điều trị thoái hóa

Tháng 11 052012
 

Gần đây, một công ty về công nghệ sinh học thông báo cung cấp dịch vụ xét nghiệm gene có thể giúp “đoán” tố chất thể thao của các vận động viên nhằm phục vụ việc tuyển chọn, đào tạo nhân tài cho thể thao quốc gia. Nhiều nhà khoa học cho rằng cách làm trên chưa có cơ sở khoa học và thực tiễn.

xet nghiem gene doan tiem nang the thao Xét nghiệm gene Thực hự chuyện xét nghiệm gene đoán tiềm năng thể thao

Ông Luyện Quốc Hải, Tổng giám đốc Cty Cổ phần Công nghệ Sinh học Bionet Việt Nam, đơn vị triển khai dịch vụ trên cho hay, người sử dụng dịch vụ sẽ được phân tích 18 loại gene khác nhau liên quan đến các tố chất thể thao của từng người như sức bền, sức nhanh, sức mạnh, khả năng phục hồi sau luyện tập, nguy cơ bị chấn thương. Dựa vào kết quả phân tích trên có thể đánh giá được tố chất thể thao của một cá nhân. Trên cơ sở đó sẽ xây dưng  chế độ luyện tập, đào tạo và chăm sóc hợp lý nhằm phát huy tối đa sở trưởng của cá nhân đó.

Sự thành công của các vận động viên, các nghiên cứu trong những năm gần đây chỉ ra các yếu tố chế độ tập luyện, dinh dưỡng, thiết bị tập luyện, trí tuệ, môi trường, di truyền. Trong đó yếu tố di truyền được xác định là quyết định tới 50% vai trò ảnh hưởng lên sự vận động thể chất của con người, quyết định tới 66% sự thành công ở các vận động viên đỉnh cao, vẫn theo ông Hải. “Bionet đã thử nghiệm xét nghiệm gene đối với 4 VĐV hàng đầu của Việt Nam, gồm T.H.H, V.T.H, T.T.H và T.T.B. Kết quả xét nghiệm gene chứng minh họ có tố chất để trở thành VĐV hàng đầu của Việt Nam”, ông Hải nói.

Không thuyết phục

GS.TS Lê Trần Bình, nguyên Viện trưởng Viện Công nghệ Sinh học (Viện Khoa học Công nghệ ViệtNam) cho hay  việc xét nghiệm gene để đoán tố chất thể thao của các vận động viên, ở thời điểm hiện tại, là chưa có cơ sở khoa học.

Các nhà khoa học quốc tế đã tìm ra gene là ACTN-1 và ACTN-3 để quy định khả năng vận động của con người. Nhưng việc phát hiện gene này là chưa đủ để sàng lọc vận động viên. Bản chất của gene là sức khỏe, bệnh tật. Nếu người bị bệnh sẽ không thể chơi thể thao tốt trong khi đó việc xét nghiệm này không thể loại trừ khả năng bệnh tật của con người.

Vẫn theo GS Bình, không mấy người lại có gene đột biến, nổi trội, thích hợp với một môn thể thao nào đó. Quan trọng nhất để đạt được thành tích tốt là sự luyện tập, phương pháp luyện tập, môi trường, chế độ dinh dưỡng và  ý chí của vận động viên. Hiện nay trên thế giới cũng không có một quốc gia nào lấy việc xét nghiệm gene làm tiêu chí đánh giá, sàng lọc vận động viên. Các Viện Khoa học Thể dục Thể thao trên thế giới cũng đi tìm mối quan hệ giữa gene với tố chất thể thao song ở một số bộ môn nhất định. Việc tìm hiểu gene khi ấy thường nhằm vào việc giải thích khả năng xuất thần của một vận động viên nào đó ví dụ một vận động viên chạy dai sức, các nhà khoa học thường nghiên cứu về sinh hóa, trao đổi chất để xem vì sao vận động viên đó lại không bị mỏi, bị đau như người khác chứ không có chuyện xét nghiệm gene để xác định tiềm năng thể thao.

GS Lê Đình Lương, Tổng Thư ký Hội Di truyền học VN cho hay, nếu dùng công nghệ gene để xác định tố chất của một vận động viên thì phải xét nghiệm đến hàng trăm gene. Chỉ một tố chất cũng có cả một bộ gene quy định chứ không phải là một gene nên khó có thể tin việc xét nghiệm 18 gene sẽ tìm ra tố chất thể thao, ông Lương nói. Trong khi đó trên thế giới, chưa có một bộ gene nào được lựa chọn làm tiêu chuẩn để đánh giá vận động viên.

