bệnh gai cột sống cổ

Tháng 2 052015
 
Bệnh gai cột sống nên kiêng gì

Các triệu chứng đau lưng đau cổ mà bạn thường xuyên gặp phải có thể là do bệnh gai cột sống gây nên. Nhiều người cho rằng bệnh gai cột sống là cần phải điều trị cắt gai và phải kiêng thức ăn nhiều canxi. Điều này có đúng không thì bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu xem bệnh gai cột sống nên kiêng gì trong bài viết dưới đây.

benh gai cot song nen kieng gi 300x204 Bệnh gai cột sống nên kiêng gì

Bệnh gai cột sống nên kiêng gì

Bệnh gai cột sống nên kiêng gì?

Khi bị gai cột sống, người bệnh cần được bác sĩ chuyên khoa khám, chỉ định chính xác dùng loại thuốc gì. Bác sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng bệnh để kê đơn thuốc sao cho hiệu quả nhất. Đa số các thuốc điều trị gai cột sống đều có tác dụng phụ đến dạ dày nên phải ăn no trước khi uống thuốc. Nếu bệnh nặng, bác sĩ cũng sẽ chỉ định phẫu thuật.

Ngoài các phương pháp được sử dụng điều trị hiện nay là dùng thuốc, châm cứu, kéo giãn cột sống, vật lý trị liệu thì việc ăn uống được xem là yếu tố quan trọng để phòng ngừa gai cột sống. Nhiều người cho rằng, khi bị gai cột sống thì không nên ăn thức ăn giàu canxi. Quan niệm này thật sai lầm vì 90% canxi khi ăn vào đều được thải ra đường phân, chỉ có 10% là được hấp thụ. Ngoài ra, lượng canxi trong máu được kiểm soát rất chặt chẽ, không để tăng lên quá mức hoặc giảm quá mức. Điều này cho thấy, ăn nhiều canxi không ảnh hưởng, không làm gai mọc nhiều hơn. Canxi là một nguyên tố chính yếu cấu thành xương, mỗi ngày cơ thể cần khoảng 1.200mg canxi. Thức ăn chứa nhiều kali như sữa, các sản phẩm từ sữa là nguồn thực phẩm giàu canxi và dễ hấp thu nhất.

Bệnh gai cột sống tiến triển từ từ, hay gặp ở nam giới và tăng dần theo độ tuổi. Chúng ta có thể kết luận rằng chế độ ăn cho người bị gai cột sống không phải kiêng cữ gì, và cũng chưa có bằng chứng cho thấy người bệnh phải kiêng thức ăn có nhiều canxi.

Như đã nói, gai cột sống là một quá trình lão hoá tự nhiên theo thời gian, tuổi tác, do đó rất khó tránh khỏi. Nhiều người có gai cột sống nhưng hoàn toàn không đau và khoẻ mạnh. Nguyên nhân là do họ biết cách giữ cho cột sống khoẻ, không thực hiện các động tác gây đau như cúi, khom, đứng ngồi lâu và biết phòng tránh ngay từ khi còn nhỏ. Nên tập thể dục nhẹ nhàng mỗi ngày làm tăng sức dẻo dai cho cơ vùng lưng thì bệnh mới khỏi được.

VN:F [1.9.22_1171]
Rating: 0.0/10 (0 votes cast)
VN:F [1.9.22_1171]
Rating: 0 (from 0 votes)
Tháng 1 152015
 
Bệnh gai cột sống bẩm sinh

Gai cột sống ở giới phần lớn là do lao động nặng ở nam giới , còn nữ giới là do thiếu hụt canxi, hậu quả của việc mang thai và sinh nở mà không được bù đắp đầy đủ Ngoài ra cũng có trường hợp bị bệnh gai cột sống bẩm sinh, bệnh có thể không gây đau nhưng cũng có trường hợp gây đau đớn ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh.

Bệnh gai cột sống bẩm sinh

Gai cột sống là bệnh do sự phát triển của xương, sụn đã bị thoái hóa. Khi gai cọ xát với xương khác hoặc các phần mềm ở xung quanh như dây chằng, rễ dây thần kinh gây nên các cơn đau cho người bệnh.

benh gai cot song bam sinh 300x224 Bệnh gai cột sống bẩm sinh

Bệnh gai cột sống bẩm sinh

Nhận biết một số triệu chứng của bệnh gai cột sống bẩm sinh.

Đa số bệnh nhân bị gai cột sống phải sống chung hòa bình với gai. Nhưng lại có khoảng 42% những trường hợp gai này một lúc nào đó có thể đưa tới những triệu chứng đau, lưng, cổ, sau đó lan ra tứ chi, làm yếu bàn tay, bàn chân.

