Đau vai gáy bên trái, bên phải là bệnh gì? Cách chữa hiệu quả

Đau vai gáy bên trái, bên phải là tình trạng xảy ra phổ biến. Liệu hai tình trạng này có phải là dấu hiệu cảnh báo căn bệnh gì không? Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn qua bài viết dưới đây nhé!

Đau vai gáy bên trái là bệnh gì?

Theo các chuyên gia, có rất nhiều nguyên nhân gây đau vai gáy trong đó các bệnh lý là tác nhân điển hình, cụ thể là:

Thoát vị đĩa đệm cổ

Đây là hệ quả việc tổn thương của các đốt sống cổ khiến nhân nhầy bên trong bị thoát ra ngoài, chèn ép lên rễ dây thần kinh và mạch máu.

Khi dây thần kinh ở vùng vai bên trái bị chèn ép, lúc này người bệnh sẽ phải đối mặt với những đau nhức dai dẳng. Đặc biệt cơn đau sẽ tăng lên nhất là khi người bệnh vận động mạnh. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ có thể gây ra biến chứng nguy hiểm hơn.

Bệnh thoát vị đĩa đệm cổ gây đau vai gáy

Bệnh thoát vị đĩa đệm cổ gây đau vai gáy

Thoái hóa đốt sống cổ

Đây là tình trạng các đốt sống cổ bị tổn thương và bào mòn. Thoái hóa đốt sống cổ sẽ gây ra những cơn đau vai gáy âm ỉ, kéo dài. Theo thời gian, khi gai xương hình thành trên đốt sống, thì cơn đau sẽ càng trở nên nặng nề hơn.

Hiện nay vẫn chưa có phương pháp chữa dứt điểm căn bệnh thoái hóa đốt sống cổ. Các cách điều trị chỉ nhằm mục đích thuyên giảm triệu chứng, cải thiện khả năng vận động cũng như ngăn ngừa biến chứng.

Hội chứng cổ vai gáy

Đau vai gáy là tình trạng xảy ra phổ biến ở nhóm đối tượng lười vận động, thường duy trì một tư thế trong sinh hoạt và làm việc. Đối tượng gặp phải tình trạng này điển hình như thợ may, lái xe, dân văn phòng, học sinh, sinh viên,…

Tình trạng đau nhức đôi khi có thể xuất hiện ở khu vực vai bên trái. Ở những trường hợp nặng, cơn đau có thể gây lây lan ra diện rộng, xuống lưng, lan ra bắp tay và hai cánh tay,…

Đau thần kinh vai gáy

Bệnh lý này gây ra bởi sự chèn ép của rễ thần kinh và mạch máu ở vai gáy. Với triệu chứng này, người bệnh sẽ gặp phải những cơn đau một cách đột ngột. Ngoài khu vực vai gáy, cơn đau có thể lan tỏa trên diện rộng. Đôi lúc, khu vực lưng, hai cánh tay cũng bị đau nhức. Bên cạnh đó người bệnh sẽ xuất hiện một số dấu hiệu đi kèm khác như hoa mắt, chóng mặt, ù tai,…

Đây là một bệnh lý khá nguy hiểm, cần được theo dõi sớm và xử lý kịp thời nếu không có thể gây ảnh hướng đến tính mạng con người.

Đau vai gáy ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt và công việc

Đau vai gáy ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt và công việc

Các bệnh lý khác

Ngoài những bệnh lý kể trên, đau vai gáy bên trái còn là dấu hiệu của một số căn bệnh khác như:

  • U hố sau, u xương.
  • Viêm màng bao hoạt dịch.
  • U nang hoạt dịch.
  • Viêm khớp vai trái.
  • Các bệnh lý về phổi và cơ hoành.

Tìm hiểu thêm bài viết: Đau vai gáy dẫn đến đau đầu, chóng mặt, buồn nôn có nguy hiểm không?

Đau vai gáy bên phải là bệnh gì?

Thoái hóa đốt sống cổ

Nếu bệnh nhân gặp tình trạng đau vai gáy bên phải kèm theo triệu chứng đau nửa đầu thì rất có thể là do thoái hóa đốt sống cổ.

Thoái hóa đốt sống cổ là tình trạng đốt số cổ bị thoái hóa do thời gian. Lúc này, xương cột sống có thể bị chèn ép làm tắc nghẽn dòng chảy của máu bơm lên não khiến người bệnh phải đối mặt với những cơn đau nhói sau gáy bên phải. Trường hợp này nếu không được điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh hoạt của người bệnh.

