chữa thoát vị đĩa đệm

Tháng 7 112012
 

dau nhuc xuong Tác dụng cây ké đầu ngựa Cây ké đầu ngựa tán phong, tiêu độc

Ké đầu ngựa có tên khoa học là Xanthium strumarium L., Họ Cúc – Asteraceae hay cây ké đầu ngựa còn có tên khác là cây Thương nhĩ, cây Phắt ma.

Đặc điểm thực vật, phân bố của Ké đầu ngựa: Cây Ké đầu ngựa nhỏ, cao độ 2m, thân có khía rãnh. Lá mọc so le, có lông ngắn, cứng, mép răng cưa. Cụm hoa hình đầu, quả giả hình thoi, có móc. Cây mọc hoang khắp nơi trong cả nước.

Cách trồng Ké đầu ngựa: Trồng Ké đầu ngựa bằng hạt vào mùa xuân, cây mọc cao 6 -7m đánh trồng chỗ khác.

Bộ phận dùng, chế biến của Ké đầu ngựa: Quả Ké sao vàng. Dùng toàn bộ phần trên mặt đất của cây phơi hay sấy khô.

Công dụng, chủ trị Ké đầu ngựa: Ké có vị ngọt, tính ôn, làm ra mồ hôi, tán phong, chữa đau nhức tê dại, mờ mắt, viêm mũi, chân tay co rút. Tiêu độc, mụn nhọt, lở loét và chữa bướu cổ.

Liều dùng Ké đầu ngựa: Quả Ké sao vàng 4 – 8g, dưới dạng thuốc sắc.

Chú ý: Uống nước sắc quả Ké phải kiêng thịt lợn vì gây dị ứng nổi quầng đỏ (chưa rõ nguyên nhân).

Đơn thuốc có Ké đầu ngựa:

Chữa mũi chảy nước trong: Quả Ké sao vàng, tán bột, uống 4 – 8g/ngày.

Chữa thủy thũng, bí tiểu tiện: Quả Ké (đốt tồn tính); Đình lịch tử. Hai vị bằng nhau, tán bột. Uống với nước, ngày 2 lần, mỗi lần 8g.

Chữa phong thấp mẩn ngứa: Lá Ké tán bột 8g, uống với rượu ngâm Đậu đen.

Chữa các chứng phong ngứa dị ứng: Ké đầu ngựa 15g, hoa Kinh giới 10g, Muồng trâu 10g, cỏ Mần trầu 15g, Cam thảo đất 10g, Bạc hà 10g, Bèo cái 15g, lá Nghể 10g, sắc với 3 bát nước, lấy 1 bát, uống 1 thang/ ngày.

Chữa tổ đỉa: Quả ké 50g, thổ phục linh 50g, hạ khô thảo 50g, vỏ núc nác 30g, sinh địa 20g, hạt dành dành 15g. Tán bột làm viên. Ngày uống 20-25g.

Chữa nổi mày đay: Loại mày đay từng đám lặn chỗ này, mọc chỗ khác. Thương nhĩ tử 10g, kinh giới 15g, bạc hà 15g. Tất cả rửa sạch nấu lấy nước (bỏ bã) nấu cháo. Loại mày đay đỏ, nóng, ngứa nhiều. Hạt thương nhĩ tử 15g, sinh địa 30g, bạc hà 12g. Nấu lấy nước uống.

Mời quí độc giả xem thông tin về phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm từ thuốc nam lành tính.

VN:F [1.9.22_1171]
Rating: 7.7/10 (6 votes cast)
VN:F [1.9.22_1171]
Rating: +5 (from 5 votes)
Tháng 7 072012
 

dau vai gay Tác dụng cây đơn lá đỏ Cây đơn lá đỏ chữa zona, mẩn ngứa

Đơn lá đỏ có tên khoa học là Excoecaria cochinchinensis Lour., Họ Thầu dầu – Euphorbiaceae hay nhiều địa phương gọi đơn lá đỏ là Đơn tía, Đơn đỏ, Đơn mặt trời.

