Rối loạn cương dương là gì? Biểu hiện, nguyên nhân và cách điều trị

Rối loạn cương dương là tình trạng không còn xa lạ trong cuộc sống hiện tại bởi nhiều nguyên nhân gây ra khiến cho các đấng mày râu phải lo lắng và tự ti về điều đó. Để chứng tỏ sự hấp dẫn với bạn tình thì đó quả thật là một vấn đề không nhỏ với đấng nam nhi đầu đội trời, chân đạp đất nhưng lại bất lực trong chuyện tình. 

Rối loạn cương dương là gì, có nguy hiểm không?

Về sinh lý học cương dương là sự kết hợp nhiều yếu tố và quá trình tác động đến hệ thống thần kinh, mạch máu của dương vật kết quả là làm cho dương vật căng cứng.

Bệnh rối loạn cương dương bản chất chính là rối loạn chức năng sinh dục của nam giới hay hiểu đơn giản là tình trạng dương vật không cương cứng hoặc cương nhưng không đủ cứng hoặc cương cứng không đủ lâu để quan hệ tình dục.

Rối loạn cương dương là nỗi ám ảnh với nhiều quý ông

Rối loạn cương dương là nỗi ám ảnh với nhiều quý ông

Rối loạn cương dương là tình trạng khá phổ biến ở nam giới, không phải bây giờ mới xuất hiện mà đã có từ thời xa xưa trước đó. Tuy nó không ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe nam giới nhưng lại ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống tinh thần tình dục, điều đó làm cho nam giới tự ti và không tự tin trước các bậc nữ nhi, ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản và đời sống vợ chồng gặp nhiều khó khăn, thậm chí nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời có thể gây liệt dương hoặc mất khả năng sinh con.

Biểu hiện rối loạn cương dương

  • Nam giới không có hoặc giảm ham muốn tình dục: Họ không có cảm giác ham muốn tình dục như những người đàn ông bình thường. Dù đứng trước người bạn tình hấp dẫn của mình thì cũng không làm cho nam giới có hứng thú ham muốn tình dục hoặc có nhưng ít.
  • Ham muốn tình dục nhưng dương vật không thể cương cứng: Người bị rối loạn cương dương dù có ham muốn tình dục và cố gắng kích thích dương vật bằng nhiều cách thì cậu nhỏ vẫn không chịu hợp tác và không cương cứng. Việc này xảy ra thường xuyên khiến nam giới rất khó chịu.
  • Dương vật có thể cương nhưng không đủ cứng: Khi bị rối loạn cương dương mặc dù dương vật cương cứng được tự nhiên hay bằng cách cố gắng kích thích thì vẫn không đủ cứng như bình thường và chỉ cương trong thời gian ngắn, không đủ để đưa vào âm hộ hoặc đưa được vào âm hộ nhưng không đủ thời gian thỏa mãn cuộc làm tình.
  • Mất kiểm soát cương cứng ở người bệnh rối loạn cương dương: Cậu nhỏ có khả năng cương cứng tự nhiên, thế nhưng trong cuộc giao hợp hay lúc ham muốn cần phải cương cứng thì không cương cứng, có thể trong lúc bình thường không có ham muốn như lúc làm việc, đi chơi, ngủ lại cương cứng. Việc này đem lại rất nhiều rắc rối cho các đấng mày râu khi đi ra ngoài.
  • Một số biểu hiện của bệnh rối loạn cương dương khác: Ngoài ra kèm theo có thể có các triệu chứng khác như đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, yếu cơ, mệt mỏi.

Rối loạn cương dương có thể là một biểu hiện của yếu sinh lý. Khi các đấng mày râu có một trong các vấn đề trên hãy đến các trung tâm y tế gặp các bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và điều trị.

