Đau đầu sau gáy là bệnh gì ? Nguyên nhân và cách giảm đau nhanh chóng

Đau đầu sau gáy là hiện tượng phổ biến ở nhiều người. Triệu chứng này có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Đây là triệu chứng cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm. Do đó người bệnh cần lưu ý, khám và điều trị tích cực, tránh các biến chứng xảy ra.

Đau đầu sau gáy là bệnh gì ?

Đau đầu sau gáy là hiện tượng đau nửa đầu phía sau, đau có thể tại chỗ hoặc lan xuống cổ vai, thậm chí lan sang thái dương 2 bên. Tính chất đau âm ỉ hoặc nhói thành từng cơn, cường độ đau từ nhẹ đến đau nhói buốt, căng tức.

Hình ảnh đau đầu sau gáy ở bệnh nhân

Hình ảnh đau đầu sau gáy ở bệnh nhân

Đau đầu sau gáy không phải là bệnh mà là dấu hiệu của những bệnh lý khác nhau. Về cơ bản, hầu hết các cơn đau này là lành tính tức là triệu chứng có thể hết mà không cần điều trị. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, đau sau gáy là dấu hiệu của các bệnh lý nghiêm trọng, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Những dấu hiệu cho thấy cơn đau đầu sau gáy trở nên nguy hiểm như:

  • Đau liên tục, đau dữ dội cả khi đã dùng thuốc giảm đau.
  • Đau kèm theo cứng gáy, sốt cao, nôn hoặc buồn nôn
  • Đau sau gáy kèm các dấu hiệu tồi tệ đi về thị giác, thính giác
  • Đau đầu kèm theo nói ngọng, yếu tay chân, rối loạn tri giác

Khi có các cơn đau đầu sau gáy kèm các dấu hiệu trên, người bệnh cần nhanh chóng được đưa đến cấp cứu tại các cơ sở y tế gần nhất,

Nguyên nhân đau đầu sau gáy

Đau đầu sau gáy được phân loại theo nhiều cách khác. Tuy nhiên, thông thường, người ta sẽ phân loại theo nguyên nhân gây bệnh. Cách phân loại này giúp bệnh nhân và bác sỹ phát hiện các cơn đau do các bệnh lý nguy hiểm để cấp cứu kịp thời.

Đau đầu sau gáy do các nguyên nhân cấp tính

  1. Đau đầu gặp trong hội chứng màng não: Bệnh nhân thường đau đầu dữ dội, khu trú hoặc lan tỏa, tăng lên khi có tiếng động, ánh sáng hoặc khi thay đổi tư thế đột ngột. Bệnh nhân thường nằm bất động quay đầu trong góc tối. Đau đầu thường không có đáp ứng với thuốc giảm đau. Bệnh nhân thường kèm theo nôn vọt, nôn xong đỡ đau đầu, sốt cao liên tục.
  2. Đau đầu sau gáy do u não, u não di căn: Các cơn đau đầu liên tục, tăng dần kèm theo các dấu hiệu thần kinh khu trú như liệt chi, mắt mờ… Nguyên nhân thường do khối u phát triển gây tăng áp lực nội sọ. Các khối u có thể ở não hoặc di căn từ cơ quan khác lên não. U não do di căn hầu hết từ ung thư phổi di căn lên.
  3. Xuất huyết não: Đau đầu sau gáy dữ dội kèm các dấu hiêu thần kinh khu trú như yếu liệt nửa người, nói ngọng thậm chí người bệnh có thể rơi vào hôn mê. Trường hợp này nếu không được cấp cứu kịp thời bệnh nhân có thể tử vong nhanh hoặc để lại các di chứng về sau
  4. Đau đầu sau gáy do chấn thương: Sau ngã, sau va chạm giao thông hoặc các chấn thương khác, các chấn thương này tác động đến cấu trúc vùng cổ gáy như xương- cơ, dây chằng, mạch máu, thần kinh gây đau. Bệnh nhân cần được theo dõi để xử trí kịp thời, tránh các biến chứng xảy ra.