Nếu gai chèn ép các dây thần kinh, người bệnh sẽ bị những cảm giác đau ở tay và chân, cơ bắp yếu. Nếu ống tủy bị quá thu hẹp, bệnh nhân sẽ có rối loạn đại tiểu tiện, mất cảm giác.

Vùng thường xuất hiện các cơn đau thường là nhưng vùng hoạt động nhiều như vùng cổ và thắt lưng. Và cơn đau xuất hiện khi bệnh nhân hoạt động như: đi, đứng… Cơn đau tăng khi cử động, giảm khi nghỉ ngơi. Vì vậy, khi người bệnh bị đau những vùng này sẽ giới hạn cử động ở các phần này.

Đối với những người bị gai đốt sống cổ thì triệu chứng thường là đau lan xuống vai thường kèm theo nhức đầu. Đối với những người bị gai đốt sống thắt lưng thì cơn đau lan xuống lưng và chân.

Dấu hiệu nhận biết bệnh gai cột sống cũng tương tự như ở các bệnh chấn thương lưng, viêm thấp khớp, đứt đĩa liên sống, đau thần kinh tọa.

Đối phó với gai cột sống bẩm sinh như thế nào?

Khi được chẩn đoán gai cột sống, một số bệnh nhân thường nghĩ ngay đến việc mổ để cắt gai. Nhưng thực tế, việc điều trị bệnh gai cột sống là điều trị bảo tồn, chỉ phẫu thuật khi có biểu hiện chèn ép thần kinh, tổn thương khác trong ống tủy.

Những thuốc thường dùng là nhóm giảm đau kháng viêm không steroid, nhóm giãn cơ, hoặc kết hợp dùng một số dụng cụ nâng đỡ như áo nẹp lưng… để giảm bớt gánh nặng lên các đốt sống bị bệnh.

Các phương pháp điều trị hỗ trợ gồm châm cứu, vật lý trị liệu. Người bệnh cần phải chú ý tập thể dục đều đặn nhưng cần tránh những môn tập nặng, bắt cột sống phải chịu một trọng lượng lớn như nhảy cao, nhảy dây… mà nên tập các môn thể thao nhẹ như bơi lội, aerobic, yoga… để giúp giảm sức nặng của cơ thể lên cột sống.

Gai cột sống bẩm sinh thì không thể phòng ngừa được, nhưng nếu bạn bị gai cột sống không phải do bẩm sinh thì có thể chú ý một số vấn đề dưới đây để phòng gai cột sống.

– Ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, nhất là các chất giàu canxi. Giảm cân nếu béo phì để giảm chịu lực của cột sống. Tập thể dục đặc biệt là các động tác cử động vùng cột sống cổ và vùng cột sống thắt lưng. Tránh các tư thế đứng, ngồi khom lưng, khuân vác nặng, quá lâu khi làm việc để không gây áp lực lên cột sống.

– Hạn chế khiêng vác nặng gây ảnh hưởng đến cột sống thắt lưng, tránh đội những vật nặng trên đầu gây ảnh hưởng cột sống cổ. Tránh các chấn thương ở vùng cột sống do chơi thể thao hoặc tai nạn.

Bệnh gai đôi cột sống không phải là bênh nguy hiểm đến tính mạng mà chủ yếu gây đau làm cho người bệnh thấy khó chịu. Bạn nên hạn chế tối đa làm các công việc nặng sẽ ít đau hơn và bệnh tiến triển chậm hơn. Nếu bạn muốn cắt bỏ gai thì có thể nhờ sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa.

VN:F [1.9.22_1171]
Rating: 0.0/10 (0 votes cast)
VN:F [1.9.22_1171]
Rating: +1 (from 1 vote)
Tháng 9 062014
 
Bệnh gai cột sống có nguy hiểm không

Gai cột sống là bệnh trong đó có sự phát triển không mong muốn của xương hoặc sụn đã bị thoái hóa. Nhiều người có thắc mắc không biết bệnh gai cột sống có nguy hiểm không? Để có thể giải đáp câu hỏi này một cách chính xác thì bạn phải hiểu rõ các thông tin về bệnh gai cột sống.

benh gai cot song co nguy hiem khong 300x200 Bệnh gai cột sống có nguy hiểm không

Bệnh gai cột sống có nguy hiểm không

Bệnh gai cột sống

Thường sau 45 tuổi, người ta dễ mắc bệnh gai cột sống. Tuy nhiên, điều này còn phụ thuộc vào yếu tố môi trường và gia đình. Nếu trong gia đình có người thân bị gai cột sống thì sẽ có nguy cơ cao khớp bị thoái hoá sớm hơn.

