Tác dụng của cây Dâu Tằm? Lưu ý khi sử dụng để hiệu quả nhất

Dâu tằm là loại cây quen thuộc lá dùng để cho tằm ăn còn quả thường dùng để ngâm rượu, ngâm siro uống rất ngon. Tuy nhiên chúng còn được ứng dụng trong rất nhiều bài thuốc chữa bệnh nếu ai không biết thì quá uổng phí.

cây dâu tằm

cây dâu tằm

Cây dâu tằm có tên khoa học là Morus alba L., Họ Dâu tằm – Moraceae hay cây dâu còn được gọi là cây Tầm tang, Mạy môn (Thổ), Dâu cang (Mèo) hay đơn giản hơn, ngày xưa loại cây này thường được dùng lấy lá cho tằm ăn nên gọi luôn là dâu tằm.

Đặc điểm thực vật, phân bố của cây dâu: Cây Dâu thân gỗ có thể cao tới 15m. Lá mọc so le, hình bầu dục, nguyên hoặc chia thành 3 thùy, có lá kèm, đầu lá nhọn hay hơi tù, mép có răng cưa to. Hoa đơn tính, khác gốc, hoa đực mọc thành bông có 4 lá đài, 4 nhị; hoa cái cũng mọc thành bông hay thành khối hình cầu, có 4 lá đài. Quả bế bao bọc trong các lá đài mọng nước thành 1 quả phức (quả kép) màu đỏ, khi quả già chín có màu đen sẫm. Cây dâu được trồng khắp nơi ở Việt Nam.

  • Cách trồng cây dâu: Trồng cây Dâu bằng cành vào đầu mùa xuân.
  • Tác dụng của cây dâu tằm: Lá dâu tươi hoặc khô, vỏ rễ dâu màu trắng, phơi khô; quả dâu, cành dâu, tầm gửi trên cây dâu, tổ bọ ngựa trên cây dâu, sâu dâu đều có thể được dùng làm thuốc

Cụ thể cây dâu tằm ăn trị bệnh gì?

  • Tang bạch bì  (vỏ rễ) vị ngọt mát, làm thuốc lợi tiểu, chữa ho lâu ngày, ho có đờm và chữa sốt.
  • Tang diệp (lá dâu) vị ngọt, đắng, mát: chữa sốt, cho ra mồ hôi, cảm mạo, an thần, tiêu đờm, huyết áp cao.
  • Tang thầm (quả dâu) vị ngọt, bổ thận, sáng mắt, giúp sự tiêu hóa, chữa bệnh ngủ kém, râu tóc bạc sớm.
  • Tang ký sinh (cây mọc ký sinh trên cây dâu): bổ gan thận, chữa đau lưng, đau mình, an thai.
  • Tang phiêu tiêu (tổ bọ ngựa trên cây dâu) lợi tiểu, chữa đi đái nhiều lần, di tinh, liệt dương, trẻ con đái dầm.
  • Sâu dâu chữa bệnh trẻ con bị đau mắt, nhiều nhử, nhiều nước mắt.

Liều dùng cây Dâu:

Lá cây dâu tằm thường được dùng để sắc nước uống

Lá cây dâu tằm thường được dùng để sắc nước uống

    • Tang bạch bì: ngày dùng 6 – 12g, dạng thuốc sắc.
    • Tang diệp: ngày dùng 6 – 18g, dạng thuốc sắc.
    • Tang thầm: ngày dùng 12- 30g làm nước giải khát.
    • Tang ký sinh: ngày dùng 12 – 20g, dạng thuốc sắc.
    • Tang phiêu tiêu: ngày dùng 6 -12g.
    • Sâu Dâu: cả con nướng ăn hoặc ngâm rượu.

Chế biến cây dâu tằm trị từng loại bệnh

Để có thể biết rõ hơn về cách chế biến được các bài thuốc phù hợp cho việc điều trị bệnh thì chúng ta có thể tham khảo một vài các ý dưới đây về công dụng của cây dâu tằm:

Nếu đang gặp vấn đề về sức khoẻ, ĐỪNG NGẠI chia sẻ. Bác sĩ sẽ TƯ VẤN MIỄN PHÍ giúp bạn!