Xem thêm: Đau vai gáy sau khi sinh mổ phải làm sao? [Bác sĩ tư vấn]

Đau đầu sau gáy do các chấn thương vùng cổ

Đau đầu sau gáy do các chấn thương vùng cổ

Nguyên nhân do bệnh lý

 Các bệnh lý sau đây thường gây các cơn đau đầu sau gáy lặp đi lặp lại. Mức độ đau có thể giảm hoặc hết sau khi bệnh nhân uống thuốc giảm đau. Tuy nhiên, triệu chứng đau đầu dễ tái phát. Do đó, cần tìm hiểu rõ nguyên nhân để điều trị triệt để:

Nếu đang gặp vấn đề về sức khoẻ, ĐỪNG NGẠI chia sẻ. Bác sĩ sẽ TƯ VẤN MIỄN PHÍ giúp bạn!

  1. Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ: Đây là nguyên nhân hàng đầu gây đau đầu sau gáy. Khối thoát vị gây chèn ép vào cột cơ, thần kinh, mạch máu gây đau. Đau đầu có thể kèm theo hoa mắt, chóng mặt do mạch máu bị chèn ép gây tuần hoàn máu lên não kém.
  2. Đau đầu sau gáy do thoái hóa cột sống cổ: Đây cũng là một trong những nguyên nhân thường gặp. Bệnh nhân thường thấy đau âm ỉ, liên tục, lan ra tai, xuống cổ vai, đêm đau nhiều hơn ngày. Kèm theo cảm giác nhức mỏi. Thoái hóa cột sống cổ thường có liên quan đến yếu tố nghề nghiệp, yếu tố tuổi tác nên rất khó trong việc điều trị dứt điểm.
  3. Đau đầu sau gáy do gai đôi đốt sống: Đây là bệnh lý bẩm sinh gây dị dạng ống thần kinh. Tuần hoàn máu não bị cản trở gây ra các cơn đau đầu kèm hoa mắt chóng mắt, trí nhớ giảm.
  4. Lao xương khớp: Vi khuẩn lao xâm nhập gây bệnh. Người bệnh thường đau đầu sau gáy kèm theo đổ mồ hôi nhiều, người mệt mỏi.
  5. Các bệnh lý của khớp vai: Viêm quanh khớp vai, thoái hóa khớp, trật khớp có thể gây đau từ vai lan lên vùng cổ gáy. Tuy nhiên, các cơn đau thường thưa và mức độ đau không nhiều.
  6. Đau đầu sau gáy do tăng huyết áp: Thường gặp ở bệnh nhân trên 50 tuổi có tiền sử bệnh tăng huyết áp. Bệnh nhân đau đầu, có thể có cảm giác căng tức kèm theo chóng mặt.
  7. Đau đầu vận mạch: Cơn đau xảy ra khi mạch máu não bị rối loạn nồng độ chất dẫn truyền.

Một số nguyên nhân gây đau đầu sau gáy khác

  1. Làm việc sai tư thế: Người bệnh có thói quen ngồi cúi sát khi làm việc ( dùng máy tính, viết ) hoặc mang vác nặng.
  2. Thói quen sinh hoạt: Gối đầu quá cao bằng gối cứng khi ngủ, vận động sai tư thế.
  3. Căng thẳng, stress: Các căng thẳng,lo lắng quá mức trong cuộc sống cũng dễ gây ra triệu chứng đau đầu sau gáy.
  4. Co cơ: Do  vận động sai cách hoặc lười vận động gây ra. Bệnh nhân cũng thể bị co cơ do lạnh.

Các nguyên nhân này là nguyên nhân thường gặp gây ra các cơn đau đầu sau gáy. Đặc điểm của cơn đau do các nguyên nhân này gây ra thường là mức độ đau âm ỉ hoặc thành cơn nhưng không quá dữ dội, cơn đau có đáp ứng với thuốc giảm đau.

Cách giảm đau đầu sau gáy

Tùy thuộc vào nguyên nhân, bệnh nhân sẽ có các hướng điều trị khác nhau. Đối với các bệnh lý cấp tính nguy hiểm, người bệnh cần được cấp cứu kịp thời và điều trị tích cực để không nguy hiểm đến tính mạng và tránh di chứng về sau.

