Tiểu rắt là biểu hiện của rất nhiều bệnh lý của đường tiết niệu. Nếu tình trạng này kéo dài, nó không đơn giản chỉ là những “trục trặc” tạm thời mà có thể gây ra rất nhiều khó chịu và ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt hàng ngày. Cùng tìm hiểu chi tiết các về nguyên nhân, biểu hiện và cách chữa bệnh qua bài viết này.
Những Nội Dung Chính
Tiểu rắt là bệnh gì?
Tiểu rắt (đái dắt) là tình trạng người bệnh bị mắc tiểu nhiều lần trong ngày nhưng khi đi tiểu thì chỉ ra vài giọt hoặc mãi mà không rặn ra được giọt nào vô cùng khó chịu. Cũng có khi, nếu người bệnh chưa kịp đến nhà vệ sinh thì nước tiểu đã són ra quần không kiểm soát, gây mất vệ sinh.
Ngoài ra, người bị tiểu rắt thì nước tiểu cũng có mùi khai khó chịu hơn bình thường và có màu vàng đục.
Tiểu rắt có thể gặp ở cả nam và nữ, ở nhiều độ tuổi khác nhau và tỷ lệ mắc ở nữ giới thường nhiều hơn so với nam giới. Bản thân đái dắt không phải là một bệnh lý mà nó là một triệu chứng thường thấy của một vài bệnh lý khác.
Vì vậy, khi bị tiểu rắt dài ngày thì không nên chỉ quan, rất có thể bạn đang mắc một trong số những bệnh lý nào đó.
Nguyên nhân tiểu rắt
Theo các bác sĩ, một số nguyên nhân bệnh lý và ngoài bệnh lý điển hình nhất có thể gây ra chứng tiểu rắt là:
- Hội chứng bàng quang kích thích: Đây là tình trạng bàng quang bị rối loạn co thắt khiến cho người bệnh luôn trong trạng thái buồn tiểu ngay cả khi không uống nước hoặc bàng quang rất ít nước tiểu.
- Viêm bàng quang kẽ: Bệnh gây ra các cơn đau bụng dưới, đau ở hố chậu kèm theo cảm giác buồn tiểu tiện, tiểu rắt nhiều lần trong ngày.
- Ung thư bàng quang: Nếu có khối u phát triển tại bàng quang sẽ gây chèn ép bàng quang, gây tiểu rắt hoặc thậm chí là tiểu ra cả máu.
- Sỏi hoặc dị vật trong đường tiết niệu: Khi có sỏi hoặc dị vật trong đường tiết niệu sẽ gây ra hiện tượng cọ xát ở cổ bàng quang từ đó gây buồn tiểu nhiều lần, tiểu rắt, đi tiểu có cảm giác đau vùng thận hoặc tiểu ra máu.
- Bệnh suy thượng thận: Làm cho người bệnh cảm thấy mệt mỏi, buồn nôn/nôn, tiêu chảy, huyết áp thấp, tiểu rắt nhiều lần.
- Các bệnh lý về tuyến tiền liệt: U xơ, tình trạng tăng sinh tuyến tiền liệt, viêm tuyến tiền liệt… làm chèn ép niệu đạo và bàng quang, gây tiểu rắt nhiều lần, nước tiểu chảy thành dạng tia nhỏ lắt nhắt.
- Hẹp niệu đạo, viêm niệu đạo: Là bệnh lây qua đường tình dục khiến cho ống niệu đạo bị viêm nhiễm dẫn đến tiểu rắt. Viêm niệu đạo cũng có thể xảy ra do một số nguyên nhân khác như: Xà phòng tắm, chất diệt tinh trùng, thuốc sát trùng…
- Niệu đạo bị thắt hẹp: Người bệnh bị chấn thương gây tổn thương niệu đạo, bàng quang, vùng chậu hoặc do đã từng thực hiện nội soi bàng quang, thông ống niệu, phẫu thuật tuyến tiền liệt trước, mổ mở rộng tuyến tiền liệt, viêm bao quy đầu hoặc di tật bẩm sinh tại ống niệu đạo… cũng có thể gây bệnh tiểu rắt.
