thoai hoa cot song nen an gi

Tháng 4 152014
 

Thoái hóa cột sống là bệnh thường xuất hiện ở người có tuổi từ 35, 40 trở lên. Thoái hóa cột sống cổ và lưng là một quá trình lão hóa cột sống xảy ra đồng thời với sự già đi của cơ thể. Bệnh gây đau khớp, viêm khớp, hẹp khe khớp, mọc gai xương ở các đốt sống, làm giảm sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Thoái hóa cột sống cổ và lưng

thoai hoa cot song co va lung Thoái hóa cột sống cổ và lưng

Đoạn cột sống hay bị thoái hóa nhất là cột sống cổ và cột sống thắt lưng – là những vùng linh hoạt nhất của cột sống, nhưng hay phải chịu tải trọng và phải hoạt động nhiều nhất. Đĩa đệm nằm giữa hai thân đốt sống bị tổn thương đầu tiên. Từ độ tuổi ngoài 30, đĩa đệm bắt đầu bị thoái hóa, nhân nhày sẽ bị mất nước, vòng sợi bao quanh nhân nhày bị rách, đĩa đệm bị thoát vị, xẹp xuống, có thể thoát vị ra phía sau thân đốt sống, gây chèn ép thần kinh, gây đau và ảnh hưởng nghiêm trọng đến đi lại cũng như sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Mâm đốt sống bị xơ, rìa mâm sống mọc ra các gai xương. Cơ cạnh cột sống cũng bị co cứng, dây chằng cạnh cột sống cũng bị co kéo quá mức, làm cho cột sống bị biến dạng, thường bị vẹo về một phía.

Nguyên nhân thoái hóa cột sống: 

Do máu không cung cấp đủ dưỡng chất và oxi để nuôi xương làm xương bị thoái hóa xốp lên, vôi thường bị ở đốt sống cổ, đốt sống lưng và các khớp xương. Người cao tuổi do trao đổi chất giảm, thoái hóa các tế bào tăng, càng cao tuổi thoái hóa xương càng tăng. Ở những người trẻ tuổi khi ngồi làm việc ở một chỗ, ít vận động như công nhân, nhân viên văn phòng, các khớp xương ít được vận động, bị chèn ép,khí huyết lưu thông kém, các tế bào xương thiếu dần dinh dưỡng dẫn tới thoái hóa. Các chất độc tố có trong máu, các chất xơ vữa trong động mạch do quá trình ăn uống cũng tăng nhanh quá trình bị thoái hóa xương sớm.

Thoái hóa cột sống cổ và lưng có chữa khỏi bằng thảo dược được không?

Nhà thuốc An Dược đã mang lại tin vui cho hơn 6000 người mắc bệnh thoái hóa cột sống. Với bài thuốc nam gia truyền An Cốt Nam sử dụng hoàn toàn thảo dược Việt không có tác dụng phụ chữa bệnh thoái hóa cột sống hiệu quả sau 9 ngày điều trị. Vì điều trị thoái hóa cột sống bằng phương pháp phẫu thuật là một vấn đề không đơn giản bởi lẽ liền kề với cột sống là hệ thống tổ chức dây thần kinh rất phức tạp, bất cứ sai sót nào trong quá trình phẫu thuật có thể dẫn đến biến chứng mà bệnh tình không hề suy giảm.

Cơ sở thực tiễn điều trị bệnh thoát vị hiệu quả (Minh chứng audio phỏng vấn bệnh nhân)

Audio trò chuyện với bệnh nhân: Để khách quan, gia đình tôi đã đóng vai trò là bệnh nhân đi điều trị có những cuộc trò chuyện chân thực qua điện thoại với những bệnh nhân đã điều trị, các bạn có thể lắng nghe trực tiếp ý kiến của các bệnh nhân đã sử dụng thuốc đến từ các tỉnh thành của Miền Bắc, Trung, Nam (góc phải website) để hiểu rõ hơn về công dụng của bài thuốc.