Nguyên nhân rối loạn cương dương

Rối loạn cương dương do rất nhiều nguyên nhân gây ra và có thể kết hợp của nhiều yếu tố tác động. Tùy thuộc vào yếu tố tác động mà nguyên nhân gây ra nó được chia thành nhiều loại, nhưng có một số nguyên nhân chủ yếu và phổ biến như sau:

  • Tuổi tác: Theo các thống kê thì tỷ lệ nam giới mắc rối loạn cương dương càng ngày càng tăng theo độ tuổi. Lượng testosterone sẽ giảm sản xuất hơn khi tuổi càng cao vì vậy nó sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của cậu nhỏ. Tuổi càng cao thì khả năng mắc càng cao.
  • Nguyên nhân bệnh rối loạn cương dương do tâm lý: Sinh ra được cho là phái mạnh, nam giới phải cố gắng rất nhiều. Cuộc sống hiện đại hiện nay có quá nhiều thứ để lo toan, những áp lực của công việc, tiền bạc, các mối quan hệ trong xã hội hay gia đình dễ làm cho nam giới stress, thậm chí là stress liên tục.
  • Nguyên nhân rối loạn cương dương do biến chứng bệnh lý: Khả năng cương dương vật sẽ bị ảnh hưởng bởi các bệnh lý làm ảnh hưởng đến sự ham muốn tình dục, khả năng dẫn truyền và ức chế khả năng cương dương như chấn thương tủy sống, tâm thần phân liệt, đột quỵ, chấn thương sọ não… Một số bệnh lý khác có thể gây bệnh như: đái tháo đường, tăng huyết áp, xơ vữa động mạch…
  • Do biến chứng của ngoại khoa: Nam giới có thể bị rối loạn cương dương sau các cuộc phẫu thuật liên quan đến vùng sinh dục như thoát vị bẹn, u xơ tuyến tiền liệt, ung thư tiền liệt tuyến, cắt bao quy đầu, các chấn thương đường sinh dục có thể làm cho rối loạn chức năng tình dục.
  • Bị rối loạn cương dương do tác dụng phụ của thuốc: Một số thuốc dùng để điều trị bệnh có tác dụng phụ ảnh hưởng đến khả năng cương dương. Ví dụ: thuốc tăng huyết áp, lợi tiểu, ức chế men chuyển, thuốc chống trầm cảm, thuốc an thần…
  • Do lối sống không lành mạnh: Việc hút thuốc lá, thuốc lào, sử dụng các chất kích thích như cafe quá nhiều, rượu, bia, ma túy, thuốc lắc có thể khiến nam giới phải lo lắng vì rối loạn cương dương.
  • Thủ dâm quá độ: Việc lạm dụng thủ dâm quá nhiều cũng là nguyên nhân có thể khiến cậu nhỏ không nghe lời.
Thủ dâm quá độ có thể gây rối loạn cương dương bất cứ lúc nào

Thủ dâm quá độ có thể gây rối loạn cương dương bất cứ lúc nào

Cách chẩn đoán và phân loại rối loạn cương dương

Rối loạn cương dương được chia làm 3 nhóm:

  1. Dương vật không cương cứng mặc dù có ham muốn tình dục
  2. Dương vật cương cứng nhưng không đủ cứng để quan hệ tình dục
  3. Dương vật cương cứng nhưng thời gian cứng không đủ lâu để quan hệ tình dục

Để chẩn đoán rối loạn cương dương, khi có các dấu hiệu nghi ngờ ảnh hưởng đến cuộc sống tình dục nam giới nên đến các cơ sở chuyên khoa để được thăm khám cụ thể. Việc chẩn đoán được dựa vào sự kết hợp hỏi bệnh, thăm khám và các cận lâm sàng phù hợp.

Nếu đang gặp vấn đề về sức khoẻ, ĐỪNG NGẠI chia sẻ. Bác sĩ sẽ TƯ VẤN MIỄN PHÍ giúp bạn!