Đặc điểm thực vật, phân bố của Đơn lá đỏ: Cây Đơn lá đỏ nhỏ, cao 0,7 – 1,5m. Thân nhỏ màu tía, lá mọc đối, mặt trên màu lục sẫm, mặt dưới màu đỏ tía, mép có răng cưa. Hoa mọc thành bông ở kẽ lá hay đầu cành. Cây mọc hoang và trồng ở nhiều nơi để làm cảnh và lấy lá non, cành non làm thuốc.

Cách trồng Đơn lá đỏ: Trồng Đơn lá đỏ bằng hạt vào vụ đông xuân.

Bộ phận dùng, chế biến của Đơn lá đỏ: Lá Đơn lá đỏ thu hái quanh năm, phơi khô hay sao vàng.

Công dụng, chủ trị Đơn lá đỏ: Chữa mụn nhọt, mẩn ngứa, zona và đi ỉa lỏng lâu ngày.

Liều dùng Đơn lá đỏ: Ngày dùng từ 15 – 20g lá tươi, dưới dạng thuốc sắc.

Điều trị zona, mẩn ngứa, mất ngủ dùng 40g lá tươi sao vàng, sắc uống.

Điều trị ỉa lỏng lâu ngày dùng 15g lá tươi và Gừng tươi nướng, sao vàng, sắc uống.

Chú ý: Có 29 loại cây mang tên Đơn, mỗi địa phương có tên gọi và cách dùng khác nhau. Cần phân biệt với cây Đơn lá đỏ khi sử dụng.

Các bài thuốc có cây đơn lá đỏ:

Bài thuốc chữa mẩn ngứa, mụn nhọt: Cành và lá Đơn lá đỏ 20 – 30g, Thài lài, Bầu đất tía, lá Đậu ván tía mỗi loại 12 – 15g, sắc uống ngày 3 lần.

Trị nhọt vú,vú sưng tấy, đỏ đau: lá đơn lá đỏ 15-20g, sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần, tới khi các triệu chứng thuyên giảm. Ngoài ra có thể dùng lá khô, đem vò vụn, sao nóng, bọc vải mỏng chườm nhẹ vào nơi sưng đau.

Trị zona và mẩn ngứa: đơn lá đỏ (sao vàng) 40g, sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần. Uống nhiều ngày đến khi các triệu chứng thuyên giảm. Có thể uống nhắc lại vài đợt.

Trị tiêu chảy lâu ngày: đơn lá đỏ (sao vàng) 15g, gừng nướng 4g, sắc uống ngày một thang, chia 3 lần, sau bữa ăn 1 giờ rưỡi.

Trị đại tiện ra máu, kiết lỵ ở trẻ em: lá đơn đỏ 12g, sắc uống, ngày một thang.

Mời bạn đọc xem thông tin về phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm hiệu quả từ thảo dược lành tính.

VN:F [1.9.22_1171]
Rating: 7.2/10 (5 votes cast)
VN:F [1.9.22_1171]
Rating: 0 (from 6 votes)
Tháng 6 292012
 

thoat vi dia dem Tác dụng cây gừng Cây gừng chữa phong hàn, say xe, khó tiêu

Cây gừng có tên khoa học Zingiber officinal Rosc họ gừng Zingiberaceae hay dân gian còn gọi cây gừng là Khương, Sinh khương, Can khương.

Đặc điểm thực vật, phân bố của cây gừng: cây gừng là một loại cây nhỏ. sống lâu năm. Thân rễ mầm lên thành củ, lâu dần thành xơ. Lá mọc so le không cuống, có bẹ, hình mác dài 15-20cm, mặt bóng nhẵn, gân giữa hơi trắng nhạt, vỏ có mùi thơm. Trục hoa xuất phát từ gốc,  cụm hoa thành bông mọc sát nhau. Loại gừng trồng ít ra hoa. Cây gừng được trồng khắp nơi trong cả nước.

Cách trồng cây gừng: trồng bằng thân rễ, có nhiều mấu không bị dập nát.

Bộ phận dùng, chế biến của cây gừng: dùng thân rễ của cây gừng tươi hoặc khô. Sinh khương là thân rễ tươi. Can khươnglà thân rễ khô.

Công dụng chủ trị của cây gừng: cây gừng có vị cay, nồng ấm. Có tác dụng làm nóng ấm,ra mồ hôi. Cây gừng giúp cho sự tiêu hóa, dùng trong những trường hợp kém ăn, ăn uống không tiêu, nôn mửa, say tàu xe, cảm mạo phong hàn, chữa ho mất tiếng.

