Đau lưng không cúi được là vấn đề mà nhiều người gặp phải, thế nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về nó. Bài viết dưới đây xin chia sẻ một số thông tin hữu ích xoay xung quanh chủ đề này.
Những Nội Dung Chính Trong Bài
Đau lưng không cúi được là bệnh gì, có nguy hiểm không?
Đau lưng không cúi người được là tình trạng vùng lưng dưới có cảm giác cứng cơ, nhức nhối khó chịu khiến người bệnh không thể thực hiện các động tác gập, rướn hay vươn về phía trước. Thông thường, người cao tuổi khi hệ xương khớp đã suy giảm chức năng hay gặp phải vấn đề này.

Tình trạng đau lưng không cúi được gây ra nhiều phiền toái trong sinh hoạt
Nếu bạn không thể làm tư thế uốn cong lưng thì nhiều khả năng bạn đang gặp phải các bệnh lý liên quan đến xương khớp, chúng bao gồm:
- Căng cứng vùng thắt lưng: Đây là một nguyên nhân phổ biến khiến nhiều người không thể cúi xuống được. Các cơ và dây chằng căng cứng khiến việc thực hiện động tác gập người có thể đặt lên thắt lưng nhiều áp lực hơn nữa. Sự căng cứng cũng có thể gây viêm, dẫn đến co thắt cơ bắp.
- Thoát vị đĩa đệm: Các đốt sống được đệm bởi các đĩa mềm hoạt động như một bộ giảm xóc và giúp ổn định vùng lưng dưới. Một đĩa đệm thoát vị là khi nó trượt ra khỏi vị trí và chèn ép lên các dây thần kinh xung quanh. Từ đó, vùng thoát vị có cảm giác đau nhức không thể cúi người được. Thông thường, tình trạng này xảy ra khi người bệnh lão hóa xương theo tuổi tác.
- Đau thần kinh tọa: Đau thần kinh tọa xảy ra là kết quả của việc thoát vị đĩa đệm. Nếu đĩa đệm chèn lên dây thần kinh tọa ở cột sống vùng thắt lưng, nó gây ra cảm giác căng, nóng rát, đau nhức khủng khiếp lan xuống một bên chân. Kết quả là bệnh nhân không thể thực hiện được động tác cúi gập người. Đau thần kinh tọa còn gây ra hiện tượng tê bì hay râm ran kiến bò ở chi dưới.
- Thoái hóa đốt sống thắt lưng: Đây là tình trạng rạn nứt xương ở các đốt sống, nó thường xảy ra với người già hoặc những người vận động mạnh thường xuyên (cầu thủ, vận động viên thể dục dụng cụ). Những bệnh nhân thoái hóa đốt sống không chỉ gây đau lưng không cúi được mà còn đau ngay cả khi đứng thẳng.
- Viêm cột sống dính khớp: Là tình trạng viêm mạn tính, gây ảnh hưởng đến các khớp gần xương chậu hay vùng hông. Nó khiến bệnh nhân cứng khớp, đau nhức khi thực hiện cúi người hay một số động tác khác. Nếu để nó kéo dài, nó có thể dẫn đến viêm khớp xương cột sống, làm tư thế của người bệnh bị vặn vẹo.

Lưng bị đau không cúi được có thể là do bệnh lý ở cột sống
Nhưng đôi khi, tình trạng đau lưng không cúi xuống được là kết quả của việc bạn ngồi quá lâu mà không vận động. Nó làm cơ, khớp vùng lưng dưới bị tê cứng tạm thời, khiến bạn cảm thấy khó khăn khi gặp người lại.
Ngoài ra, việc bê vật nặng không đúng tư thế cũng rất dễ gây ra những tổn thương ở cột sống. Điều này làm dây cơ kéo căng quá mức dẫn đến bạn không thể gập người xuống một lần nữa.
Lưng bị đau không cúi xuống được có thể khiến cuộc sống sinh hoạt của bạn bị đảo lộn, khó khăn trong việc chuyển động. Nó cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo những vấn đề nghiêm trọng của cột sống. Vì vậy, nếu bạn gặp phải tình trạng này kéo dài hoặc thường xuyên xảy ra, hãy đến ngay các bệnh viện uy tín để thăm khám và được điều trị.
Tìm hiểu thêm: Đau lưng khó thở nguy hiểm không? Cách chữa và các lưu ý cần biết
Cách chữa đau lưng không cúi được
Để điều trị dứt điểm bệnh, bạn cần đến các cơ sở y tế để thăm khám và xác định nguyên nhân gây bệnh. Từ đó, bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị phù hợp với từng bệnh lý.

