benh thoai hoa cot song that lung

Tháng 9 292014
 
Cách điều trị bệnh thoái hóa cột sống lưng

Không có cách điều trị bệnh thoái hóa cột sống lưng khỏi dứt điểm mà chỉ có thể kiểm soát giúp làm chậm quá trình thoái hóa và giảm bớt các cơn đau lưng. Đây là bệnh mãn tính, do vậy việc điều trị sẽ cần thời gian và sự kiên nhẫn của người bệnh. Nếu biết cách chăm sóc cho cột sống thì căn bệnh này sẽ không ảnh hưởng nhiểu đến cuộc sống của bạn.

cach dieu tri benh thoai hoa cot song lung 199x300 Cách điều trị bệnh thoái hóa cột sống lưng

Cách điều trị bệnh thoái hóa cột sống lưng

Cách điều trị bệnh thoái hóa cột sống lưng

Hai yếu tố nguy cơ thoái hóa cột sống là hầu như không thể tránh khỏi: một cơ thể lão hóa hay tổn thương do chấn thương. Quá trình lão hóa tự nhiên có thể cướp đĩa đệm của nội dung chất lỏng cung cấp cho họ tính đàn hồi của họ. Lão hóa cũng dẫn đến giảm độ nhớt trong các khớp nơi xương sống. Một chấn thương như gãy xương nén, có thể thay đổi giải phẫu cột sống và kích hoạt hoặc làm trầm trọng thêm tình trạng thoái hóa. Ngoài ra tuổi tác và chấn thương, các yếu tố lối sống như chế độ ăn uống nghèo hút thuốc, cân quá mức, và sử dụng quá mức có thể làm trầm trọng thêm sự thoái hóa cột sống.

- Khi ở nhà, nếu bị đau lưng, bạn nên lập tức nằm nghỉ, thư giãn. Nhưng cũng không được nằm quá lâu khiến máu khó lưu thông, tăng cảm giác mệt mỏi. Chỉ cần cảm thấy đỡ đau là bạn đã phải đi lại đôi chút. Nói chung, người bị thoái hoá cột sống không nên ngồi một chỗ mà nên vận động nhẹ nhàng, tập thể dục vừa phải.

- Chườm nóng và xoa bóp được coi là biện pháp hữu hiệu tức thời. Tuy nhiên, có một sai lầm lớn là khi bị đau lưng, ta thường bóp dầu nóng, mật gấu và rượu. Làm như vậy sẽ khiến vùng bị đau có phản ứng co cơ, khiến cơn đau càng trầm trọng hơn.

- Khi đã cảm thấy khá hơn, bạn hãy bơi lội một chút. Theo các bác sĩ thì bơi lội chính là môn thể thao thích hợp nhất để chữa đau lưng, đặc biệt với các cơn đau cấp thì việc bơi trong bể nước ấm sẽ rất có hiệu quả.

- Uống thuốc cũng là một phương pháp giúp giảm đau nhanh chóng. Thuốc giảm đau: giảm đau thông thường acetaminophen ( paracetamol; tylenol H8), giảm đau chống viêm không steroid (meloxicam, piroxicam, celecoxib, etoricoxib…) theo các mức độ nhẹ – vừa – nặng, không dùng dài ngày

- Vật lý trị liệu : Các phương pháp nhiệt có tác dụng giảm đau chống co cứng cơ, giãn mạch làm tăng cường chuyển hoá dinh dưỡng như: hồng ngoại, chườm ngải cứu, đắp paraphin, tắm ngâm suối khoáng nóng.

Cần chú ý ăn uống và thay đổi tư thế lao động :

- Tránh mang xách nặng, thay đổi tư thế đột ngột.

- Nên ăn canh cua, sữa đậu nành…để bổ xung canxi.

- Với những người lao động trí óc, cứ ngồi làm việc khoảng 1 – 2 tiếng phải đứng dậy đi lại, tập một vài động tác có lợi cho lưng.

- Với người lao động chân tay, chú ý không mang vác quá sức. Với những vật quá nặng, không bao giờ được đứng cúi lưng để nhấc vật lên mà phải ngồi xổm xuống, nâng vật lên từ từ.