Chú ý: không dùng gừng khi đã ra nhiều mồ hôi , thang thuốc có gừng không sắc quá 15 phút.

Bài thuốc có cây gừng:

Ngừa cảm lạnh sau khi phải dầm mưa nhiều giờ: gừng sống giã nát, bỏ vào 1 ly nước sôi hoặc trà nóng cho đường vừa đủ ngọt để dễ uống,

Chữa đau bụng do lạnh: củ gừng 8g (nướng cháy vỏ) , riềng 12 g (sao vàng) , củ sả (sao vàng), búp ổi (sao vàng). Đổ 500 ml nước sắc còn 200 ml, chia 3 lần uống ấm trong ngày.

Chữa mất tiếng hoặc khan tiếng: củ cải trắng 2 củ, gừng sống 7 lát. Rửa sạch, giã nhuyễn vắt lấy nước cốt uống làm 2 hoặc 3 lần trong ngày.

Chữa trúng gió, tê tay chân: gừng sống 40g, đồng tiện 80cc. Gừng sống giã nát, cho vào một ít nước sôi, vắt lấy nước, hòa với đồng tiện uống lúc đồng tiện còn ấm.

Chữa buồn nôn trong thời kỳ có thai: gừng sống 20g, giã nát hoặc khoảng 8g bột gừng khô. Bỏ gừng vào một ly nước sôi hoặc nước trà nóng, có thể thêm một chút đường cho dễ uống.

Các bạn quan tâm có thể tìm đọc bài thuốc nam chữa thoát vị đĩa đệm hiệu quả.

VN:F [1.9.22_1171]
Rating: 5.7/10 (7 votes cast)
VN:F [1.9.22_1171]
Rating: +2 (from 6 votes)
Tháng 6 282012
 

chua thoai hoa Tác dụng cây tía tô Cây tía tô chữa tê thấp, ho, hen suyễn

Cây tía tô có tên khoa học  là Perilla fructescens L. Britt họ hoa môi – Lamiaceae hay dân gian còn gọi cây tía tô là Tử tô, Tô ngạnh, Tô diệp.

Đặc điểm thực vật, phân bố của cây tía tô: là loại cây cỏ, cao 0.5-1m, thân thẳng đứng có lông, lá mọc đối hình trứng, đầu nhọn, mép có răng cưa, có màu tím hoặc xanh. Hoa trắng hoặc tím nhạt. Được trồng khắp nơi trong cả nước.

Cách trồng cây tía tô: trồng bằng hạt, gieo hạt vào tháng 1-2 dương lịch

Bộ phận dùng, chế biến của cây tía tô: thu hái về dùng tươi hay phơi khô trong râm mát. Tử tô là cành non có mang lá của cây tía tô. Tử tô tử là quả chín phơi hay sấy khô của cây tía tô. Tô diệp là lá phơi hay sấy khô của cây tía tô. Tô ngạnh là cành non hoặc cành già phơi hay sấy khô.

Công dụng chủ trị của cây tía tô: Cây tía tô có vị cay ấm, lá có tác dụng chữa cảm mạo, sốt, ho, làm cho ra mồ hôi, giúp tiêu hóa. Cành cây tía tô có tác dụng an thai. Quả cây tía tô chữa ho, trừ đờm, hen suyễn. Lá cây tía tô non làm gia vị.

Liều dùng cây tía tô: Lá và hạt ngày 6- 12 g, cành lá khô ngày 12 – 20 g. Dùng dưới dạng thuốc sắc. Chú ý: Đã ra mồ hôi nhiều, da khô nóng  không dùng tía tô nữa, Không sắc lâu quá 15 phút.

Đơn thuốc có cây tía tô:

Giải độc cua cá, chữa đau chướng bụng: lá cây tía tô tươi 30-50 g, giã nát, vắt lấy nước cốt uống 1 lần sẽ giảm chướng.

Sắc lá cây tía tô, cam thảo, gừng sống mỗi thứ 10g, lấy 1 cốc (200ml) chia 3 lần trong ngày, uống nóng.