Việc thu thập các thông tin qua hỏi bệnh bệnh nhân đóng vai trò rất quan trọng trong việc chẩn đoán. Qua hỏi bệnh về bệnh sử của nam giới về tuổi, thói quen sinh hoạt, các bệnh lý mắc phải kèm theo, các yếu tố tâm sinh lý thầm kín, việc sử dụng thuốc. Ngoài ra cần đánh giá mức độ ảnh hưởng của rối loạn cương dương đến chất lượng cuộc sống người bệnh thông qua các bảng điểm đánh giá với từng câu hỏi, thường được sử dụng nhất là bảng câu hỏi chỉ số quốc tế chức năng cương dương vật

Kết hợp các thăm khám chuyên môn các cơ quan bệnh lý và bộ phận sinh dục để thấy tìm nguyên nhân và xác định bệnh.

Ngoài việc hỏi bệnh và thăm khám liên quan, bệnh nhân rối loạn cương dương có thể dựa vào các phương pháp cận lâm sàng để biết mức độ các bệnh lý kèm theo và đánh giá cấu trúc hay chức năng của bộ phận sinh dục như: công thức máu, sinh hóa máu, nội tiết, siêu âm doppler mạch máu dương vật, chụp vật hang và đo áp lực mạch máu vật hang…

Cách phòng tránh rối loạn cương dương ở nam giới

Tình trạng rối loạn cương dương xảy ra ngày càng nhiều và phổ biến do từ chính lối sống không khoa học của bản thân và tình trạng lạm dụng các loại thuốc để điều trị bệnh, kèm theo các bệnh lý mắc phải. Để phòng tránh và hạn chế khả năng mắc bệnh nam giới cần thay đổi để cuộc sống tình dục khỏe mạnh hơn.

Thực hiện lối sống lành mạnh để phòng tránh rối loạn cương dương hiệu quả hơn

Thực hiện lối sống lành mạnh để phòng tránh rối loạn cương dương hiệu quả hơn

  • Có lối sống lành mạnh: Không hút thuốc, không sử dụng các loại chất kích thích như rượu, bia, ma túy…
  • Tình thần thoải mái, lạc quan: Bệnh nhân rối loạn cương dương cầntự tạo cho mình không gian sống thư thái, nghỉ ngơi hợp lý, tinh thần lạc quan, yêu đời, không bi quan trước cuộc sống khó khăn.
  • Kiểm soát và điều trị các bệnh lý mắc phải tốt: Kiểm soát tốt đường huyết và các biến chứng có thể xảy ra trong bệnh đái tháo đường, dùng thuốc tăng huyết áp theo chỉ dẫn, …
  • Sử dụng thuốc chữa rối loạn cương dương theo hướng dẫn: không tự ý dùng theo ý thích hay không có sự hướng dẫn của bác sĩ, không lạm dụng thuốc khi không cần thiết.
  • Chế độ ăn uống hợp lý: Không nên sử dụng rượu bia và các chất kích thích, đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ chiên xào,…
  • Lưu ý: Khi có các dấu hiệu nghi ngờ nên đến các cơ sở chuyên khoa để khám và điều trị sớm.

Rối loạn cương dương và cách điều trị

Tin vui đối với các đấng nam nhi là với sự phát triển của y học hiện nay thì rối loạn cương dương hoàn toàn có thể chữa trị được bằng các loại thuốc và một số phương pháp hỗ trợ khác.

  • Thuốc nhóm ức chế PDE5: Hay còn gọi là thuốc cường dương, dựa vào tác động ức chế men DPE5, men này có ở nhiều nơi trong cơ thể nhưng tập trung nhiều ở dương vật. Men DPE5 này được tiết ra có tác dụng điều chỉnh và làm cho dương vật xìu xuống. Ức chế quá trình này sẽ giúp dương vật cương cứng lâu hơn.
  • Một số thuốc chữa rối loạn cương dương khác: Tadalafil, Vardenafil: Dùng dụng cụ hút: thường dùng cho người lớn tuổi, tạo áp lực âm giúp cương dương vật sau đó thắt lại bằng vòng thắt ở gốc dương vật. Phương pháp này có thể gây đau, phù nề dương vật.
  • Tiêm thuốc vào vật hang: Áp dụng với các trường hợp không đáp ứng với thuốc ức chế DPE5. Thuốc tiêm vào là prostaglandin E1 như Alprostadil, có thể phối hợp với papaverin để tăng tác dụng điều trị rối loạn cương dương và khả năng sinh lý. Thời gian thuốc phát huy tác dụng phụ thuộc vào liều dùng. Tác dụng phụ của nó là có thể làm xơ cứng vật hang, chảy máu tại chỗ tiêm.
  • Đặt bộ phận giả: Được áp dụng khi các biện pháp chữa trị rối loạn cương dương kể trên không đáp ứng, nhưng phương pháp này dễ gây ra biến chứng.
  • Các phương pháp khác: Thuốc đông y chiết xuất từ các loại thảo dược: sâm alipas, bổ thận tinh, Securidac… Tập luyện bài tập đặc biệt nhằm hỗ trợ điều trị: bài tập sàn chậu.