- Tập thể dục thường xuyên, đều đặn. Tập Thái cực quyền, bơi lội là rất tốt để phòng ngừa đau lưng do thoái hoá cột sống.

Hãy chọn phương pháp điều trị bệnh cho phù hợp để giúp đạt hiệu quả cao nhất, đừng để đến lúc bệnh đã nặng khi các phương pháp nội khoa không còn tác dụng sẽ phải tìm đến ngoại khoa thì sẽ rất phức tạp và tốn kém.

 

VN:F [1.9.22_1171]
Rating: 0.0/10 (0 votes cast)
VN:F [1.9.22_1171]
Rating: 0 (from 0 votes)
Tháng 6 242014
 
thoai-hoa-cot-song-that-lung

Đau thắt lưng là biểu hiện thường gặp ở hầu hết những người mắc thoái hoá cột sống. Bệnh có thể dẫn tới tàn phế nếu không được điều trị kịp thời. Mong muốn cắt được cơn đau, trở lại cuộc sống, sinh hoạt thường ngày là niềm mơ ước của nhiều bệnh nhân và thực tế, không ít trường hợp đã tìm được hướng điều trị hợp lý. Bài viết này chúng ta sẽ đi tìm hiểu thông tin về bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng.

thoai hoa cot song that lung 300x270 Thoái hóa cột sống thắt lưng

Thoái hóa cột sống thắt lưng

Thoái hóa cột sống thắt lưng là bệnh mạn tính tiến triển từ từ tăng dần gây đau, hạn chế vận động, biến dạng cột sống thắt lưng mà không có biểu hiện viêm. Tổn thương cơ bản của bệnh là tình trạng thoái hóa sụn khớp và đĩa đệm cột sống phối hợp với những thay đổi ở phần xương dưới sụn, và màng hoạt dịch.

- Biểu hiện rõ rệt nhất là những cơn đau lưng xuất hiện thường xuyên, cảm giác khó chịu, bức bối trong cơ thể, dáng đi không bình thường, vẹo vọ hoặc lưng còng xuống… Nếu gặp phải những hiện tượng như vậy, có thể bạn đã bị thoái hoá cột sống.

- Đôi khi có những cơn đau cấp tính khiến bạn cảm thấy nhói buốt, đau cả sang những vùng khác như vai, thần kinh toạ, đau hông và đùi đến mức không thể đi lại lâu được.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh này là do:

- Sự lão hóa: là nguyên nhân chính, theo quy luật tự nhiên các tế bào sụn cột sống với thời gian tích tuổi lâu dần sẽ già, khả năng sinh sản và tái tạo sụn sẽ giảm dần và hết hẳn, chất lượng sụn kém dần, tính đàn hồi và chịu lực giảm. Bệnh thường xuất hiện muộn, thường ở người trên 60 tuổi, tiến triển chậm, tăng dần theo tuổi, mức độ không nặng.

- Yếu tố cơ giới: là yếu tố thúc đẩy sự thoái hóa nhanh, thể hiện ở sự tăng bất thường lực nén trên một diện tích của mặt đĩa đệm cột sống, là yếu tố chủ yếu trong thoái hóa cột sống thứ phát, gồm:

+ Các dị dạng bẩm sinh làm gù vẹo cột sống, làm thay đổi diện tích tỳ nén bình thường của cột sống.

+ Các biến dạng sau chấn thương, viêm, u làm thay đổi hình thái, tương quan của cột sống.

+ Sự tăng trọng tải: tăng cân quá mức do béo phì, do nghề nghiệp.

- Các yếu tố khác:

+ Di truyền: cơ địa già sớm.

+ Nội tiết: mãn kinh, tiểu đường, loãng xương, dùng thuốc corticoid.

+ Chuyển hóa: bệnh Goutte.

Thông thường, để giảm đau thắt lưng ở bệnh nhân thoái hóa cột sống thắt lưng, bác sĩ thường kê cho bệnh nhân dùng nhóm thuốc giảm đau, chống viêm,… kết hợp với nghỉ ngơi, tập vật lý trị liệu, kéo dãn cột sống hay xoa bóp, chườm nóng,… Tuy nhiên, người bệnh có thể gặp một số tác dụng phụ của nhóm thuốc này như: rối loạn tiêu hóa, loét dạ dày, tá tràng, độc với gan, thận,…

Hiện nay, phương pháp điều trị đang được nhiều bác sĩ và bệnh nhân lựa chọn là dùng kết hợp thuốc theo đơn với các sản phẩm nguồn gốc thiên nhiên, hiệu quả bền vững, không gây tác dụng phụ.