Yếu tố môi trường chính là công việc, nếu những người phải làm việc có khuân vác nặng, ngồi nhiều, đứng nhiều…thì cũng dễ bị bệnh hơn. Khảo sát đối tượng vận động viên thì cũng cho thấy, vận động viên cử tạ bị thoái hoá cột sống nhanh hơn do phải nhấc vật nặng, trọng lượng đè lên cột sống làm cột sống nhanh mòn và yếu đi. Ngoài ra, bệnh thường gặp ở người cao tuổi khi cột sống bắt đầu thoái hoá với tuổi già và thường có nhiều ở nam giới hơn nữ giới. Tuy nhiên, nữ giới tuổi mãn kinh cũng hay bị gai cột sống hơn.

Vị trí thường mọc gai là mặt trước và bên của cột sống, hiếm khi mọc ở phía sau nên ít chèn ép vào tủy và rễ thần kinh. Bệnh gai cột sống khiến người bệnh rất khó chịu, nhất là cảm giác đau ở vùng thắt lưng, đau vai hoặc cổ do gai tiếp xúc với dây thần kinh, các xương đốt sống khi cử động, đau lan xuống cánh tay, tê chân tay, đôi khi làm giới hạn vận động.

Bệnh gai cột sống có nguy hiểm không?

Bình thường gai cột sống xuất hiện nhiều hơn ở cạnh hoặc phía trước cột sống cho nên gai không cọ sát với rễ dây thần kinh hoặc với tủy sống ở phía sau, do đó gai ít gây ra các biến chứng nguy hiểm.

Tuy nhiên, một số trường hợp hiếm có thể xảy ra là gai gẫy, mảnh gẫy chạy vào giữa khớp xương, gây khó khăn cho sự co ruỗi khớp hoặc khi gai đè vào rễ dây thân kinh và gây ra mất cảm giác ở tay chân.

Dù vậy thì bạn cũng nên điều trị bệnh sớm ngay khi phát hiện ra mình bị gai cột sống để tránh những hậu quả đáng tiếc sau này.

Người bệnh bị gai cột sống thường được điều trị bảo tồn bằng các thuốc giảm đau kháng viêm không steroid, thuốc giãn cơ hay sử dụng một số dụng cụ nâng đỡ như nẹp cổ… nhằm giảm bớt gánh nặng lên các đốt sống bị bệnh. Phẫu thuật chỉ đặt ra trong trường hợp có sự chèn ép vào tủy, làm hẹp ống tủy hoặc chèn ép hệ thần kinh và gây các dấu hiệu tê chân, tay, rối loạn đại tiểu tiện. Tuy nhiên, ngay cả khi phẫu thuật gai xương vẫn có thể mọc lại ở cùng vị trí cũ vì thực tế quá trình hình thành gai xương là một quá trình tự nhiên của cơ thể đối với phản ứng viêm.

Gai cột sống là một quá trình lão hoá tự nhiên theo thời gian, tuổi tác, do đó rất khó tránh khỏi. Tuy nhiên, nhiều người có gai cột sống nhưng hoàn toàn không đau và khoẻ mạnh. Nguyên nhân là do họ biết cách giữ cho cột sống khoẻ, không thực hiện các động tác gây đau như cúi, khom, đứng ngồi lâu..  Tìm hiểu thêm về cách điều trị gai cột sống tại đây.

 

VN:F [1.9.22_1171]
Rating: 5.8/10 (4 votes cast)
VN:F [1.9.22_1171]
Rating: +1 (from 3 votes)
Tháng 5 202014
 
benh-gai-cot-song-la-gi

Bệnh gai cột sống là sự phát triển thêm ra của xương trên thân đốt sống, đĩa sụn hay dây chằng quanh khớp. Nhiều người thường hay nhầm lẫn bệnh này với bệnh gai đôi cột sống. Tìm hiểu về bệnh gai cột sống là gì sẽ giúp bạn đẩy lùi được những cơn đau do bệnh gây ra và để có một cột sống chắc khỏe hơn.

benh gai cot song la gi Bệnh gai cột sống là gì

Bệnh gai cột sống là gì?

Khi cơ thể trưởng thành đến một giai đoạn nào đó sẽ lão hoá, “gai” chính là quá trình lão hoá tự nhiên của khớp, hay nói cách khác bệnh gai cột sống chính là bệnh thoái hoá các khớp. Gai thường xuất hiện ở đốt sống cổ và thắt lưng, vì hai bộ phận này hoạt động nhiều nhất, nên dẫn đến tình trạng khớp thoái hoá nhanh.

Bệnh thường thấy ở người cao tuổi khi cột sống bắt đầu thoái hóa với tuổi già và thường có nhiều ở nam giới hơn là nữ giới. Tuy nhiên nữ giới ở tuổi mãn kinh cũng hay bị gai cột sống.