Tham khảo thêm thông tin về bệnh thoái hóa cột sống và cách điều trị thoái hóa đốt sống cổ và lưng hiệu quả từ thảo dược tại:

http://thoaihoacotsong.vn/dieu-tri-thoai-hoa/thoai-hoa-dot-song-co-chua-khoi-thoai-hoa-dot-song-co/

VN:F [1.9.22_1171]
Rating: 9.7/10 (3 votes cast)
VN:F [1.9.22_1171]
Rating: +2 (from 4 votes)
Tháng 8 032012
 

thuoc chua dau vai gay Cây lá ngón Cây lá ngón chữa mụn nhọt, bầm dập

Cây lá ngón có tên khoa học là Gelsemium elegans Benth., Họ Mã tiền – Loganiaceae hay cây lá ngón còn được gọi là cây cỏ ngón, thuốc rút ruột, Hổ mạn trường, Đại trà đắng, Hổ mạn đằng, Câu vẫn, Đoàn trường thảo.

Đặc điểm thực vật, phân bố của cây lá ngón: cây lá ngón là loại cây mọc leo, thân cành nhẵn, lá mọc đối, hình trứng thuôn dài hay hơi hình mác, đầu nhọn, phía cuống nhọn hay hơi tù, mép nguyên. Hoa màu vàng, mọc thành xim ở đầu cành hay kẽ lá. Quả nang, hạt có cánh mỏng. Cây Lá ngón có phổ biến ở các tỉnh miền núi như Hòa Bình, Lào Cai, Cao Bằng, Tuyên Quang…

Hóa tính cây lá ngón: Alcaloid của cây lá ngón có độc tính mạnh, dễ gây ngộ độc chết người. Khi ngộ độc bị nôn mửa, hôn mê, giãn đồng tử, ngạt hô hấp, các cơ bị mềm nhũn, đau bụng dữ dội, chảy máu dạ dày, ruột. Khi ngộ độc phải rửa dạ dày, chuyển đến bệnh viện cấp cứu.

Cây dễ nhầm lẫn: Cây Lá ngón rất độc, độc nhất là rễ và lá non. Cây Lá ngón không dùng làm thuốc chữa bệnh. Thực tế có người nhầm nó với cây Chè vằng, Kim ngân (hoa) do đó khi thu hái các cây thuốc mọc tự nhiên phải chú ý, đặc biệt là các đơn vị đóng quân ở vùng rừng núi.

Triệu chứng ngộ độc: Nạn nhân thấy khát nước, sốt, đau rát họng, đau quặn bụng từng cơn, kèm theo nôn mửa, diễn biến nặng hoa mắt, răng cắn chặt, sùi bọt mép, toàn thân lạnh, hạ huyết áp, hô hấp chậm dần rồi chết sau những cơn vật vã.

Công dụng cây lá ngón:

Giã nhỏ đắp ngoài hoặc sắc lấy nước rửa chỗ đau. Chữa mụn nhọt độc, chữa vết thương do ngã hay bị đánh đòn.

Tham khảo thêm thông tin về bài thuốc nam điều trị đau cột sống hiệu quả.

VN:F [1.9.22_1171]
Rating: 6.6/10 (19 votes cast)
VN:F [1.9.22_1171]
Rating: -1 (from 15 votes)
Tháng 8 022012
 

benh thoat vi Cây cà độc dược Cây cà độc dược khử phong thấp, trừ hen suyễn

Cây cà độc dược có tên khoa học là Datura metel L., Họ Cà – Solanaceae hay cây cà độc dược có tên khác là Mạn đà la.

Đặc điểm thực vật, phân bố của cây cà độc dược: Cà độc dược có 2 loại; một loại hoa trắng, thân xanh, cành xanh; một loại hoa đốm tím, cành và thân tím. Cây Cà độc dược đều là loại cây nhỏ, mọc hàng năm, cao từ 1 – 2m. Toàn thân gần như nhẵn, có nhiều chấm nhỏ. Cành và các bộ phận non có nhiều lông tơ ngắn. Lá đơn, mọc cách nhưng ở gần đầu cành trông như mọc đối hay mọc vòng. Phiến lá hình trứng, ngọn lá nhọn, phía đáy lá hơi hẹp lại. Hoa đơn, mọc ở kẽ lá, khi hoa héo một phần còn lại trở thành quả, giống hình cái mâm. Loại hoa tím có quả hình cầu, có gai, khi chín có màu nâu nhạt. Cây mọc hoang và được trồng khắp nơi ở nước ta, như Phú Thọ, Vĩnh Yên, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh…

Bộ phận dùng, chế biến của cây cà độc dược: Hoa và lá cây cà độc dược phơi hay sấy khô. Hái lá khi cây sắp ra hoa.