Bài thuốc gia truyền điều trị gồm 2 loại thuốc chính là: Bài Thuốc Uống và Bài Thuốc Đắp. Khi bệnh nhân đến thăm khám trực tiếp tại nhà thuốc, đội ngũ lương y sẽ thăm khám để biết ngoài tổn thương hệ thống cột sống thì bệnh nhân có bị tổn thương vùng cơ hay không. Tùy từng trường hợp, bệnh nhân được chỉ định áp dụng thêm liệu trình châm cứu để kích thích thuốc tác động nhanh hơn tới vùng điều trị .

I. Bài Thuc Ung: Thuốc cơ sở chúng tôi sử dụng điều trị là thuốc nam chiết xuất hoàn toàn từ thảo dược tươi ở dạng nước. Bài thuốc nam bao gồm: Thiên niên kiện, Nhũ hương, Đông trùng hạ thảo và một số vị thuốc nam khác trong đó có thành phần quen thuộc là Hương nhu tía.

II. Bài Thuc Đp: Thuốc được bào chế ở dạng bột. Trộn 100g ngải cứu cùng 2 chén rượu (cỡ như chén uống trà). Xào nóng rồi trộn bột trên đun cho chín kỹ. Sau đó đổ ra khăn mỏng chườm nhanh vào vùng đau (tránh bỏng da). Khi còn ấm thì buộc lại chỗ đau đến khi hết hơi ấm thì tháo ra. Ngày dùng 2 lần: Sau khi dùng buổi sáng thì giữ hỗn hợp lại để buổi tối dùng tiếp.

Liu trình châm cu: Tùy từng trường hợp bệnh nhân được chỉ định châm cứu để kích thích tăng cường tác dụng của thuốc tới vùng điều trị.

Công  dụng chính của bài thuốc gia truyền:

- Kháng viêm, đào thải độc tố viêm nhiễm do quá trính thoái hóa, thoát vị gây nên

- Tán thấp, hành thủy, hoạt huyết tăng cường lưu thông máu.

- Bồi bổ dinh dưỡng cho hệ thống cột sống bị thoái hóa giúp phục hồi lại hệ thống cột sống.

- Giảm áp đĩa đệm, loại trừ dịch đệm chèn ép hệ thống rễ thần kinh giúp chữa thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống hiệu quả

- Bồi bổ dinh dưỡng, giúp hồi phục cho hệ thống thần kinh bị tổn thương

Thuốc hoàn toàn không gây các phản ứng phụ vì được bào chế từ nam dược lành tính. Để đạt hiệu quả của điều trị bệnh nhân phải dùng tối thiểu là 9 thang dùng trong 9 ngày. Tất cả các bệnh nhân khi đến với gia đình chúng tôi hầu như đều đạt hiệu quả tốt. Tuy nhiên không phải 100% bệnh nhân đều khỏi hẳn, có những bệnh nhân đỡ được 70-80% họ đều coi đó là kết quả mong đợi, bởi vì họ đã từng điều trị ở những bệnh viện hàng đầu, sử dụng liệu pháp điều trị tích cực mà vẫn không đem lại kết quả. Những bệnh nhân sau khi sử dụng 1 liệu trình đầu tiên mà không có biểu hiện thuyên giảm thì gia đình tôi cũng khuyên các bệnh nhân đó dừng sử dụng vì cơ địa không hợp với thuốc.

Qua kinh nghiệm và thực tế điều trị cho thấy thời gian điều trị dài hay ngắn phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người. Có những bệnh nhân chỉ với 1 liệu trình 9 ngày điều trị đã đạt hiệu quả, tuy nhiên cũng có những bệnh nhân sử dụng sau 2-3 liệu trình mới đạt hiệu quả, thậm chí tới 5-6 liệu trình.