Bài thuốc dân gian giải cảm từ cây tía tô:

Xông: Lấy lá tía tô cùng các lá thơm khác tạo thành nồi lá xông và lau rửa. Nếu lá được rửa sạch kỹ thì có thể lấy ra một bát để uống trước hay sau khi xông. Xông xong lau khô mồ hôi cả người đắp chăn nằm nghỉ.

Cháo tía tô: Nấu cháo gạo tẻ cho ra bát, trộn lá tía tô non thái chỉ. Ăn nóng. Có thể thêm hành lá tươi thái nhỏ. Có cho trứng vào hay không hiện nay còn 2 ý kiến trái ngược nhau có và không. Xông xong nằm nghỉ một lúc dậy ăn bát cháo giải cảm này là phương pháp giải cảm lạnh dân gian rất có hiệu nghiệm.

Người lớn tuổi hay thở suyễn, đuối hơi:  Hạt cây tía tô 1 lạng, sao qua tán bột, đổ 2 bát nước vào quấy đều, lọc bỏ bã. Nấu cháo ăn lúc đói.

Trẻ em ho nhiều thở gấp, mặt tím tái:  Hạt cây tía tô 20g tán thành bột, hòa với nước đun sôi để còn âm ấm, lọc bỏ bã cho uống. Cẩn thận hơn thì cho bột vào túi vải hãm vào nước sôi. Hoặc lấy bột này hòa vào cháo, hãm vào nước sôi hoặc hòa vào nước cơm cho trẻ uống.

Các bạn có thể tham khảo bài thuốc nam lành tính chữa thoát vị đĩa đệm hiệu quả.

VN:F [1.9.22_1171]
Rating: 5.1/10 (13 votes cast)
VN:F [1.9.22_1171]
Rating: +2 (from 10 votes)
Tháng 6 042012
 

thoai hoa cot song1 Nỗi lo thoái hóa của nhân viên văn phòng

Thoái hóa cột sống là nguyên nhân cao thứ 2 sau cảm cúm làm mất ngày công lao động ở những người dưới 45 tuổi, tập chung chủ yếu ở giới nhân viên văn phòng. Theo nghiên cứu của viện y học lao động và môi trường, nhóm lao động phải ngồi liên tục có tỉ lệ đau mỏi lưng cao hơn hẳn so với các nhóm làm việc khác: 15-20% số lao động bị đau so với 5-7% tại các nhóm khác. Nguyên nhân có thể là ghế ngồi không phù hợp, ngồi sai tư thế, thao tác công việc đơn điệu nhưng tần số thao tác cao, thời gian nghỉ ngơi quá ít. Khi rơi vào tình trạng này, người bệnh có cảm giác đau nhói các cơ, đau lưng và tê phù chân tay, tình trạng đau mỏi, nhất là đau lưng và đau cơ vai diễn ra khá phổ biến tại đây. Phần lớn trong số họ phải ngồi liên tục nhiều giờ, thời gian đi lại và vận động rất ít. Cá biệt một số nơi có hơn 70% nhân viên công ty luôn ở trong tình trạng mỏi mệt, đau cứng các cơ.

Thống kê sơ bộ số lượng điều trị trong một ngày tại khoa vật lý trị liệu, bệnh viện 108, cho thấy có 39/120 trường hợp điều trị liên quan tới thoái hóa cột sống. Độ tuổi của các bệnh nhân thường ở mức trung niên nhưng cũng có trường hợp dưới 40 tuổi đã bị thoái hóa hoặc biến dạng đường cong sinh lý cột sống. Các bệnh nhân này cùng có một nguyên do ngồi quá nhiều. Ngồi quá lâu với tư thế không đúng sẽ dẫn đến đau lưng mãn tính. Song song đó, việc thiếu vận động hằng ngày và hạn chế tiếp xúc với ánh nắng sẽ mau chóng dẫn đến tình trạng xương trở nên giòn, xốp và tiến nhanh đến quá trình bị thoái hóa cùng các bệnh lý như thoát vị đĩa đệm, gai đôi cột sống.

Chữa thoát vị đĩa đệm, gai cột sống dứt điểm từ thảo dược tươi.


VN:F [1.9.22_1171]
Rating: 9.4/10 (19 votes cast)
VN:F [1.9.22_1171]
Rating: +12 (from 12 votes)