Những đặc điểm và tác dụng của cây Bồ cu vẽ

Cây bồ cu vẽ có tên khoa học là Breynia fruticosa (L.) Hook.f., Họ Thầu dầu – Euphorbiaceae hay nhiều nơi gọi cây bồ cu vẽ là cây Đỏ đọt, Mào gà, Bồ long anh, Sâu vẽ, Bọ mảy.

>> Cách điều trị đau lưng không dùng thuốc: http://thoaihoacotsong.vn/dau-lung-2/cac-phuong-phap-chua-dau-lung-khong-dung-thuoc/

>> Bài thuốc nam bí truyền chữa dứt điểm thoái hóa đốt sống cổ

>> MỔ không phải là phương pháp tốt nhất chữa bệnh thoát vị đĩa đệm

Đặc điểm thực vật, phân bố của cây bồ cu vẽ: Cây Bồ cu vẽ nhỏ, thân nhẵn. Lá có hình dáng và kích thước thay đổi, đầu nhọn, phía cuống tù hay nhọn. Chiều dài của lá từ 3 – 6cm, rộng 2 – 4cm, cuống rất ngắn, màu nâu sẫm hay đen. Mặt dưới lá thường có đường vẽ đen do một loại sâu bò trên lá để lại. Hoa mọc thành chùm ở kẽ lá. Cây mọc hoang ở khắp nơi trên miền Bắc và miền Trung nước ta.

Cách trồng cây bồ cu vẽ: Trồng cây bồ cu vẽ bằng hạt.

Bộ phận dùng, chế biến của cây bồ cu vẽ: Dùng lá cây bồ cu vẽ tươi, rễ Bồ cu vẽ; thu hái quanh năm.

Công dụng, chủ trị cây bồ cu vẽ: Chữa rắn cắn, tiêu sưng, giảm đau, dị ứng, lở ngứa.

Liều dùng cây bồ cu vẽ: Dùng 30 – 40g lá tươi, giã lá vắt lấy nước uống, bã đắp lên vết rắn cắn.

Tìm hiểu: Điều trị benh thoat vi dia dem

Đơn thuốc có cây bồ cu vẽ:

+ Chữa viêm họng, amidan: Lấy 40g rễ cây bồ cu vẽ  sắc uống.

+ Chữa viêm da, lở ngứa, chốc đầu: Lấy một nắm lá tươi giã nát, xoa tại chỗ viêm, lở 3 lần trong ngày.

+ Chữa đinh nhọt: Lá tươi bồ cu vẽ giã nhuyễn, đắp lên nhọt.

+ Chàm viêm da dị ứng, ngứa: Dùng cành lá nấu nước rửa hoặc lá tươi giã nhuyễn lấy nước cốt rửa.

+ Chữa rắn cắn: Nhai một nắm lá, nuốt nước cốt, bã đắp chỗ rắn cắn. Thay 5 – 6 lần lá đắp trong ngày đến khi hết đau.

Một số thông tin hữu ích về cách điều trị thoát vị đĩa đệm hiệu quả từ thảo dược tự nhiên.

Bình luận

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


× 8 = forty

Email của bạn sẽ không hiển thị, yêu cầu điền đầy đủ vào các trường