Cần phải thăm khám để xác định nguyên nhân và cách chữa tốt nhất
Ngoài ra, bạn có thể áp dụng một số biện pháp giảm các cơn đau thắt lưng như sau:
- Bạn nên nghỉ ngơi từ 1-3 ngày để vùng lưng được thư giãn đồng thời theo dõi cường độ các cơn đau. Bạn cũng có thể dùng các thuốc chống viêm không chứa steroid OTC như ibuprofen, naproxen.
- Khi bị đau lưng không cúi được, bạn cũng nên thử massage nhẹ nhàng vùng thắt lưng kết hợp với liệu pháp chườm lạnh hoặc nóng để làm thư giãn gân cốt và giảm đau tức thời.
- Các bài tập vật lý trị liệu ở những trung tâm uy tín cũng sẽ giúp vùng lưng hồi phục nhanh chóng hơn.
- Nếu nguyên nhân là do bệnh lý thần kinh tọa, việc phẫu thuật để loại bỏ đĩa đệm đang chèn ép là hoàn toàn cần thiết. Bạn nên được thăm khám cụ thể và điều trị theo chỉ định của bác sĩ chuyên môn.
- Ban cũng có thể sử dụng các dụng cụ nẹp hỗ trợ vùng lưng. Chúng sẽ giúp giảm đau nhức và khó chịu khi bạn thức hiện các động tác như cúi người, ngồi xổm hay thay đổi tư thế từ ngồi sang đứng thẳng,…
- Ngâm mình trong bồn nước nóng: Việc ngâm mình trong nước nóng sẽ làm thư giãn các cơ đang co cứng cũng như giúp hệ thống tuần hoàn máu lưu thông dễ dàng hơn. Không chỉ vậy, việc này còn làm cơn đau dịu lại, khiến bạn thoải mái và dễ đi vào giấc ngủ hơn.
- Nếu nguyên nhân là viêm cột sống dính khớp, các bác sĩ có thể sẽ kê cho bạn adalimumab (humira) và etanercept (enbrel) để giúp ngăn ngừa yếu tố hoại tử đồng thời chống viêm.
- Người bị đau lưng không cúi được cũng nên tập các bài vận động nhẹ nhàng giúp hỗ trợ vùng thắt lưng như Yoga, stretching, đi bộ,…
- Bạn có thể thử các phương pháp xông nóng với một số thảo dược có tính chống viêm, giảm sưng đau: ngải cứu, lá trầu,..
- Nếu bạn là dân văn phòng hay gặp tình trạng này, hãy thực hiện các vận động vùng lưng như xoay eo trong 5-10 phút sau khi ngồi tối đa 45-60 phút. Bạn cũng nên chọn cho mình một chiếc ghế có lưng tựa mềm và đệm để bạn có thể ngả lưng khi mệt mỏi, làm vùng hông, mông của bạn thoải mái hơn, tránh hiện tượng tê khó chịu.
Hy vọng bài viết trên đã mang lại cho bạn nhiều thông tin bổ ích về vấn đề đau lưng không cúi được. Hãy luôn yêu thương bản thân, vì sức khỏe là vốn quý nhất.
Nếu đang gặp vấn đề về sức khoẻ, ĐỪNG NGẠI chia sẻ. Bác sĩ sẽ TƯ VẤN MIỄN PHÍ giúp bạn!
Bác sĩ Hoàng Thị Lan Hương sinh ngày 19/11/1957, tại Yên Phụ, Tây Hồ Hà Nội. Nguyên là giảng viên ưu tú của trường Học viện y học cổ truyền Tuệ Tĩnh. Cô đã đóng góp tâm trí trong việc xây dựng phác đồ châm cứu chuyên biệt Vladivostok cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm nói riêng và các bệnh xương khớp nói chung.Bác sĩ Hoàng Thị Lan Hương là người đại diện pháp lý, chịu trách nhiệm chuyên môn tại nhà thuốc Tâm Minh Đường và thông tin y học truyền tải trên website:thoaihoacotsong.vn/
Ngày cập nhật gần nhất: