thoái hóa cột sống cổ

Tháng 4 122014
 

Theo thống kê, ở Việt Nam có tới 80% người trên 50 tuổi mắc các bệnh lý xương khớp trong đó thoái hóa cột sống và thoát vị đĩa đệm chiếm tỉ lệ lớn. Bệnh thoái hóa cột sống được chia thoái hóa cột sống cổ và thoái hóa cột sống lưng. Ở bài viết này chúng ta sẽ đi tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh thoái hóa cột sống lưng.

nguyen nhan gay benh thoai hoa cot song lung Nguyên nhân gây bệnh thoái hóa cột sống lưng

Đau thắt lưng là biểu hiện thường gặp, rõ rệt nhất của thoái hóa cột sống thắt lưng. Tình trạng này không chỉ gây nhiều phiền toái cho người bệnh trong sinh hoạt hàng ngày mà còn có thể dẫn tới tàn phế nếu không được điều trị đúng cách.

Nguyên nhân gây bệnh thoái hóa cột sống lưng

Nguyên nhân gây bệnh thoái hóa cột sống lưng được chia thành 2 loại sau chủ yếu sau:

Nguyên nhân khách quan:

- Tuổi càng cao cột sống bị lão hóa dần: Cột sống là khung đỡ của toàn bộ cơ thể. Theo năm tháng, do ảnh hưởng từ môi trường, chế độ ăn uống, tư thế vận động, sinh hoạt, luyện tập và chịu sức nặng cơ thể mà bị yếu đi, lão hoá và sức nâng đỡ kém. Sự thoái hóa làm cho bao xơ của đĩa đệm bị giòn và nứt nẻ, tạo khe hở cho nhân nhầy ở bên trong thoát ra ngoài, gây nên thoát vị đĩa đệm. Các dây chằng thoái hóa cũng bị dòn, cứng, giảm độ đàn hồi, phình to ra, chất vôi lắng đọng lại hoặc hóa xương trở nên sần sùi, chèn ép vào các rễ thần kinh trong ống sống hoặc trong lỗ liên hợp, hay chèn vào các đầu dây thần kinh có ngay trong các dây chằng gây ra chứng đau.

- Dị dạng bẩm sinh làm gù vẹo cột sống.

Nguyên nhân chủ quan:

- Do điều kiện sống khó khăn, chế độ ăn uống không hợp lý, không đầy đủ, thiếu chất. Do chế độ làm việc quá sức, lao động nặng quá sớm. Mang vác, gồng gánh nặng từ lúc 12, 13 tuổi, khi mà khung xương còn đang trong giai đoạn phát triển, chưa định hình, hoàn thiện.

- Phương pháp tập luyện thể dục, thể thao không hợp lý.

- Thường xuyên mang, vác, đẩy, kéo các vật nặng không đúng tư thế.

- Ngồi học, ngồi làm việc trong thời gian lâu cùng những động tác uốn, cong sai qui cách hay thậm chí việc thiếu ngủ cũng là các nguyên nhân gây ra thoái hóa cột sống.

- Béo phì khiến cột sống luôn phải gắng đỡ cơ thể cũng là một nguyên nhân dẫn đến bệnh thoái hóa khớp.

- Các biến dạng sau chấn thương ,  viêm, u làm thay đổi hình thái, tương quan của cột sống.

- Do di truyền, thay đổi nội tiết thời kỳ mãn kinh, bệnh tiểu đường.

- Do dùng thuốc giảm đau, chống viêm.

- Do chuyển hóa: bệnh Goutte.

Bệnh thoái hóa cột sống lưng thường xuất hiện ở độ tuổi từ 35-40 trở lên, ở cả nam và nữ tuy nhiên nguyên nhân ở hai giới là tương đối khác nhau. Nếu như ở nữ giới là do sự thiếu hụt canxi, do hậu quả của việc mang thai và sinh nở để lại thì ở nam giới phần lớn là do lao động nặng hoặc do chơi thể thao quá độ.

Từ các nguyên nhân trên ta sẽ biết cách phòng tránh bệnh dễ dàng hơn, cuộc sống của bạn sẽ thoải mái hơn vì không bị ảnh hưởng bởi những cơn đau do bệnh xương khớp gây nên.

VN:F [1.9.22_1171]
Rating: 0.0/10 (0 votes cast)
VN:F [1.9.22_1171]
Rating: +1 (from 1 vote)
Tháng 4 052014
 

Hiện nay, trong các bệnh về xương khớp thì bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng chiếm tỷ lệ khá cao. Người bị mắc bệnh này thường rất khó khăn trong những sinh hoạt, lao động thường ngày. Tìm hiểu nguyên nhân bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng là vấn đề rất cần thiết trong việc điều trị bệnh.

nguyen nhan benh thoai hoa cot song that lung Nguyên nhân bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng

Thường sau tuổi 40 trở đi, càng lớn tuổi bệnh càng xảy ra nhiều hơn, có những người thoát vị đĩa đệm ở tuổi 30-40,thoái hóa thân đốt sống ở tuổi 50-60. Nguyên nhân chính là do sự lão hóa.

- Điều kiện sống khó khăn, ăn uống không đầy đủ.

- Làm việc, lao động nặng quá sớm và quá sức. Ví dụ như mang vác, gồng gánh nặng từ lúc 12, 13 tuổi, khi mà khung xương còn đang trong giai đoạn phát triển, chưa định hình, hoàn thiện.

- Tập luyện thể dục, thể thao không hợp lý.

- Thường xuyên mang, vác, đẩy, kéo các vật nặng không đúng tư thế.

- Ngồi quá nhiều hoặc luôn luôn làm việc ở một tư thế ít thay đổi.

+ Tư thế bất thường: Ngồi quá lâu với tư thế không đúng, như ngồi thõng vai xuống sẽ làm còng lưng  gây mệt mỏi, tổn thương cơ bắp và dẫn đến đau lưng mãn tính.

+ Căng cơ lặp đi lặp lại: Thao tác công việc đơn điệu, nhưng lặp đi lặp lại nhiều lần với tần số cao, thời gian nghỉ ngơi ít nên khiến các cơ bắp bị chấn thương, căng cơ quá mức dẫn đến mệt mỏi và đau lưng.

+ Ít vận động: Do phải ngồi trong một tư thế nhất định hàng giờ liền, cơ thể không được vận động nên cột sống dễ bị chùn, nguy cơ dẫn đến thoái hoá cột sống gây ra bệnh đau lưng, đau thần kinh toạ. Song song đó, việc thiếu vận động hàng ngày và hạn chế tiếp xúc với ánh nắng sẽ mau chóng dẫn đến tình trạng xương trở nên dòn, xốp và tiến nhanh đến quá trình bị loãng xương cùng các biều hiện như thoát vị đĩa đệm, gai cột sống, thoái hoá cột sống.

- Trọng lượng quá mức cho phép khiến cột sống luôn phải gắng đỡ cơ thể.

+ Hầu hết mọi người biết rằng, béo phì góp phần làm phát triển các bệnh: bệnh tim mạch vành, tiểu đường, huyết áp cao, và ung thu ruột kết. Tuy nhiên, it người biết rằng, béo phì cùng là nguyên nhân của bệnh đau lưng. Thừa cân, béo phì góp một phần đáng kể vào các triệu chứng có liên quan đến viêm xương khớp, loãng xương, viêm khớp dạng thấp, thoái hóa đĩa đệm , bệnh hẹp ống sống. trượt đốt sống…

+ Cấu trúc cột sống phù hợp để có thể mang được trọng lượng của cơ thể và phân phối tải trọng trong suốt quá trình họat động và nghỉ ngơi. Ở người thừa cân, cột sống buộc phải đồng hóa gánh nặng , có thể dẫn tới thay đổi cấu trúc và tổn thương ( đau dây thần kinh toạ..). Đoạn cột sống dễ bị tổn thương nhất bởi tác động của tình trạng thừa cân béo phì là đoạn thấp – đoạn cột sống thắt lưng.

- Tỷ lệ bị thoái hoá cột sống ở nam và nữ là gần như nhau mặc dù nguyên nhân là tương đối khác nhau ở hai giới. Nếu như ở nam giới phần lớn là do lao động nặng, chơi thể thao quá độ, thì nữ giới là do thiếu hụt canxi, hậu quả của việc mang thai và sinh nở mà không được bù đắp kịp thời và đầy đủ.

VN:F [1.9.22_1171]
Rating: 0.0/10 (0 votes cast)
VN:F [1.9.22_1171]
Rating: 0 (from 0 votes)
Tháng 1 092014
 

Bệnh thoái hóa đốt sống cổ là căn bệnh phổ biến hiện nay. Chữa khỏi bệnh thoái hóa đốt sống cổ và lưng từ bài thuốc nam gia truyền là mong đợi của nhiều người, đặc biệt là người dân ở hai thành phố lớn là Hà Nội và Sài Gòn.

Rất nhiều câu hỏi đặt ra: “Chữa thoái hóa đốt sống cổ, đốt sống lưng hiệu quả”,”Điều trị thoái hóa đốt sống cổ triệt để”,”Chữa vôi hóa đốt sống cổ và lưng thực sự hiệu quả và lâu dài”. Tôi đã tận mắt chứng kiến căn bệnh này hành hạ mẹ tôi như thế nào. Khi bệnh nặng nó tác động tới các chi làm cho mọi cử động sinh hoạt đều trở nên đau buốt. Mẹ tôi cũng đã đến những bệnh viện hàng đầu cho đến các phương pháp đông y như châm cứu, bấm huyệt để điều trị, nhưng nó không hoàn toàn hiệu quả. Sau khi dừng, bệnh lại tái phát và làm cho mẹ tôi đau hơn trước.

Cả nhà tôi chỉ biết có bệnh thì vái tứ phương, và một điều tuyệt vời đã đến, mẹ tôi đã may mắn gặp được vị thầy thuốc bày cho bài thuốc hoàn toàn từ thảo dược. Thành phần nguyên liệu bao gồm: Thiên niên kiện, Nhũ hương, Đông trùng hạ thảo và một số vị thuốc nam khác trong đó có thành phần quen thuộc là Hương nhu tía. Mẹ tôi uống trong 6 ngày đầu đã được cải thiện rõ rệt, và uống sang đến ngày 20 thì bệnh hoàn toàn chấm dứt. Cho đến nay là được 3 năm căn bệnh thoái hóa đốt sống cổ đã hoàn toàn được chữa khỏi mà không cần can thiệp phẫu thuật. Bài thuốc trên được gia đình điều trị cho nhiều người và đạt kết quả tốt.

chua benh thoai hoa dot song co Bệnh thoái hóa đốt sống cổ được chữa khỏi từ bài thuốc gia truyền

Bài thuốc gia truyền điều trị gồm 2 loại thuốc chính là: Bài Thuốc Uống và Bài Thuốc Đắp.

I. Bài Thuốc Uống: Thuốc cơ sở chúng tôi sử dụng điều trị là thuốc nam chiết xuất hoàn toàn từ thảo dược tươi ở dạng nước. Thuốc được bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. Thuốc hoàn toàn không gây các phản ứng phụ vì được chiết xuất từ nam dược lành tính.

II. Bài Thuốc Cao Dán: Thuốc được chiết xuất ở dạng Cao Dán. Mỗi bệnh nhân khi lấy thuốc được cấp 1 lọ cao dán và 9 miếng gạc dán dùng trong 9 ngày. Trước khi dán, bệnh nhân xác định chính xác vị trí bị đau trên hệ thống cột sống, dùng thìa nhỏ “thìa sữa chua” phết 1 lượng cao mỏng lên miếng gạc sau đó dán trực tiếp lên vùng bị đau. Dán trong khoảng thời gian 30 phút rồi bóc ra và lau sạch lớp da. Mỗi ngày dán duy nhất 1 lần. Cao có tác dụng thẩm thấu tinh chất của thuốc qua bề mặt da khuếch tán thấm sâu vào gân cốt giúp mạnh gân cốt, hoạt huyết lưu thông máu và bồi bổ những dưỡng chất phục hồi các tế bào bị thoái hóa. Đặc biệt khi sử dụng cao dán giúp đẩy sâu tác dụng của bài thuốc uống tới vùng điều trị.

Để điều trị có hiệu quả bệnh nhân dùng tối thiểu 1 liệu trình là 9 thang trong 9 ngày. Tất cả các bệnh nhân khi đến với gia đình chúng tôi hầu như đều đạt hiệu quả tốt. Tuy nhiên không phải 100% bệnh nhân đều khỏi hẳn, có những bệnh nhân chỉ đỡ được 70-80%, họ đều coi đó là kết quả mong đợi, bởi vì họ đã từng điều trị ở những bệnh viện hàng đầu, sử dụng liệu pháp điều trị tích cực mà vẫn không đem lại kết quả. Qua kinh nghiệm và thực tế điều trị cho thấy thời gian điều trị dài hay ngắn phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người. Có những bệnh nhân chỉ với 1 liệu trình 9 ngày điều trị đã đạt hiệu quả, tuy nhiên cũng có những bệnh nhân sử dụng sau 2-3 liệu trình mới đạt hiệu quả, thậm chí tới 5-6 liệu trình.

Bệnh nhân trước khi dùng thuốc của gia đình tôi phải đi chụp và có kết luận của bác sĩ chuyên khoa xác định bệnh nhân bị thoái hóa, trường hợp bệnh nhân không có điều kiện đi chụp, để sử dụng thuốc bệnh nhân phải có các biểu hiện lâm sàng như các trường hợp sau:

Bệnh nhân bị thoái hóa đốt sống về vị trí có thể chia thành 2 loại: Thoái hóa đốt sống cổthoái hóa đốt sống lưng.

  • Bệnh nhân bị thoái hóa đốt sống cổ thường có biểu hiện đau nhức ở sau gáy lan xuống bả vai, cánh tay. Những bệnh nhân bị thoái hóa đốt sống cổ lâu năm còn có biểu hiện đau ở khớp ngón tay, buốt lên đỉnh đầu, chóng mặt, buồn nôn, mất ngủ thậm chí tức hốc mắt. Trường hợp bệnh nhân để lâu có thể gây nên chứng teo cơ…
  • Bệnh nhân bị thoái hóa đốt sống lưng có triệu chứng đau lưng dưới, đau lan qua vùng mông buốt xuống chi chân, biểu hiện đau đầu nhất là về đêm và các biểu hiện giống như bệnh nhân bị bệnh thoát vị đĩa đệm vùng lưng…

Nay chúng tôi muốn chia sẻ thành công này với tất cả những bệnh nhân bị thoái hóa đốt sống cổ và đốt sống lưng. Căn bệnh này đã được điều trị hiệu quả! Những bệnh nhân thực sự có nhu cầu đặt mua thuốc hãy liên hệ với chúng tôi trước khi đến vì lượng thuốc không thường xuyên có, vui lòng liên hệ trước qua điện thoại.

Tất cả các thông tin chúng tôi đưa ra là trung thực và khách quan. Hiệu quả điều trị được minh chứng bởi số lượng bệnh nhân đã được chữa khỏi và thuyên giảm. Minh chứng rõ ràng và minh bạch nhất: “Chúng tôi đóng vai trò là các bệnh nhân đi điều trị trò chuyện trực tiếp với những người đã điều trị”. Các bạn có thể lắng nghe trực tiếp ý kiến của các bệnh nhân đã sử dụng thuốc đến từ các tỉnh thành của Miền Bắc, Trung, Nam để hiểu rõ hơn về công dụng của bài thuốc tại đây:

nghe y kien benh nhan dieu tri 011 Bệnh thoái hóa đốt sống cổ được chữa khỏi từ bài thuốc gia truyền

Click xem địa chỉ liên hệ.

Nguồn: http://baithuocnam.com/dieu-tri-thoai-hoa-dot-song-hieu-qua-chua-khoi-benh-hoan-toan-bang-thao-duoc/

VN:F [1.9.22_1171]
Rating: 7.9/10 (7 votes cast)
VN:F [1.9.22_1171]
Rating: -3 (from 9 votes)
Tháng 11 212013
 

Công việc là hoạt động không thể thiếu ở mỗi con người, vì thế ngày nay có nhiều người lạm dụng việc sử dụng hệ thống cột sống cổ chiếm tỷ trọng lớn trong các hoạt động. Dân văn phòng là một minh chứng điển hình. Đọc hoặc viết tài liệu, ngồi làm việc với máy vi tính trong thời gian dài là một trong những nguyên nhân chính gây nên bệnh thoái hóa cột sống cổ.

thoai hoa cot song dan van phong1 Cách ngăn chặn thoái hóa đốt sống cổ cho dân văn phòng

Các nguyên nhân chính gây nên bệnh thoái hóa cột sống cổ và cách khắc phục.

