Cây phèn đen có tên khoa học là Phyllanthus reticulatus Poir., Họ Thầu dầu – Euphorbiaceae hay dân gian còn gọi cây phèn đen với tên khác là Nỗ, Tạo phan diệp.
Đặc điểm thực vật, phân bố của cây phèn đen: Cây Phèn đen là cây bụi, cành gầy mảnh, màu đen nhạt, đôi khi hợp từng 2 – 3 cành trên cùng một đốt, dài 10 – 20cm. Lá Phèn đen có hình dạng thay đổi; hình trái xoan, hình bầu dục hay hình trứng ngược, nhọn hay tù ở mặt dưới. Phiến lá rất mỏng, mặt trên màu sẫm hơn mặt dưới. Cụm hoa hình chùm ở nách lá. Cây mọc phổ biến ở khắp nước ta.
Cách trồng cây phèn đen: Trồng Phèn đen bằng hạt.
Bộ phận dùng, chế biến của cây phèn đen: Dùng vỏ thân cây phèn đen tươi hay phơi khô; dùng lá cây phèn đen tươi hay khô.
Công dụng, chủ trị cây phèn đen: Vỏ thân cây phèn đen có vị chát, thường dùng chữa lên đầu và tiểu tiện khó khăn, có mủ. Lá dùng chữa rắn độc cắn.
Liều dùng cây phèn đen: Vỏ cây mỗi ngày dùng 20 – 40g, dạng thuốc sắc. Lá tươi nhai nát nuốt nước, bã đắp lên nơi rắn cắn, không kể liều lượng. Lá tán bột hoặc sắc đặc rửa vết thương, vết loét cho sạch mủ và chóng lên da non. Nhọt độc chưa có mủ dùng 40 – 50g lá giã nát đắp ngoài.
Xem chi tiết thông tin:
Bài thuốc từ thảo dược chữa khỏi triệt để bệnh thoát vị đĩa đệm.
Hỗ trợ chữa trĩ (giai đoạn 1):
Lá phèn đen 1 nắm, lá trắc bách diệp 1 nắm, lá huyết dụ 5 lá. Tất cả rửa sạch, thái nhỏ, sao vàng hạ thổ. Cho vào ấm, đổ 800ml nước, sắc đặc còn 200ml nước. Uống ngày 150ml, còn lại đổ thêm nước đun kỹ dùng để rửa ngâm trĩ ngày 1 – 2 lần. Mỗi liệu trình từ 5-10 ngày.
Chữa lỵ: Rễ phèn đen 20g sao vàng hạ thổ, vỏ quả lựu 20g sao vàng. Sắc chia uống 2 lần trong ngày. Thời gian điều trị 3 – 7 ngày.
Ngã va đập sưng đau: Lấy 30g lá phèn đen giã nát đắp vào vùng bị tổn thương trong vòng 30 phút. Làm 3 ngày liền đến khi hết sưng đau.
Chú ý: Tránh nhầm cây Phèn đen với cây Phèn trắng có lá màu hơi vàng, quả màu trắng.
Các thông tin về bài thuốc điều trị thoái hóa hiệu quả từ thảo dược tự nhiên.