HOTLINE: (miền Bắc) - (miền Nam)

Đau lưng khi hít thở

22/06/2013 | 95 Lượt xem

Đau lưng khi hít thở thường là nguyên nhân của các vấn đề liên quan đến hệ thống cơ lưng trên. Khi đó các cơ lưng trên đặt gần sát vào phổi. Khi chúng ta hít vào, khí tràn vào phổi làm phổi nở ra, ép vào cơ ngực và cơ lưng trên làm chúng chuyển động. Nếu các cơ này bị căng quá mức thì lực ép này sẽ gây ra cảm giác đau nhói hoặc tức tối.

>> Bài thuốc nam bí truyền chữa dứt điểm thoái hóa đốt sống cổ

>> MỔ không phải là phương pháp tốt nhất chữa bệnh thoát vị đĩa đệm

đau lưng trên

Các loại cơ lưng trên có thể gây ra đau đớn khi thở là: cơ tam giác dọc sống lưng kéo dài từ lưng giữa cho tới dưới nách, cơ thoi kéo dài từ vai cho đến ngay dưới cổ và cơ thang kéo dài từ cột sống giữa cho đến vai và cổ. Khi các cơ này bị chấn thương hoặc ở trạng thái không đúng tư thế trong một thời gian dài sẽ dẫn tới căng cơ gây ra cảm giác đau đớn khi bị phổi tác động.

Nguyên nhân chủ yếu gây ra đau lưng trên

Các môn thể thao mạnh và đòi hỏi nhiều sức lực có thể gây ra chấn thương cho cơ lưng trên. Các cơ này được sử dụng chủ yếu để thực hiện động tác kéo và đẩy, sẽ bị căng cứng nếu như công việc bạn làm quá sức chịu đựng của chúng.

Nếu các cơ lưng trên của bạn bị chấn thương, để hạn chế tối đa các cơn đau gây ra khi hít thở, bạn phải tránh các hoạt động gây áp lực lên cơ bắp để chúng có cơ hội tự phục hồi. Một khi các cơ bắp đã hồi phục, bạn có thể tiếp tục từ từ tập luyện để phát triển chúng cho mạnh mẽ và dẻo dai hơn.

Tư thế không tốt là nguyên nhân phổ biến hơn gây ra đau lưng khi thở. Gù lưng là những ví dụ điển hình về sai tư thế làm cho cơ ngực và các cơ chữ T nằm dưới nách bị co lại dẫn tới cơ lưng trên bị uốn cong tạo thành tư thế khom vai. Các cơ này sẽ bị căng mạn tính kéo theo luôn cả cơ vai và cơ lưng. Khi cơ lưng trên bị kéo căng quá mức, nó sẽ trở nên yếu đuối.

Căng cơ sẽ gây ra đau đớn nếu như chúng ta vẫn tiếp tục cố gắng sử dụng chúng. Mỗi khi hít thở, cơ lưng sẽ di chuyển. Hành động liên tục này sẽ gây ra đau lưng trên mạn tính và được kích hoạt bằng mỗi nhịp thở.

Tình trạng này thậm chí còn tồi tệ hơn khi cơ lưng bị sưng tấy. Ban đầu, để khôi phục, các cơ lưng bị căng phải mất kha khá thời gian nhận lưu thông máu thông qua quá trình tuần hoàn. Khi các cơ bị căng này không thể thả lỏng và bị co lại, nó sẽ không có khả năng nhận các chất dinh dưỡng và oxi trong máu dẫn đến bị sưng tấy hoặc co rút. Đây là cách mà cơ thể cố gắng để chấm dứt các cơn đau và bảo vệ cơ bắp. Như chúng ta đã biết, cơ lưng trên sẽ phải di chuyển khi chúng ta hít thở, nếu chúng bị sưng, chuyển động này sẽ gây ra đau đớn dữ dội. Rủi ro bị sưng cơ trong trường hợp này thậm chí còn tăng lên nếu như chúng ta thường gù lưng hoặc khom người làm hạn chế máu lưu thông khắp cơ thể.

Biện pháp khắc phục sai tư thế

Nếu sai tư thế là nguyên nhân gây ra đau lưng, bạn có thể khắc phục bằng cách điều chỉnh và cải thiện tư thế của mình. Đầu tiên, các cơ ngực bị căng phải được khôi phục trạng thái ban đầu. Điều này được thực hiện hiệu quả nhất bằng cách sử dụng các con lăn cao su trong kỹ thuật tự kéo căng và xoa bóp cân cơ. Một khi cơ ngực đã được thư giãn và thả lỏng, các cơ lưng trên sẽ có điều kiện để hồi phục dễ dàng.

Vì cơ thể bạn đã quá quen với các tư thế không tốt trước đó, việc tập luyện sẽ rất vất vả và cần có tính kiên trì. Bạn nên sử dụng các dụng cụ hỗ trợ để đẩy nhanh quá trình như: dụng cụ hỗ trợ lưng, gối, để chân… Trong trường hợp bạn không thể tự khắc phục thì nên cần có sự trợ giúp của các chuyên gia bác sĩ hướng dẫn thực hiện.

 Tham khảo thêm phương pháp chữa đau lưng hiệu quả tại đây:

http://thoaihoacotsong.vn/dau-lung-2/khoi-benh-dau-lung-nho-bai-thuoc-nam-gia-truyen/

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bạn có thể sử dụng các thẻ HTML và thuộc tính sau: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>

Câu hỏi thường gặp

Bài thuốc hay

Miền Bắc

Tel:
Mobile: (Lương y Bình)

138 Khương Đình, P.Hạ Đình, Q.Thanh Xuân, Hà Nội

Miền Nam

Tel:
Mobile:(Lương y Nga)

325/19 Bạch Đằng, P.15, Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh

Còn nhiều phản hồi nữa, các bạn xem thêm tại đây

PGS.BS. Nguyễn Trọng Nghĩa

BSCKI. Nguyễn Thu Hương

LƯƠNG Y ƯU TÚ. Lê Thành Tân