Đi tìm câu trả lời cho câu hỏi ” Thoát vị đĩa đệm có chữa được không ?” không quá khó. Câu trả lời là cần chọn đúng phương pháp và duy trì một lối sống khỏe mạnh.
Cột sống có vai trò rất quan trọng đối với cơ thể, đặc biệt là chức năng nâng đỡ và vận động. Mọi sự biến đổi của cột sống đều tác động ít nhiều đến hoạt động sống của cơ thể, kể cả khi vận động cũng như lúc nghỉ ngơi, làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Cột sống thắt lưng và cột sống cổ là một phần quan trọng của cột sống, là nơi có biên độ hoạt động rất lớn, nên rất dễ bị bệnh thoát vị đĩa đệm.
Dấu hiệu thoát vị đĩa đệm cần chữa trị
1. Hội chứng đốt sống
Vùng thắt lưng: Đau vùng thắt lưng đau tăng khi ngồi, đứng, đi lại làm khó khăn cho bệnh nhân trong sinh hoạt và lao động, mất đường cong sinh lý. Bệnh nhân có thể bị gù gập nếu thoát vị ở phía sau, vẹo cột sống làm bệnh nhân đi đứng lệch người nếu thoát vị phía bên
Vùng cổ: Đau cứng ở cột sống cổ, giảm các tầm hoạt động cột sống cổ
2. Hội chứng rễ
a. Rối loạn cảm giác:
Ở thắt lưng: Đau rễ L5 cột sống thắt lưng: Đau mặt trước ngoài đùi và mặt trước trong ở cẳng chân, cổ chân ngón cái. Đau rễ S1 cột sống thắt lưng: đau ở sau mông, dọc mặt sau đùi, cẳng chân và ngón út. Đau tương ứng với điểm hoàn khiêu, thừa phù, ủy trung…
Ở cổ: Đau rễ C6, C7. Dị cảm tê bì, đau cánh tay, cẳng tay, bàn tay
b. Rối loạn vận động:
Thoát vị đĩa đệm ở thắt lưng L4 – L5 bị ép rễ L5 teo, nhẽo cơ tứ đầu, cơ cẳng chân trước, các cơ trước ngoài cẳng chân, gập bàn chân về phía mu chân yếu, phản xạ gân gót bình thường. Khó khăn khi bước đi bằng gót chân
Thoát vị đĩa đệm ở thắt lưng L5 – S1. Bị ép rễ S1 nhẽo và teo yếu các cơ mông, các cơ ở vùng cẳng chân. Phản xạ gân gót giảm hoặc mất. Khó khăn khi bước đi bằng mũi chân.
Thoát vị đĩa đệm ở cổ C5 – C6: Yếu cơ nhị đầu, cánh tay trước, cơ delta, cơ quạ cánh tay
Thoát vị đĩa đệm ở cổ C6 – C7: Yếu cơ tam đầu, cơ duỗi cổ tay
Khi thấy những biểu hiện trên, bệnh nhân nên đi khám ngay để xác định bệnh sớm. Những bệnh nhân được chẩn đoán thoát vị đĩa đệm ở giai đoạn sớm có thể điều trị bảo tồn một cách hiệu quả và đỡ tốn kém.
Thoát vị đĩa đệm có chữa được không ?
Câu trả lời là thoát vị đĩa đệm hoàn toàn chữa được. Với bệnh ở thể nhẹ chưa gây đau nghiêm trọng có thể điều trị bảo tồn, uống thuốc kết hợp vật lý trị liệu, bài tập chức năng. Khi thoát vị chèn ép các cơ quan khác, khiến cơ thể đau đớn, khó cử động, phẫu thuật là phương pháp hợp lý nhất. Để đảm bảo bệnh không tái phát, người bệnh cần thay đổi một lối sống năng động, chăm tập thể dục cùng chế độ dinh dưỡng đầy đủ.
Câu chuyện chữa khỏi thoát vị đĩa đệm có tại: chữa thoát vị đĩa đệm