1. Hầu hết trong quá trình làm việc, mọi người đều ngồi cúi đầu về phía trước, đồng thời cố định phần dưới cổ đồng thời gây tình trạng cứng cổ trong thời gian dài. Chính điều này là yếu tố co thắt cơ gây ảnh hưởng rất xấu tới hệ thống cột sống vùng cổ.

Biện pháp khắc phục: Đối với dân công sở ngay lập tức khi bước vào bàn làm việc phải định hình cho mình thói quen ngồi chính xác như: Ngồi ngay ngắn, cổ thẳng tự nhiên, vai thả lỏng, giữ khoảng cách với bàn làm việc hợp lý tránh tình trạng cúi quá đầu về phía trước khi làm việc. Để đảm bảo yếu tố trên nên chọn kích thước của bàn làm việc và chiều cao của ghế hợp lý. Tốt nhất nên chọn ghế rộng, ngồi thoải mái, ghế có điểm tựa sau lưng để giảm áp lực tác dụng lên cột sống gây thoái hóa và đau lưng.

2. Do cường độ làm việc cao, nhịp độ công việc nhanh dẫn đến tình trạng căng thẳng, ức chế thần kinh gây nên các cơn đau nhức ở cổ và vai. Khi tình trạng này kéo dài sẽ gây nên bệnh thoái hóa cột sống cổ.

Khắc phục: Hãy bố trí lại thời gian làm việc khoa học, tránh tình trạng căng thẳng kéo dài. Tranh thủ thời gian rảnh, thư giãn, xa bóp vùng sau gáy, vận động nhẹ nhàng: Xoay nhẹ đầu và quay nhẹ khớp bả vai về trước và sau. Đó chình là những biện pháp hữu hiệu để loại bỏ căn bệnh thoái hóa cột sống vùng cổ.

3. Nhân viên văn phòng thường xuyên phải làm việc nhiều giờ trong máy lạnh. Không gian làm việc nhỏ, nhiệt độ thấp sẽ làm trầm trọng hơn tình trạng thoái hóa cột sống vùng cổ.

Khắc phục: Tổ chức bố trí không gian làm việc khoa học, rộng rãi thoáng. Nếu điều kiện không cho phép, bắt buộc làm việc trong phòng nhỏ thì nên điều chỉnh nhiệt độ và độ ẩm của điều hòa ở mức hợp lý với không gian và số lượng người trong phòng.

4. Do đặc thù công việc văn phòng nên dường như toàn bộ hoạt vận động của cơ thể là rất ít. Đặc biệt hệ thống cột sống luôn phải chịu trọng lượng và sức ỳ rất lớn. Giải quyết vấn đề này là các bạn nên tập nhẹ nhàng các động tác tốt cho cột sống:

- Cúi và ngửa từ từ đầu cho đến khi cằm chạm vào ngực và ngửa tới mức mắt nhìn thẳng lên trần nhà, các động tác thực hiện nhẹ nhàng và chậm. Lặp lại số lần cúi ngửa từ 5-10 lần

- Xoay cổ từ từ sang trái và phải cho đến khi mắt nhìn thấy bả vai. Lặp lại số lần từ 5-10 lần.

- Sau khi kết thúc bài vận động có thể trà lòng bàn tay vào nhau cho ấm lên rồi xoa bóp nhẹ vùng sau gáy.

Trường hợp bạn hoặc người thân đã bị mắc căn bệnh này, xem chi tiết bài thuốc nam chữa dứt điểm bệnh thoái hóa cột sống.