Công dụng, chủ trị cây cà độc dược: Cây cà độc dược vị cay, tính ôn, có độc. Tác dụng khử phong thấp, chữa hen suyễn. Được dùng để chữa ho, hen, chống co thắt trong bệnh dạ dày và ruột, cắt cơn đau, say sóng hoặc nôn khi đi tàu xe. Dùng ngoài, đắp mụn nhọt để giảm đau nhức.

Liều dùng: Dùng dưới dạng bột lá hay bột hoa hoặc dùng lá hay hoa phơi khô, thái nhỏ quấn điếu hút như thuốc lá. Liều dùng 1 – 1,5g/ngày. Dạng rượu Cà độc dược tỷ lệ 1/10; 0,5 -  3,0g ngày cho người lớn; 0,1g/5 giọt cho trẻ em, 2 -  3 lần/ngày.

Chú ý:

+ Không dùng cho người có thể lực yếu.

+ Toàn cây có độc, khi dùng thấy có triệu chứng ngộ độc, phải dừng ngay. Nếu bị ngộ độc biểu hiện giãn đồng tử, làm mờ mắt, tim đập nhanh, giãn phế quản, khô môi họng, đến mức không nuốt được. Chất độc tác dụng vào hệ thần kinh, gây chóng mặt, ảo giác và mê sảng, sau đó hôn mê, tê liệt và chết.

Giải độc và điều trị: Đây là tình trạng ngộ độc Atropin. Khi ngộ độc đường tiêu hóa phải nhanh chóng loại bỏ chất độc ra khỏi cơ thể: Gây nôn, rửa dạ dày bằng nước chè đặc (đối với người lớn). Ủ ấm, giữ yên tĩnh cho người bệnh. Có thể dùng thuốc an thần nếu vật vã, kết hợp trợ sức nếu có biểu hiện bơ phờ, mệt mỏi. Theo dõi mạch, huyết áp thường xuyên. Trường hợp ngộ độc nặng phải chuyển cấp cứu kịp thời.

Y học cổ truyền dùng bài thuốc sau để điều trị ngộ độc Cà độc dược ở mức độ nhẹ, bệnh nhân còn tỉnh táo hoặc sau cấp cứu bệnh nhân đã qua cơn nguy hiểm: Vỏ đậu xanh 400g, Kim ngân hoa 200g, Liên kiều 100g, Cam thảo 10g. Sắc với 3 bát nước, lấy 1 bát: uống dần từng ngụm làm nhiều lần cho đến lúc hết triệu chứng ngộ độc.

Tham khảo thông tin về cách điều trị đau vai gáy từ thảo dược hiệu quả.

VN:F [1.9.22_1171]
Rating: 8.6/10 (13 votes cast)
VN:F [1.9.22_1171]
Rating: +5 (from 11 votes)
Tháng 8 012012
 

chua dau cot song co Cây trúc đào Cây trúc đào chữa suy tim

Cây trúc đào có tên khoa học là Nerium oleander L., Họ Trúc đào – Apocynaceae hay cây trúc đào có tên khác là cây Đào lê, Giáp trúc đào.

Đặc điểm thực vật, phân bố của cây trúc đào: Trúc đào là một cây nhỡ, có thể cao 4- 5m, có khi trồng thành bụi. Cành mềm dẻo. Lá Trúc đào mọc đối hay mọc vòng từng cụm 3 lá, thuộc loại lá đơn, mép nguyên, cuống ngắn, phiến lá hình mác, dài 7 – 10cm, rộng 1 – 4cm, dai, cứng, mặt trên màu xanh sẫm, mặt dưới màu nhạt hơn. Hoa màu hồng, mọc thành xim ngù ở hai đầu cành. Vì lá Trúc đào giống lá Trúc, hoa giống hoa Đào do đó có tên là Trúc đào. Cây được trồng làm cảnh ở khắp các tỉnh trong cả nước.

Cách trồng cây trúc đào: Trồng Trúc đào bằng cành. Cắt cành bánh tẻ thành từng đoạn dài 15 – 20cm, cắm nghiêng, tưới nước để giữ độ ẩm, trong vòng 15 – 30 ngày là cây mọc.

Bộ phận dùng, chế biến của cây trúc đào: Dùng lá cây trúc đào để chiết xuất chất Neriolin.

Thành phần hóa học cây trúc đào: 

Trong các bộ phận của cây đều chứa chất nhựa màu kem, vàng vàng rồi hóa lục. Trong lá Trúc đào người ta nghiên cứu thấy có cardenolid, oleandrin, oleasids A…F, neriolin. Trong lá còn chứa nhựa, tanin, một loại parafin, vitamin C, tinh dầu.

Công dụng, chủ trị cây trúc đào: Chiết xuất nguyên liệu chế Neriolin làm thuốc chữa suy tim.