Thoát vị đĩa đệm

Đây là hiện tượng khối nhân nhầy bên trong bao xơ đĩa đệm bị tràn ra ngoài, chèn ép lên dây thần kinh và tủy sống gây đau nhức vùng cổ, vai gáy hoặc vùng thắt lưng. Thoát vị đĩa đệm cũng có thể gây ra những cơn đau mỏi vai gáy bên trái và bên phải. Người bệnh sẽ cảm thấy đau tăng lên khi vận động vùng cổ, và giảm đi khi nghỉ ngơi.

Thoát vị đĩa đệm là căn bệnh có biến chứng khôn lường, nếu không kịp thời xử lý sẽ dẫn đến nguy cơ liệt người, teo cơ, mất kiểm soát các chi.

Đau thần kinh tọa

Cơn đau vai gáy bên phải còn là dấu hiệu của bệnh lý đau thần kinh tọa.

Dây thần kinh tọa là dây thần kinh lớn nhất của cơ thể con người, đây là dây nối giữa lưng với hai chi dưới. Nếu dây thần kinh bị tổn thương sẽ gây ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động của phần thân dưới

Hai vị trí bị tổn thương nặng nhất khi dây thần kinh tọa bị tổn thương đó chính là vùng cổ và vùng thắt lưng.

Đau thần kinh tọa là một nguyên nhân gây đau vai gáy bên phải

Đau thần kinh tọa là một nguyên nhân gây đau vai gáy bên phải

Cách điều trị đau vai gáy bên trái, bên phải

Sử dụng thuốc Tây

  • Thuốc giảm đau: Sử dụng thuốc giảm đau là biện pháp mà người bệnh thường nghĩ đến đầu tiên. Một số loại thuốc được chỉ định trong trường hợp này bao gồm: Naproxen, Aspirin, Paracetamol,…

Lưu ý: Phụ nữ có thai, cho con bú, bệnh nhân viêm loét dạ dày, tá tràng, người mắc bệnh suy gan không được sử dụng các loại thuốc này.

    • Thuốc giãn cơ: Loại thuốc này thường được chỉ định cho trường hợp đau vai gáy bên trái, bên phải khi rễ thần kinh bị chèn ép., có tác dụng chống tình trạng co cứng của cơ bắp, từ đó giảm thiểu các cơn đau nhức xảy ra đột ngột. Các loại thuốc bao gồm: Orphenadrine, Metaxalone, Dantrolene, Diazepam… Chăm sóc tại nhà

Ngoài việc điều trị theo phác đồ của bác sĩ chuyên môn, người bệnh cần xây dựng kế hoạch chăm sóc tại nhà để giúp khắc phục những tổn thương do đau vai gáy phải và bên trái gây ra.

  • Người bệnh nên dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi để giúp đốt sống và cơ bắp được thư giãn. Trong quá trình điều trị, người bệnh nên hạn chế việc vận động mạnh, tránh gây áp lực lên vùng vai gáy đang tổn thương.
  • Nên áp dụng thêm các liệu pháp giảm đau đơn giản như chườm nóng, chườm lạnh, xoa bóp, bấm huyệt,… để thuyên giảm cơn đau nhức.
  • Tránh sử dụng các chất kích thích và đồ uống có cồn. Đồng thời, người bệnh không nên ăn các loại thực phẩm có thể gây kích thích viêm như thức ăn nhanh, thực phẩm nhiều gia vị, đồ ăn đã được chế biến sẵn,…
  • Tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu vitamin D và canxi để thúc đẩy quá trình phục hồi tế bào xương.
  • Xây dựng các bài tập trị liệu cho vùng vai gáy. Để hạn chế rủi ro chấn thương, người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để có liệu trình tập luyện phù hợp với thể trạng của mình.

Đau vai gáy bên trái và bên phải là dấu hiệu cảnh báo của nhiều bệnh lý nguy hiểm, bởi vậy cần có phương pháp can thiệp sớm. Trong trường hợp, người bệnh bị đau nhức kéo dài, hãy đến ngay bệnh viện để được thăm khám và điều trị, tránh chủ quan sẽ khiến bệnh lý tiến triển nặng, khó kiểm soát.

Nếu đang gặp vấn đề về sức khoẻ, ĐỪNG NGẠI chia sẻ. Bác sĩ sẽ TƯ VẤN MIỄN PHÍ giúp bạn!

Ngày cập nhật gần nhất:

Share:

Your Comment