Suy thận giai đoạn cuối sống được bao lâu? Giải đáp từ chuyên gia

Suy thận giai đoạn cuối sống được bao lâu? Đây là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Việc người bệnh sống được bao lâu vấn đề này còn phải phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Để có thể giải đáp thắc mắc này, hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu câu trả lời trong bài viết này. 

Suy thận cấp độ 5 sống được bao lâu?

Suy thận cấp độ 5 sống được bao lâu?

Suy thận giai đoạn cuối sống được bao lâu?

Suy thận giai đoạn cuối, lúc này người bệnh đang ở trong giai đoạn nguy hiểm đến tính mạng. Lúc này, cầu thận gần như không còn khả năng hoạt động. Thận không con khả năng cân bằng nước trong cơ thể, lọc máu hay loại bỏ các độc tố ra bên ngoài. Cơ hội sống của người bệnh ở giai đoạn này gần như là bằng 0. Người bệnh bắt buộc phải được thực hiện lọc máu, chạy thận nhân tạo hoặc ghép thận thì người bệnh mới có cơ hội sống.

  • Chạy thận nhân tạo: Người bệnh cần phải được chạy thận đều đặn hàng tuần, hàng tháng. Người bệnh cần phải được lọc máu để loại bỏ các chất độc và chất thải mà thận hiện tại không thể thực hiện để lọc bỏ được.
  • Ghép thận: Người bệnh có thể sống được thêm nhiều năm nữa nếu có đủ chi phí để thực hiện ghép thận. Việc ghép thận rất tốn kém về kinh phí và cũng phải chờ để có nguồn thận hiến thì mới để thể thực hiện ghép. Số ca ghép thận ở Việt Nam không nhiều, bệnh nhân phần lớn không có đủ tiền để thực hiện phẫu thuật.

Ở giai đoạn cuối, các chức năng của thận hầu như hoàn toàn không còn khả năng hoạt động. Người bệnh bắt buộc phải dựa vào chạy thận nhân tạo hoặc ghép thận để duy trì sự sống.

Theo số liệu thống kê của bộ y tế thì hiện nay nước ta đang có tới khoảng gần 7 triệu người đang mắc căn gặp tổn thương về chức năng thận và gần 20% trong số đó đã bước sang giai đoạn cuối. Căn bệnh này không khởi phát một cách đột ngột, mà chúng diễn ra một cách âm thầm và tiến triển chậm theo từng giai đoạn bệnh, đến khi xuất hiện những dấu hiệu thì bệnh đã ở giai đoạn nặng.

Vậy suy thận giai đoạn cuối sống được bao lâu? Ở giai đoạn này bệnh diễn biến rất nhanh, bệnh nhân chỉ có thể sống được trong vài tháng sau khi phát bệnh nếu không được điều trị kịp thời.

Người bị suy thận giai đoạn cuối sống được bao lâu phụ thuộc vào nhiều yếu tố

Người bị suy thận giai đoạn cuối sống được bao lâu phụ thuộc vào nhiều yếu tố

Còn nếu, người bệnh suy thận giai đoạn cuối có đủ điều kiện về kinh tế, sức khỏe có thể đáp ứng được nhu cầu chạy thận hoặc ghép thận thì hoàn toàn vẫn có thể sống bình thường.

Nếu đang gặp vấn đề về sức khoẻ, ĐỪNG NGẠI chia sẻ. Bác sĩ sẽ TƯ VẤN MIỄN PHÍ giúp bạn!

Các chuyên gia dự kiến, người bệnh ở mức độ 4 không sống được hơn 1 năm nếu không điều trị lọc máu. Tuy nhiên, khi chạy thận nhân tạo được dự kiến sẽ kéo dài được khả năng sống và có thể cho phép kéo dài tiên lượng khoảng từ 2 – 5 năm, một số người còn sống đến hơn 10 năm.

⇒ Tư vấn: Giải mã suy thượng thận có nguy hiểm không, biến chứng thế nào ?

Một số lưu ý dành cho người bị suy thận giai đoạn cuối

Suy thận cấp độ 5 sống được bao lâu? Ở giai đoạn này, ngoài việc người bệnh phải sử dụng thuốc và chạy thận nhân tạo thì một điều cũng quan trọng không kém và người bệnh cũng phải hết sức chú ý đó là chế độ dinh dưỡng hằng ngày.

Hàm lượng chất dinh dưỡng bổ sung cho cơ thể

  • Về hàm lượng protein sẽ từ khoảng 0,6 – 0,8g/kg cân nặng/ngày;
  • Về năng lượng sẽ từ khoảng 35kcal/kg cân nặng/ngày;
  • Hàm lượng Glucid 313 – 336 gram/ngày;
  • Đảm bảo cung cấp đầy đủ vitamin và các khoáng chất cần thiết cho cơ thể;
  • Cần phải đảm bảo cân bằng lượng nước và điện giải: Ăn nhạt ở mức độ tương đối  lượng Natri dưới 2000mg/ngày;
  • V nước  = V nước tiểu + V dịch mất bất thường + 300 – 500ml tùy theo mùa (Dịch lỏng mất bất thường do sốt, nôn, ỉa chảy).

    Bệnh nhân luôn phải chú ý đến chế độ ăn uống hàng ngày

    Bệnh nhân luôn phải chú ý đến chế độ ăn uống hàng ngày

Những thực phẩm người bệnh suy thận cần phải kiêng

  • Người bệnh nên hạn chế những loại thực phẩm giàu Kali;
  • Hạn chế việc sử dụng các thực phẩm giàu hàm lượng Phosphat;
  • Hạn chế tối đa ăn mặn;
  • Tránh các thực phẩm chứa nhiều hàm lượng chất đạm;
  • Không nên sử dụng bia, rượu, cà phê và các chất kích thích.

Bên cạnh việc kiêng sử dụng các loại đồ ăn, đồ uống không tốt cho cơ thể thì người bệnh cũng cần phải chú ý hơn lượng lượng nước khoáng cho cơ thể. Bởi vì, sau quá trình chạy thận cơ thể sẽ mất đi một lượng lớn nước. Tuyệt đối, không được quên việc thay đổi chế độ sinh hoạt và nghỉ ngơi hằng ngày điều độ, khoa học để có thể giúp ngăn chặn sự phát triển của bệnh.

Không có thời gian tối đa cho những bệnh nhân cần được lọc máu, nhưng nếu được điều trị đúng cách và kịp thời và tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ thì người bệnh có thể kéo dài được sự sống từ 5 – 20 năm kể từ khi phát hiện bệnh.

Vấn đề mấu chốt ở đây là người bệnh cần phải thực hiện theo đúng những chỉ dẫn của bác sĩ, cộng thêm chế độ ăn uống khoa học thì việc sống hòa bình với bệnh là điều có thể.

Suy thận giai đoạn cuối sống được bao lâu? Câu hỏi đã được các chuyên gia của chúng tôi giải đáp đến bạn. Việc sống được bao lâu sẽ không có thể có một con số cụ thể vì nó còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau. Hy vọng với những thông tin trên có thể giúp bạn hiểu hơn về căn bệnh nguy hiểm này.

Nếu đang gặp vấn đề về sức khoẻ, ĐỪNG NGẠI chia sẻ. Bác sĩ sẽ TƯ VẤN MIỄN PHÍ giúp bạn!

Share:

Your Comment