Chú ý:

Cấm dùng Trúc đào làm thang thuốc sắc hoặc ngâm rượu thuốc.

Triệu chứng ngộ độc: Đây là tình trạng ngộ độc Glocozide tim. Bệnh nhân có thể nôn dữ dội, sau đó mệt lả, không buồn nôn. Nhức đầu, chóng mặt, đau bụng. Mạch chậm dần, rối loạn nhịp tim, nặng hơn có thể trụy tim mạch, tụt huyết áp, hôn mê.

Giải độc và điều trị: Loại bỏ chất độc ra khỏi cơ thể bằng cách gây nôn, rửa dạ dày. Ủ ấm, theo dõi mạch, huyết áp thường xuyên. Nhanh chóng chuyển cấp cứu tuyến sau, nhịp tim quá chậm (dưới 50 lần/ phút) có thể tiêm dưới da Atropin liều 0,5 – 1,0 mg (2- 4 ống loại 1/4mg). Và có thể tiêm nhắc lại lần 2 sau 2 giờ (liều dùng 1/4mg).

Chia sẻ bổ ích về cách chữa thoát vị đĩa đệm công hiệu từ thảo dược lành tính.

VN:F [1.9.22_1171]
Rating: 6.4/10 (7 votes cast)
VN:F [1.9.22_1171]
Rating: +3 (from 5 votes)
Tháng 7 312012
 

chua khoi thoai hoa Cây thông thiên Cây thông thiên chữa bệnh tim

Cây thông thiên có tên khoa học là Thevetia peruviana (Pers.) Kchum., Họ Trúc đào – Apocynaceae hay cây thông thiên ở nhiều địa phương gọi là cây Trúc đào hoa vàng.

Đặc điểm thực vật, phân bố của cây thông thiên: Cây Thông thiên cao chừng 4 – 5m, thân nhẵn, trên cành mang nhiều sẹo cuống lá đã rụng. Lá hình mác, hẹp, dài 8 – 15cm, rộng 4- 7mm, đơn, nguyên, nhẵn, đầu nhọn, mặt trên bóng, mặt dưới mờ, gân giữa nổi rõ. Hoa màu vàng tươi rất đẹp và thơm, mọc thành xim ở gần ngọn. Quả rất đặc biệt, lúc chưa chín có màu xanh bóng, khi chín có màu đen bóng nhưng nhăn lại và rất mềm. Toàn cây có nhựa màu trắng. Cây này vốn nguồn gốc ở vùng nhiệt đới châu Mỹ, sau đó di thực sang châu Á. Cây được trồng làm cảnh tại nhiều tỉnh ở ViệtNam.

Cách trồng cây thông thiên: Trồng Thông thiên bằng hạt.

Bộ phận dùng, chế biến của cây thông thiên: Có thể dùng hạt, vỏ hay lá cây thông thiên, nhưng chủ yếu là hạt.

Công dụng, chủ trị cây thông thiên: Lá và hạt cây thông thiên  vị rất đắng, có độc; trâu , bò, sâu bọ không ăn. Chủ yếu chiết xuất lấy hoạt chất chữa bệnh tim.

Chú ý:

Đề phòng bỏ nhầm Thông thiên vào thang thuốc uống sẽ gây ngộ độc.

Nước sắc lá, quả và thuốc chế từ Thông thiên có chất rất độc, cần chú ý tránh bị ngộ độc.

Biểu hiện triệu chứng ngộ độc là: buồn nôn và nôn kéo dài, gây mất nước, có khi kèm theo ỉa chảy, rối loạn thị giác và nhịp tim, còn gây ù tai, chóng mặt, nhức đầu, yếu cơ, tim đập không đều. Các triệu chứng xảy ra 3- 4 giờ sau khi bị nhiễm độc và chết trong 24 giờ nếu không cấp cứu kịp thời.

Giải độc và điều trị:

Trước hết cần nhanh chóng loại bỏ chất độc bằng cách rửa dạ dày, cho uống thuốc tẩy. Để bệnh nhân nằm nơi yên tĩnh, đủ ấm. Trợ tim, trợ sức, bổ sung dịch thể trách mất nước. Chuyển tuyến sau cấp cứu kịp thời. Khi tim đập quá chậm (dưới 50 lần/phút) có thể tiêm Atropin; nhưng cần theo dõi sát diễn biến.

Không dùng Adrenalin trong trường hợp ngộ độc Thông thiên.

Một số thông tin bổ ích về cách điều trị thoái hóa triệt để từ thảo dược tươi.

VN:F [1.9.22_1171]
Rating: 8.5/10 (6 votes cast)
VN:F [1.9.22_1171]
Rating: -3 (from 11 votes)