Thoaihoacotsong.Vn

VN:F [1.9.22_1171]
Rating: 8.1/10 (7 votes cast)
VN:F [1.9.22_1171]
Rating: +1 (from 3 votes)
Tháng 6 082012
 

thoaihoacotsong.vn 1 Biện pháp tập luyện kết hợp điều trị thoái hóa

Thoái hóa cột sống ngoài việc điều trị phòng ngừa bằng thuốc thì việc kết hợp với các bài tập thể dục cũng vô cùng cần thiết. Dưới đây là một số động tác đơn giản có tác dụng hiệu quả:

Động tác 1: xoa bóp huyệt thận du. Đứng thẳng, úp hai bàn tay vào vùng thắt lưng, sát lên xuống 20 lần tới khi nóng lên rồi đặt hai bàn tay vào vùng hông, ngón cái hướng ra sau bấm nhẹ vào huyệt thận du (huyệt nằm cách khe giữa đốt sống thắt lưng 2 và 3 hai bên khoảng 2cm) day huyệt khoảng 20 lần theo chiều kim đồng hồ rồi day ngược lại. Động tác này có tác dụng bổ thận giãn gân cơ.

Động tác 2: nằm ngửa trên giường, hai chân duỗi thẳng, hai tay ôm gối, co gấp gối phải vào ngực hết cỡ, giữ vài giây rồi duỗi ra. Đổi chân làm tương tự, mỗi chân làm khoảng 20 lần.

Động tác 3: nằm ngửa thẳng 2 chân, nâng từ từ chân phải lên hết mức tới khi chân vuông góc với mặt giường. Giữ ở tư thế này vài giây hạ chân xuống, làm tương tự với chân trái. Mỗi chân làm như vậy 20 lần.

Động tác 4: tư thế như động tác 3, nâng thẳng cả hai chân hết mức có thể, giữ ở tư thế đó rồi dạng ra, khép vào 3 – 5 lần, hạ chân xuống. Làm như vậy 10-15 lần. 3 động tác trên có tác dụng làm khỏe khối cơ lưng.

Động tác 5: nằm ngửa, hai tay đặt hờ vào đùi, uốn cong người ngồi dậy, tay không bám chặt vào đùi. Rồi từ từ ngồi xuống. Làm khoảng 15 lần.

Động tác 6: nằm ngửa, tay xuôi, tỳ xuống mặt giường, hai chân co. Đẩy hai chân ưỡn bụng lên phía trên, nâng mông khỏi mặt giường rồi từ từ hạ xuống. Làm khoảng 15 lần.

Động tác 7: nằm nghiêng về một phía, chân trên duỗi, chân dưới co, nâng chân trên lên cao hết mức, giữ vài giây rồi hạ xuống. Làm khoảng 15 lần, đổi tư thế làm tương tự với chân kia.

Động tác 8: nằm sấp, hai tay vòng ra sau ôm lấy hông, hai chân thẳng. Ưỡn người nâng nửa người trên khỏi mặt giường, giữ ở tư thế này vài giây rồi hạ xuống, làm khoảng 15 lần.

Động tác 9: nằm sấp, hai tay chống xuống mặt giường, lưng và chân thẳng, chống đẩy khoảng 10 lần. Nếu khi chống đẩy thấy đau từ từ chống đầu gối để hạ dần người xuống. Không nên làm động tác này khi đang đau cấp.

Động tác 10: đứng thẳng, hai tay xuôi thẳng ra trước, gối thẳng, từ từ cúi gập người xuống rồi trở lại tư thế ban đầu. Làm khoảng 15 lần. Lúc bắt đầu tập không nên cố cúi quá thấp gây đau mà phải hạ dần độ cúi.

Khi tiến hành các bài tập này phải chú ý tập từ từ, tránh tập quá sức, khi thấy đau phải ngừng tập, không nên tập trong giai đoạn đau cấp. Những người đã có thoái hóa cột sống trong sinh hoạt phải hết sức tránh các động tác gây sự quá tải về trọng lượng và áp lực cho cột sống. Không nên đứng, ngồi quá lâu một tư thế, nên vận động cột sống, thay đổi tư thế thường xuyên trong khi làm việc, hạn chế tối đa khuân, vác, mang, xách vật nặng, làm việc quá sức. Đối với những người béo phì còn cần phải thực hiện chế độ ăn kiêng và vận động hợp lý để giảm cân, giảm tải trọng đối với cột sống.

Tham khảo thêm thông tin thảo dược tươi chữa bệnh thoái hóa cột sống cổ và lưng.

VN:F [1.9.22_1171]
Rating: 9.2/10 (23 votes cast)
VN:F [1.9.22_1171]
Rating: +12 (from 18 votes)