>>xem chi tiết địa chỉ liên hệ nhà thuốc<<

VN:F [1.9.22_1171]
Rating: 4.0/10 (1 vote cast)
VN:F [1.9.22_1171]
Rating: 0 (from 0 votes)
Tháng 4 122014
 

Theo thống kê, ở Việt Nam có tới 80% người trên 50 tuổi mắc các bệnh lý xương khớp trong đó thoái hóa cột sống và thoát vị đĩa đệm chiếm tỉ lệ lớn. Bệnh thoái hóa cột sống được chia thoái hóa cột sống cổ và thoái hóa cột sống lưng. Ở bài viết này chúng ta sẽ đi tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh thoái hóa cột sống lưng.

nguyen nhan gay benh thoai hoa cot song lung Nguyên nhân gây bệnh thoái hóa cột sống lưng

Đau thắt lưng là biểu hiện thường gặp, rõ rệt nhất của thoái hóa cột sống thắt lưng. Tình trạng này không chỉ gây nhiều phiền toái cho người bệnh trong sinh hoạt hàng ngày mà còn có thể dẫn tới tàn phế nếu không được điều trị đúng cách.

Nguyên nhân gây bệnh thoái hóa cột sống lưng

Nguyên nhân gây bệnh thoái hóa cột sống lưng được chia thành 2 loại sau chủ yếu sau:

Nguyên nhân khách quan:

- Tuổi càng cao cột sống bị lão hóa dần: Cột sống là khung đỡ của toàn bộ cơ thể. Theo năm tháng, do ảnh hưởng từ môi trường, chế độ ăn uống, tư thế vận động, sinh hoạt, luyện tập và chịu sức nặng cơ thể mà bị yếu đi, lão hoá và sức nâng đỡ kém. Sự thoái hóa làm cho bao xơ của đĩa đệm bị giòn và nứt nẻ, tạo khe hở cho nhân nhầy ở bên trong thoát ra ngoài, gây nên thoát vị đĩa đệm. Các dây chằng thoái hóa cũng bị dòn, cứng, giảm độ đàn hồi, phình to ra, chất vôi lắng đọng lại hoặc hóa xương trở nên sần sùi, chèn ép vào các rễ thần kinh trong ống sống hoặc trong lỗ liên hợp, hay chèn vào các đầu dây thần kinh có ngay trong các dây chằng gây ra chứng đau.

- Dị dạng bẩm sinh làm gù vẹo cột sống.

Nguyên nhân chủ quan:

- Do điều kiện sống khó khăn, chế độ ăn uống không hợp lý, không đầy đủ, thiếu chất. Do chế độ làm việc quá sức, lao động nặng quá sớm. Mang vác, gồng gánh nặng từ lúc 12, 13 tuổi, khi mà khung xương còn đang trong giai đoạn phát triển, chưa định hình, hoàn thiện.

- Phương pháp tập luyện thể dục, thể thao không hợp lý.

- Thường xuyên mang, vác, đẩy, kéo các vật nặng không đúng tư thế.

- Ngồi học, ngồi làm việc trong thời gian lâu cùng những động tác uốn, cong sai qui cách hay thậm chí việc thiếu ngủ cũng là các nguyên nhân gây ra thoái hóa cột sống.

- Béo phì khiến cột sống luôn phải gắng đỡ cơ thể cũng là một nguyên nhân dẫn đến bệnh thoái hóa khớp.

- Các biến dạng sau chấn thương ,  viêm, u làm thay đổi hình thái, tương quan của cột sống.

- Do di truyền, thay đổi nội tiết thời kỳ mãn kinh, bệnh tiểu đường.

- Do dùng thuốc giảm đau, chống viêm.

- Do chuyển hóa: bệnh Goutte.

Bệnh thoái hóa cột sống lưng thường xuất hiện ở độ tuổi từ 35-40 trở lên, ở cả nam và nữ tuy nhiên nguyên nhân ở hai giới là tương đối khác nhau. Nếu như ở nữ giới là do sự thiếu hụt canxi, do hậu quả của việc mang thai và sinh nở để lại thì ở nam giới phần lớn là do lao động nặng hoặc do chơi thể thao quá độ.

Từ các nguyên nhân trên ta sẽ biết cách phòng tránh bệnh dễ dàng hơn, cuộc sống của bạn sẽ thoải mái hơn vì không bị ảnh hưởng bởi những cơn đau do bệnh xương khớp gây nên.

VN:F [1.9.22_1171]
Rating: 0.0/10 (0 votes cast)
VN:F [1.9.22_1171]
Rating: 0 (from 0 votes)