần ăn nhạt. Giai đoạn phù ít thì chỉ cần ăn nhạt tương đối. Trung bình một người bình thường mỗi ngày ăn khoảng 4g-6g natri, tương đương với khoảng 15g muối. Ăn nhạt tương đối là cần bổ sung mỗi ngày lượng muối khoảng 5g.
- Hạ huyết áp: Nhóm thuốc hạ huyết áp được chỉ định là nhóm ức chế men chuyển bao gồm renitec, coversyl, zestril,…
- Dùng thuốc lợi tiểu theo chỉ định của bác sĩ: Tốt nhất là kết hợp kháng aldosteron như aldacton, verospiron với furosemid.
- Sử dụng kháng sinh khi có nhiễm khuẩn.
- Các loại thuốc chữa thận hư khác bao gồm: Canxi, Vitamin D2, các yếu tố vi lượng,… nhằm hạn chế các tác dụng phụ của corticoid.
- Ghép thận: Thực hiện các ca thay ghép thận dưới sự đồng ý của người cho và người nhận
- Chạy thận: Việc chạy thận mặc dù tốn kém chi phí nhưng hiệu quả điều trị cao, cho kết quả khả quan
Điều trị thận hư bằng thuốc nam
- Bài thuốc từ rau diếp cá
Diếp cá là gia vị quen thuộc của mỗi gia đình. Không những có thể tạo ra được nhiều món ăn ngon, diếp cá còn được sử dụng để làm đẹp cũng như chữa một số bệnh như: Trĩ, táo bón, viêm họng, bệnh thận.
Để điều trị hội chứng thận yếu, bạn hãy lấy khoảng 150g lá diếp cá khô sắc với 1 lít nước, đun sôi trong 30 phút. Dùng nước này thay trà hàng ngày.
- Bài thuốc chữa thận hư từ rễ cau
Rễ cau cũng được xem là một nguyên liệu trong bài thuốc chữa thận hư hiệu quả. Ngoài việc điều trị bằng rễ cau còn đem còn có công dụng chữa bệnh mất ngủ, an thần, tiêu đờm, huyết áp cao.
cách chữa bệnh thận hư bằng rễ cau như sau: Rễ cau rửa sạch, phơi khô, sao vàng. Sau đó cho rễ cau vào bình thủy tinh và đổ thêm rượu vào. Ngâm trong khoảng 50 ngày là có thể đem ra sử dụng.
- Bài thuốc từ rau răm
Ngoài tác dụng chữa tàn nhang, nám da, người ta còn sử dụng rau răm để chữa bệnh thận hư hiệu quả. Bạn có thể lấy 1 nắm rau răm rửa sạch, giã nhuyễn, vắt nước cốt. Hoặc có thể dùng rau răm ăn kèm với trứng vịt lộn, nấu cháo cũng có thể cải thiện tình trạng bệnh hiệu quả.
Những thống kê về hội chứng thận hư
Theo thống kê, hội chứng thận hư gặp chủ yếu ở trẻ em, có tới 90% trường hợp xảy ra ở trẻ dưới 16 tuổi. Tần suất gặp ở 2/30.000 ở trẻ em, ở người lớn thường ít gặp hơn là 2/300.000. Và thường là hội chứng thận hư không đơn thuần.
Ở trẻ em, hội chứng thận yếu thường xảy ra ở bé trai nhiều hơn bé gái (Tỷ lệ nam/nữ là 2/1).
Theo chuyên gian William G. Couser, khoảng ⅓ bệnh nhân người lớn và 10% bệnh nhân trẻ em mắc hội chứng thận hư là do một bệnh toàn thể, đa số là đái tháo đường, lupus ban đỏ hoặc amylose. Những trường hợp còn lại là do hội chứng nguyên phát.
Tài liệu và công trình nghiên cứu về bệnh thận hư
- Nhận xét kết quả điều trị hội chứng thận hư tiên phát ở trẻ em tại bệnh viện Nhi Trung Ương.
- Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị hội chứng thận hư kháng thuốc steroid tại khoa Thận – Lọc máu, Bệnh viện Nhi Trung Ương của Phan Văn Đếm – Khoa Y dược – Đại học Quốc Gia Hà Nội.
- Nghiên cứu một số chỉ số lipid máu trong HCTH tiên phát ở người lớn của Cát Kim Ngọc.
- Nghiên cứu tình trạng rối loạn đông máu và nghẽn tắc mạch ở BN HCTH nguyên phát người lớn của Tiến sĩ Nguyễn Thị Bích Ngọc – Học Viện Quân y.
- Nghiên cứu sự biến đổi nồng độ testosterone máu ở BN nam có HCTH nguyên phát, của Th.S Lê Bích Thuận – Học Viện Quân Y.
- Khảo sát nồng độlipid máu trên BN HCTH nguyên phát.Toàn văn Hội nghịNội tiết -ĐTĐ miền Trung , của Võ Tam và Nguyễn Hoàng Thảo.
- Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng biến chứng nghẽn tắc mạch ở bệnh nhân hội chứng thận hư nguyên phát người lớn, của Nguyễn Thị Bích Ngọc.
- Kết quả bước đầu phân tích đa hình thái đơn gen NPHS2 ở bệnh nhi mắc hội chứng thận hư tiên phát, Khoa y dược – Đại Học Quốc Gia Hà Nội.
Nếu đang gặp vấn đề về sức khoẻ, ĐỪNG NGẠI chia sẻ. Bác sĩ sẽ TƯ VẤN MIỄN PHÍ giúp bạn!
Bác sĩ Hoàng Thị Lan Hương sinh ngày 19/11/1957, tại Yên Phụ, Tây Hồ Hà Nội. Nguyên là giảng viên ưu tú của trường Học viện y học cổ truyền Tuệ Tĩnh. Cô đã đóng góp tâm trí trong việc xây dựng phác đồ châm cứu chuyên biệt Vladivostok cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm nói riêng và các bệnh xương khớp nói chung.Bác sĩ Hoàng Thị Lan Hương là người đại diện pháp lý, chịu trách nhiệm chuyên môn tại nhà thuốc Tâm Minh Đường và thông tin y học truyền tải trên website:thoaihoacotsong.vn/