- Mang thai: Do vị trí bàng quang và tử cung sát nhau nên khi thai nhi phát triển trong tử cung sẽ gây chèn ép bàng quang và niệu đạo, khiến cho bàng quang có cảm giác căng tức, tiểu rắt, tiểu nhiều lần đặc biệt là trong những tháng cuối thai kỳ.
- Một số nguyên nhân khác: Sử dụng thuốc lợi tiểu trong điều trị tăng huyết áp, stress, rối loạn giấc ngủ, tổn thương thần kinh do tai biến, chấn thương tủy sống…
Đặc điểm tiểu rắt ở nữ giới
Nữ giới khi bị tiểu rắt thường có những đặc điểm như:
- Có cảm giác muốn đi tiểu rất gấp gáp, cảm giác không thể nhịn tiểu, không thể kiểm soát được cơn buồn tiểu.
- Nếu bị tiểu rắt, nữ giới khi đi tiểu sẽ có cảm giác đau rát, nhói ở vùng bụng dưới, cơ quan sinh dục, đau vùng lưng và hông.
- Nước tiểu thường rất ít, chỉ nhỏ giọt hoặc dặn mãi không ra nước tiểu nhưng đứng lên vẫn có cảm giác buồn tiểu.
- Đôi khi nước tiểu có màu hồng do lẫn máu hoặc có cả cục máu đông lẫn trong nước tiểu.
- Nước tiểu của bệnh nhân tiểu rắt thường có màu sắc đậm và đục.
- Người mệt mỏi, khó tập trung.
Đặc điểm tiểu rắt ở nam giới
Nam giới bị tiểu rắt thường kèm theo các triệu chứng khác của bệnh lý nguyên nhân như:
Nếu đang gặp vấn đề về sức khoẻ, ĐỪNG NGẠI chia sẻ. Bác sĩ sẽ TƯ VẤN MIỄN PHÍ giúp bạn!
- Không thể nhịn tiểu, cần đi tiểu gấp do cảm giác bàng quang căng tức khó chịu.
- Nam giới bị tiểu rắt thường có cảm giác đau nhức ở phần lưng hoặc đau ở một hoặc hai bên hông.
- Khi bị tiểu rắt, nước tiểu có thể lẫn vài giọt máu hoặc có màu hồng, có nhiều bọt.
- Người bị sốt, mệt mỏi, ớn lạnh, buồn nôn/nôn, khát nước.
Ngoài những triệu chứng nêu trên, tiểu rắt sẽ có các biểu hiện khác tùy theo nguyên nhân gây bệnh.
Cách chữa tiểu rắt
Điều trị chứng tiểu rắt cần căn cứ vào bệnh lý tiềm ẩn. Vì vậy, trước khi điều trị thì người bệnh cần đến các cơ sở y tế thăm khám để xác định chính xác nguyên nhân.
Điều trị tiểu rắt bằng thuốc Đông y
- Bài thuốc 1: Sao đen, huyết dụ, lá tre, rau má, sao vàng (hoa hòe) mỗi vị 16g, sinh địa 10g và đậu đen 20g. Tất cả sắc lấy nước uống ngày 1 thang để chữa bệnh tiểu rắt.
- Bài thuốc 2: Thương nhĩ, mã đề, thổ linh, kim ngân (mỗi vị 20g). Tất cả đem sắc uống ngày 1 thang để chữa trị chứng tiểu rắt.
- Bài thuốc 3: Đinh lăng, kim tiền thảo, vỏ bí ngô. rau diếp cá (mỗi vị 20g), trạch tả 16g. Dùng tất cả sắc nước uống hàng ngày.
- Bài thuốc 4: Cẩu tích, kim tiền thảo, đinh lăng, thổ linh, rễ cỏ tranh, huyền sâm (mỗi vị 16g), thục địa 20g, thủy long 30g. Người bệnh tiểu rắt sắc thuốc uống hàng ngày.
- Bài thuốc 5: Sa tiền, rau má, chi tử, đinh lăng, thổ linh, lá tre (mỗi vị 16g), hương nhu trắng, thủy long (mỗi vị 20g). Tất cả đem sắc uống ngày 1 thang. Bài thuốc này dùng trong trường hợp nước tiểu rắt có màu đỏ, đi tiểu rất nóng và rát đau.