VN:F [1.9.22_1171]
Rating: 0.0/10 (0 votes cast)
VN:F [1.9.22_1171]
Rating: 0 (from 0 votes)
Tháng 5 292014
 
benh-voi-hoa-cot-song-lung

Bệnh vôi hóa cột sống là một bệnh thuộc nhóm bệnh thoái hóa cột sống. Bệnh này xảy ra nhiều ở khu vực cột sống lưng và cột sống cổ. Quá trình điều trị bệnh này bạn cần phải kiên trì và có những biện pháp phòng tránh để không gặp lại những cơn đau trong và sau quá trình chữa trị.

benh voi hoa cot song lung 300x300 Bệnh vôi hóa cột sống lưng

Bệnh vôi hóa cột sống lưng

Bệnh này là tình trạng lắng tụ canxi trên các dây chằng bám vào thân đốt sống hay các mấu gai, mấu ngang của cột sống làm cột sống có gai. Nguyên nhân sâu xa của bệnh là do thoái hóa khớp gây ra. Điều trị bệnh bằng cách vận động cơ thể tránh các chấn thương lên xương khớp và chế độ dinh dưỡng đầy đủ.

Thông thường, bệnh xuất hiện ở người có tuổi từ 35, 40 trở lên. Tỷ lệ bị vôi hóa cột sống ở nam và nữ là gần như nhau mặc dù nguyên nhân là tương đối khác nhau ở hai giới. Nếu như ở nam giới phần lớn là do lao động nặng, chơi thể thao quá độ, thì nữ giới là do thiếu hụt canxi, hậu quả của việc mang thai và sinh nở mà không được bù đắp kịp thời và đầy đủ.

Giảm những cơn đau lưng do vôi hóa cột sống lưng bằng cách nào?

- Điều trị dấu hiệu đau gồm có nghỉ ngơi khi sưng viêm, chườm nước đá, uống thuốc chống viêm không có steroid như paracetamol, ibuprofen.

- Trong trường hợp đau nhiều, bác sĩ có thể chích thuốc steroid tại chỗ để giảm viêm và đau của cơ bắp. Thuốc viên steroid là thuốc chống viêm rất mạnh và rất công hiệu để trị viêm. Tuy nhiên, thuốc có nhiều tác dụng không muốn nếu dùng không đúng cách và không có chỉ định của bác sĩ.

- Châm cứu cũng là một biện pháp rất hiệu quả mà bạn nên nghĩ tới.

- Phẫu thuật là biện pháp cuối cùng khi các biện pháp kia không hiệu quả.

Một trong nhiều nguyên nhân chính gây ra vôi hóa cột sống là thoái hóa viêm xương khớp. Ta có thể tránh viêm xương khớp bằng cách thường xuyên vận động cơ thể để xương khớp, cơ bắp bền mạnh hơn; giảm cân nếu mập phì; tránh các chấn thương lên xương khớp và ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng mà cơ thể cần

Khi đã từng bị đau lưng do vôi hoá cột sống một lần thì nên giữ gìn, không để tái phát. Vì nếu những cơn đau lặp đi lặp lại sẽ càng ngày càng nặng hơn. Đến một lúc nào đó, bạn chỉ cần đi, đứng, sinh hoạt trong tư thế hơi khác thường là đã bị đau lưng buốt nhói dữ dội.

Mách bạn thêm một phương pháp điều trị vôi hóa cột sống lưng bằng thảo dược rất tốt, với biện pháp này bạn hoàn toàn yên tâm không lo có tác dụng phụ, giá thành không cao mà vẫn đẩy lùi được chứng đau lưng khó chịu.