  • Chữa bệnh đau mắt: Dùng một nắm lá dâu tươi sau đấy bỏ vào vối giã nát, bỏ thêm một chút muối vào, sau khi giã xong đem đi phơi khô, đốt thành than và cho vào nước để đun tiếp cho đến khi nước sôi khoảng 2 phút thì dừng lại. Nước để nguội chúng ta có thể dùng để rửa mắt.
  • Chữa đau nhức cơ thể: Dể chữa căn bệnh này thì cúng ta cần chuẩn bị nguyên liệu bao gồm: lá cây dâu tằm già, lược gãy, nệm rách, tóc rối. Đem tất cả những ỗn hợp kể trên đi đốt thành tro, tán nhỏ. Mỗi lần sử dụng thì đem 10g pha với 300ml nước ấm và uống
  • Chữa bện hen xuyễn: Cần chuẩn bị lá dâu, lá cây thầu dầu, trấu tán nhỏ. Sau đấy thắng mật lên và vo thành những viên nhỏ bằng đầu đũa. Sau đấy cất đi để dùng dần. Mỗi lần sử dụng nên uống 1 viên với nước ấm trước bữa ăn khoảng 30 phút
  • Bệnh huyết áp cao: Đối với việc điều trị dành cho những bệnh nhân bị huyết áp cao thì chúng ta có thể chế biến tành những món ăn bằng những nguyên liệu sau: trai sông, lá dâu, nấm ương, hành khô. Dùng những nguyên liệu kể trên để nấu cháo ăn hàng ngày vào mỗi buổi sáng sẽ giúp điều hóa huyết được tốt hơn. Bài thuốc này đặc biệt tốt đối với những ngươi cao tuổi vì cáo cũng rất dễ để tiêu hóa.
  • Lợi tiểu, chữa đi đái nhiều lần: Sử dụng nhữ tổ bọ ngựa có trên thân cây dâu tằm để nướng khô, tán nhỏ, và pha với koangr 1 chén rượu lúc đói để uống. Cách này rất có ích đối với bệnh nhân đi đái nhiều, tiểu buốt…
  • Ngăn ngừa rụng tóc, hói đầu: Đối với những bệnh nhân bị rụng tóc nhiều, chạy chữa nhưng không đem lại hiệu quả thì có thể tam khảo cách làm sau đây: Dùng quả dâu tằm sắc lấy nước hoặc có thể ngâm với đường để uống thay cho nước giải khát. Quả dâu giã nát lấy nước dùng để gội đầu
  • Chữa viêm tuyến vú ở chị em phụ nữ: Khi tuyến vú bị viêm nhiễm thì sẽ gây ra hiện tượng sưng, đau nhức mang lại rất nhiều phiền toái cho người bệnh. Để chữa trị căn bện này  chúng ta có thể dùng 1 nắm đọt dâu non giã nhỏ đắp vào chỗ vú bị viêm nhiễm.

Chú ý khi dùng cây dâu tằm chữa bệnh

Tuy là một bài thuốc nam ít gây tác dụng phụ đối với sức khỏe con người nhưng trong một vài trường hợp thì sử dụng cây dâu tằm để chữa bệnh sẽ đem lại những tác động không tốt đến cho người bệnh, cụ thể là một số những trường hợp sau đây:

  • Cơ thể suy yếu, ho không đờm, ho do lạnh không có nóng sốt không dùng tang bạch bì.
  • Những người đại tiện lỏng, tiêu chảy kéo dài không rõ nguyên nhân, không dùng tang thầm.
  • Những người viêm tiết niệu,có bệnh liên quan đến thận, bàng quang, mộng tinh không dùng tang phiêu tiêu.
  • Phụ nữ đang cho con bú không dùng các vị thuốc từ cây dâu.

Những mối nguy hiểm khi sử dụng dâu tằm sai cách

Ngoài những công dụng rất tốt trong việc chữa và điều trị bệnh thì nếu sử dụng sai cách cây dâu tằm sẽ phản lại tác dụng và gây ra những hậu quả sấu đối với người bệnh.

  • Gây ra các bệnh liên quan đến đường huyết: Theo các thử nghiệm trên 50 người về tác động của quả dâu tằm đối với người bình thường và người bị đái tháo đường của các nhà nghiên cứu Mỹ thì họ phát hiện ra rằng sau khi sử dụng các loại thực phẩm có chứa nguyên liệu từ dâu tằm thì lượng đường huyết của những người này đều giảm nghiêm trọng
  • Gây ung thư da: Trong dâu tằm có chứa hợp chất hydroquinone có tác dụng làm đẹp tuy nhiên nó cũng khiến gây ung thư lớp biểu bì
  • Giảm khả năng hấp tụ tinh bột của cơ thể: Một trong những tác dụng phụ khi sử dụng dâu tằm đó là cây gây ra sự ức chế khiến khả năng hấp thu các tinh bột của dại dày bị giảm đi trông thấy
  • Gây ảnh hưởng xấu đến thận: Trong  quả dâu tằm có chứa nhiều kali điều này không tốt đối với những người bệnh có tiểu sử mắc các bệnh liên quan đến thận hoặc bàng quang.

Bệnh nhân cần tham khảo thật kỹ lưỡng trước khi đưa ra những quyết định có nên sử dụng cây dâu tằm để điều trị bệnh hay không. Tìm hiểu chính xác về những triệu chứng và nguyên nhân căn bệnh đang mắc phải sẽ giúp tăng tỷ lệ chữa khỏi bênh hơn.

Cùng với cây dâu, rất nhiều thảo dược khác ở xung quanh bạn cũng có khả năng chữa “bách bệnh” nhưng lại đang bị bỏ sót. VỚI CĂN BỆNH ĐAU LƯNG, THOÁI HÓA CỘT SỐNG, CÁC NHÀ NGHIÊN CỨU Y HỌC CỔ TRUYỀN ĐÃ PHÁT HIỆN RA BÀI THUỐC “BÁCH CHIẾN BÁCH THẮNG”.

Nếu đang gặp vấn đề về sức khoẻ, ĐỪNG NGẠI chia sẻ. Bác sĩ sẽ TƯ VẤN MIỄN PHÍ giúp bạn!

Share:

2 Comments

    • Chào bạn! Sử dụng râu tằm không gây vô sinh bạn nhé. Tuy nhiên, nếu cơ thể mắc một số bệnh liên quan đến đường tiết niệu cần cẩn thận và phải hỏi ý kiến chuyên gia trước khi sử dụng.

Your Comment