Bài thuốc dân gian chữa tiểu rắt
- Mồng tơi: Dùng rau mồng tơi nấu canh hoặc xào với tỏi vừa ngon, mát mà lại giúp nhuận tràng, chữa tiểu rắt, tiểu buốt hiệu quả. Ngoài ra, có thể dùng lá mồng tơi hãm như trà uống thay nước lọc. dùng đều đặn hàng ngày để chữa đái rắt.
- Bí đao: Bí đao có vị ngọt, tính mát, bạn chỉ cần gọt vỏ bí đao, rửa sạch đem đi ép lấy nước uống hoặc ăn sống trong 5-7 ngày là giảm tình trạng tiểu rắt hiệu quả.
- Da vàng mề gà: Đây là một phương pháp dân gian được ông cha ta truyền lại. Bạn lấy 10-15 miếng da vàng của mề gà rửa thật sạch, bóp với muối cho hết mùi, rửa lại rồi đem rang cháy, cho vào cối tán thành bột mịn. Bệnh nhân bị tiểu rắt mỗi ngày dùng 1 muống bột nhỏ cho vào cốc nước hòa uống. Ngày dùng 2-3 cốc, dùng đều đặn cho đến khi khỏi đái dắt thì ngưng.
- Phượng vĩ thảo (cỏ seo): Là một loại thảo dược có tác dụng hỗ trợ điều trị viêm cổ tử cung, đái ra máu, sa tử cung, tiểu rắt hiệu quả. Người bệnh dùng 30g phượng vĩ thảo, 20g mã đề, 20g rau sam, 16g cam thảo đất. Tất cả đem sắc uống ngày 1 thang, uống liền trong vòng 1 tuần.
Biện pháp hỗ trợ điều trị tiểu rắt
Ngoài ra, người bệnh tiểu rắt có thể thử một trong những biện pháp hỗ trợ sau để cải thiện tình hình:
- Luyện tập bóng đái: Hẹn thời gian tiểu tiện cố định trong ngày đồng thời kéo dài thời gian són tiểu. Bài tập này nên áp dụng trong vòng 12 tuần để giúp điều chỉnh “nhịp sinh học” cho bàng quang, rút bớt số lần đi tiểu rắt liên tục trong ngày.
- Bài tập Kegel: Giúp tăng cường sự dẻo dai cho các cơ quanh bàng quang, niệu đạo.
- Trong ăn uống: Tránh các thực phẩm gây kích thích bàng quang như cà phê, rượu, bia, đồ ngọt có gas, thực phẩm cay.
- Người bệnh tiểu rắt nên cân nhắc khi sử dụng thuốc lợi tiểu. Tốt nhất là tham khảo ý kiến của những người có chuyên môn trước khi dùng.
- Không uống nhiều nước trước khi đi ngủ để tránh ảnh hưởng đến giấc ngủ.
Trên đây là những thông tin liên quan về nguyên nhân, đặc điểm và cách điều trị chứng tiểu rắt. Hy vọng đã cung cấp cho bạn những thông tin bổ ích. Chúc bạn khỏe mạnh và hạnh phúc!
Nếu đang gặp vấn đề về sức khoẻ, ĐỪNG NGẠI chia sẻ. Bác sĩ sẽ TƯ VẤN MIỄN PHÍ giúp bạn!
Bác sĩ Hoàng Thị Lan Hương sinh ngày 19/11/1957, tại Yên Phụ, Tây Hồ Hà Nội. Nguyên là giảng viên ưu tú của trường Học viện y học cổ truyền Tuệ Tĩnh. Cô đã đóng góp tâm trí trong việc xây dựng phác đồ châm cứu chuyên biệt Vladivostok cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm nói riêng và các bệnh xương khớp nói chung.Bác sĩ Hoàng Thị Lan Hương là người đại diện pháp lý, chịu trách nhiệm chuyên môn tại nhà thuốc Tâm Minh Đường và thông tin y học truyền tải trên website:thoaihoacotsong.vn/