Điều trị đau đầu sau gáy bằng các loại thuốc Đông, Tây y

Điều trị đau đầu sau gáy bằng các loại thuốc Đông, Tây y

Các bệnh lý cơ xương khớp vùng cổ-vai-gáy: Đợt cấp có thể dùng phối hợp các loại thuốc giảm cơn đau đầu sau gáy nhanh (Paracetamo), giãn cơ (Myonal). Áp dụng thêm các phương pháp hỗ trợ như siêu âm trị liệu, vật lý trị liệu. Ngoài đợt cấp, bệnh nhân cần được điều trị ngăn ngừa sự tiến triển của bệnh, tránh tái phát.

Các nguyên nhân cơ học gây đau đầu sau gáy: Thay đổi lối sống, sinh hoạt, tích cực vận động, ăn uống bổ sung chất dinh dưỡng và tránh căng thẳng, stress.

Dự phòng tình trạng đau đầu sau gáy

Để phòng tránh các cơn đau đầu sau gáy, cần phải

  • Có chế độ làm việc- nghỉ ngơi hợp lý: Không ngồi quá lâu ở 1 tư thế. Khi làm việc cần ngồi đúng tư thế. Đối với nhân viên văn phòng phải ngồi máy tính lâu, cứ 1 tiếng làm việc cần nghỉ ngơi 5-10 phút.
  • Không mang vác vật nặng: Hạn chế khiêng, vác, gồng gánh các vật nặng trên vai quá sức.
  • Ngủ đúng tư thế: Để phòng tránh và giảm thiểu cơn đau đầu sau gáy, mọi người cần chú ý các tư thế khi ngủ và ngồi, nên dùng gối đầu thấp và chất liệu mềm để phần cổ thư giãn tối đa
  • Chế độ dinh dưỡng phù hợp: Chế độ ăn uống cần bổ sung các thực phẩm dinh dưỡng, chứa nhiều sắt và vitamin để năng cao thể trạng của cơ thể.
  • Thường xuyên vận động: Bệnh nhân có thể tập các bài tập nhẹ nhàng vùng cổ vai. Có thể tự massage vùng cổ vai gáy khi có đau mỏi
  • Tránh các căng thẳng, stress: Mọi người luôn giữ cho mình một tinh thần sảng khoái, tránh căng thẳng mệt mỏi
  • Thực hiện các bài tập nhẹ nhàng: Các bài tập có thể áp dụng giúp ngăn ngừa đau đầu sau gáy: Ngồi thả lỏng cơ thể, thẳng lưng, tay trái thả lỏng, tay phải đặt  lên đỉnh đầu, kéo căng hết cỡ về bên phải, giữ trong 15s, sau đó đổi bên.

Thống kê về tình trạng đau đầu sau gáy hiện nay

Đau đầu sau gáy là triệu chứng thường gặp, không phân biệt lứa tuổi, giới tính nghề nghiệp. Tuy nhiên, mỗi đối tượng có những nguyên nhân gây đau đầu đặc thù khác nhau.

  • Nhân viên văn phòng: Thường gặp đau đầu do nguyên nhân ngồi lâu, sử dụng máy tính nhiều, ngồi sai tư thế.
  • Người cao tuổi: Thường gặp đau đầu do tăng huyết áp, thoái hóa cột sống cổ, thoát vị đĩa đệm.
  • Lái xe: Người làm nghề lái xe thường ngồi lâu ở 1 tư thế
  • Người lao động chân tay, làm việc vất vả, thường phải mang vác: Những đối tượng này dễ mắc các chấn thương, vi chấn thương, bệnh thoát vị đĩa đệm.
  • Người làm việc trong môi trường áp lực: Người bệnh thường căng thẳng, stress.

Nếu đang gặp vấn đề về sức khoẻ, ĐỪNG NGẠI chia sẻ. Bác sĩ sẽ TƯ VẤN MIỄN PHÍ giúp bạn!

Ngày cập nhật gần nhất:

Share:

Your Comment