Một số biểu hiện của gai cột sống

Đa số bệnh gai cột sống không gây ra dấu hiệu triệu chứng gì một cách rõ ràng. Tuy nhiên khi gai cọ xát với xương khác hoặc các phần mềm ở xung quanh như dây chằng, rễ dây thần kinh (tức là quá trình vận động) thì bệnh nhân mới thấy đau[3] và triệu chứng thường gặp là đau vai, đau thắt lưng, tay bị tê

Một số biểu hiện đau thông thường của gai cột sống

  • Đau thường xuất hiện ở cổ, thắt lưng, đặc biệt là khi bệnh nhân đứng hoặc đi. Vị trí đau tương ứng với phần cột sống liên quan.
  • Cảm giác bất thường hoặc mất cảm giác ở phần cột sống liên quan.
  • Trường hợp nặng thì đau tê ở cổ lan qua hai tay, đau ở lưng, đau dọc xuống hai chân.
  • Đau tăng lên khi đi lại hay vận động nhiều. Cơn đau tăng khi cử động, giảm khi nghỉ do đó sẽ đưa tới giới hạn cử động ở các phần này.
  • Cơ bắp yếu đi (đặc biệt là ở tay và chân).
  • Mất cân bằng.
  • Mất kiểm soát đường tiểu tiện và/hoặc đại tiện (tình huống nguy cấp).

Phòng và điều trị gai cột sống

Các biện pháp phòng ngừa bệnh gai cột sống:

  • Ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, nhất là các chất giàu canxi.
  • Giảm cân nếu béo phì để giảm chịu lực của cột sống.
  • Tập thể dục đặc biệt là các động tác cử động vùng cột sống cổ và vùng cột sống thắt lưng.
  • Tránh các tư thế đứng, ngồi khom lưng, khuân vác nặng, quá lâu khi làm việc để không gây áp lực lên cột sống.
  • Hạn chế khiêng vác nặng gây ảnh hưởng đến cột sống thắt lưng, tránh đội những vật nặng trên đầu gây ảnh hưởng cột sống cổ.
  • Tránh các chấn thương ở vùng cột sống do chơi thể thao hoặc tai nạn.

Điều trị gai cột sống

Những phương pháp điều trị gai cột sống cơ bản sau:

 Dùng thuốc:

 – Nếu gai không gây đau, không cần điều trị. Khi gai gây đau thì sự điều trị tập trung ở nguyên nhân gây ra gai, dấu hiệu bệnh hoặc sự hiện diện của gai.

- Điều trị dấu hiệu đau gồm có nghỉ ngơi khi sưng viêm, chườm nước đá, uống thuốc

+ Thuốc giảm đau thường dùng cho đau cấp tính như paracetamol, celecoxib, melocicam

+ Thuốc giãn cơ như eperison

+ Vitamin B1, B6, B12

 Phẫu thuật cắt bỏ gai

- Gai cột sống có thể được cắt bỏ với vi phẫu thuật rất chính xác. Nhưng sau khi cắt, gai có thể mọc trở lại.

- Cắt bỏ chỉ được chỉ định khi gai chèn ép vào hệ thần kinh, gây ra các dấu hiệu như tê chân tay, rối loạn đại tiểu tiện, đau lan tới tứ chi và ảnh hưởng xấu tới sinh hoạt thường nhật

Vật lý trị liệu & Lưu ý trong sinh hoạt

Châm cứu có thể làm giảm đau một phần nào ở phần mềm nhưng không có tác dụng vào tình trạng viêm sưng cũng như khi gai tác động lên rễ dây thần kinh não tủy. Vật lý trị liệu, thoa bóp, luyện tập xương khớp, thực hành yoga cũng giúp giảm ảnh hưởng của gai.

+ Nghỉ ngơi 10 -15 ngày

+ Không làm việc nặng

+ Hạn chế đi lại

+ Nằm ngửa gối thấp

+ Không nằm võng, ghế bố, nệm mềm

+ Ngửa cổ hoặc kéo cổ

+ Kéo dãn cột sống thắt lưng

+ Khi đỡ đau có thể tập thể dục, thể thao nhẹ: như tập thể dục tại chỗ, bơi, đi bộ

 Kết hợp vật lý và thuốc trị liệu (phương pháp trị gai cột sống hiệu quả nhất)

Nếu bị đau do gai cột sống nên điều trị theo phác đồ của bác sĩ và tái khám định kỳ để phát hiện sớm các tiến triển xấu từ đó có biện pháp xử trí thích hợp.

Xem thêm về cách điều trị gai cột sống tại đây.

VN:F [1.9.22_1171]
Rating: 6.3/10 (3 votes cast)
VN:F [1.9.22_1171]
Rating: +1 (from 1 vote)