Dịch tễ học về rối loạn cương dương

Theo thống kê, bệnh thường xảy ra nhiều ở các nước phát triển, có nền kinh tế tiên tiến. Có rất nhiều công trình nghiên từ các châu lục, các nước trên thế giới về ảnh hưởng của các yếu tố tuổi, nghề nghiệp, màu da, bệnh lý… đến căn bệnh này.

Theo nghiên cứu của Sato năm 1995 tại Nhật trên 3490 nam giới đã có vợ, tỷ lệ rối loạn cương dương ở các lứa tuổi như sau: 20-44 tuổi chiếm dưới 25%, 45-59 tuổi chiếm 10%, 60-64 tuổi chiếm 23%, 65-69 tuổi chiếm 30,4%, trên 70 tuổi chiếm trên 44,3%, có thể thấy tỷ lệ gia tăng theo tuổi.

Ở Việt Nam tỷ lệ người mắc bệnh rối loạn cương dương ngày càng gia tăng, 18-30 tuổi chiếm 10,8%, 41-50 tuổi chiếm 44%, trên 60 tuổi chiếm 57%. Tỷ lệ này đang ngày càng tăng lên đáng kể trong xã hội hiện nay.

Tài liệu tham khảo, công trình nghiên cứu về rối loạn cương dương

Trên thế giới căn bệnh này đã được quan tâm từ lâu và thực hiện các nghiên cứu khoa học tìm hiểu nhiều về nó. Ở Việt Nam, mặc dù đã xuất hiện từ rất lâu trước đây nhưng những năm gần đây mới thực sự được chú ý. Vì thế các nghiên cứu cũng như các tài liệu chuyên môn về rối loạn cương dương chưa được nhắc đến nhiều.

Năm 1997 có công trình nghiên cứu của Phạm Văn Trịnh về tỷ lệ mắc rối loạn cương ở các lứa tuổi ở những nam giới đã có vợ.

Năm 1998 có hai công trình nghiên cứu của Lê Huy Liệu cùng các cộng sự ở Hà Nội và Mai Thế Trạch ở thành phố Hồ Chí Minh về sự liên quan của rối loạn cương dương và bệnh đái tháo đường.

Nghiên cứu tình hình và một số yếu tố liên quan đến rối loạn cương dương ở nam giới trên 18 tuổi tại quận Ninh Kiều thành phố Cần Thơ của Nguyễn Phục Hưng và Đàm Văn Cương năm 2013.

Các tài liệu chính thống chuyên môn có quyển rối loạn cương dương của Trần Quán Anh và Nguyễn Phương Hồng do nhà xuất bản y học Việt Nam phát hành năm 2013. Với chủ đề phòng bệnh và chữa bệnh của viện nghiên cứu và phổ biến kiến thức bách khoa, giáo sư Ngô Gia Hy có viết quyển: “ Rối loạn cương (liệt dương)” được nhà xuất bản y học phát hành năm 2003 gồm 2 phần.

Nếu đang gặp vấn đề về sức khoẻ, ĐỪNG NGẠI chia sẻ. Bác sĩ sẽ TƯ VẤN MIỄN PHÍ giúp bạn!

Share:

Your Comment