VN:F [1.9.22_1171]
Rating: 0.0/10 (0 votes cast)
VN:F [1.9.22_1171]
Rating: -2 (from 2 votes)
Tháng 4 052014
 

Hiện nay, trong các bệnh về xương khớp thì bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng chiếm tỷ lệ khá cao. Người bị mắc bệnh này thường rất khó khăn trong những sinh hoạt, lao động thường ngày. Tìm hiểu nguyên nhân bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng là vấn đề rất cần thiết trong việc điều trị bệnh.

nguyen nhan benh thoai hoa cot song that lung Nguyên nhân bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng

Thường sau tuổi 40 trở đi, càng lớn tuổi bệnh càng xảy ra nhiều hơn, có những người thoát vị đĩa đệm ở tuổi 30-40,thoái hóa thân đốt sống ở tuổi 50-60. Nguyên nhân chính là do sự lão hóa.

- Điều kiện sống khó khăn, ăn uống không đầy đủ.

- Làm việc, lao động nặng quá sớm và quá sức. Ví dụ như mang vác, gồng gánh nặng từ lúc 12, 13 tuổi, khi mà khung xương còn đang trong giai đoạn phát triển, chưa định hình, hoàn thiện.

- Tập luyện thể dục, thể thao không hợp lý.

- Thường xuyên mang, vác, đẩy, kéo các vật nặng không đúng tư thế.

- Ngồi quá nhiều hoặc luôn luôn làm việc ở một tư thế ít thay đổi.

+ Tư thế bất thường: Ngồi quá lâu với tư thế không đúng, như ngồi thõng vai xuống sẽ làm còng lưng  gây mệt mỏi, tổn thương cơ bắp và dẫn đến đau lưng mãn tính.

+ Căng cơ lặp đi lặp lại: Thao tác công việc đơn điệu, nhưng lặp đi lặp lại nhiều lần với tần số cao, thời gian nghỉ ngơi ít nên khiến các cơ bắp bị chấn thương, căng cơ quá mức dẫn đến mệt mỏi và đau lưng.

+ Ít vận động: Do phải ngồi trong một tư thế nhất định hàng giờ liền, cơ thể không được vận động nên cột sống dễ bị chùn, nguy cơ dẫn đến thoái hoá cột sống gây ra bệnh đau lưng, đau thần kinh toạ. Song song đó, việc thiếu vận động hàng ngày và hạn chế tiếp xúc với ánh nắng sẽ mau chóng dẫn đến tình trạng xương trở nên dòn, xốp và tiến nhanh đến quá trình bị loãng xương cùng các biều hiện như thoát vị đĩa đệm, gai cột sống, thoái hoá cột sống.

- Trọng lượng quá mức cho phép khiến cột sống luôn phải gắng đỡ cơ thể.

+ Hầu hết mọi người biết rằng, béo phì góp phần làm phát triển các bệnh: bệnh tim mạch vành, tiểu đường, huyết áp cao, và ung thu ruột kết. Tuy nhiên, it người biết rằng, béo phì cùng là nguyên nhân của bệnh đau lưng. Thừa cân, béo phì góp một phần đáng kể vào các triệu chứng có liên quan đến viêm xương khớp, loãng xương, viêm khớp dạng thấp, thoái hóa đĩa đệm , bệnh hẹp ống sống. trượt đốt sống…

+ Cấu trúc cột sống phù hợp để có thể mang được trọng lượng của cơ thể và phân phối tải trọng trong suốt quá trình họat động và nghỉ ngơi. Ở người thừa cân, cột sống buộc phải đồng hóa gánh nặng , có thể dẫn tới thay đổi cấu trúc và tổn thương ( đau dây thần kinh toạ..). Đoạn cột sống dễ bị tổn thương nhất bởi tác động của tình trạng thừa cân béo phì là đoạn thấp – đoạn cột sống thắt lưng.

- Tỷ lệ bị thoái hoá cột sống ở nam và nữ là gần như nhau mặc dù nguyên nhân là tương đối khác nhau ở hai giới. Nếu như ở nam giới phần lớn là do lao động nặng, chơi thể thao quá độ, thì nữ giới là do thiếu hụt canxi, hậu quả của việc mang thai và sinh nở mà không được bù đắp kịp thời và đầy đủ.

VN:F [1.9.22_1171]
Rating: 0.0/10 (0 votes cast)
VN:F [1.9.22_1171]
Rating: 0 (from 0 votes)