triệu chứng đau lưng

Tháng 1 072014
 

“Đau lưng là triệu chứng của bệnh gì?” Đó là câu hỏi mà đã có nhiều người tự hỏi khi thấy có biểu hiện đau lưng. Đau lưng không chỉ đơn giản là do mang vác vật nặng, làm việc sai tư thế mà đau lưng cũng chính là triệu chứng của một số bệnh rất đáng lo ngại. Qua những triệu chứng đau lưng thì bạn nên tìm hiểu kỹ để có thể phát hiện bệnh và điều trị kịp thời.

Đau lưng là triệu chứng của bệnh gì?

dau lung la trieu chung cua benh gi 300x274 Đau lưng là triệu chứng của bệnh gì

Dưới đây là một số bệnh mà bệnh nhân thấy có biểu hiện đau lưng và một số triệu chứng khác kèm theo nên bạn cần chú ý:

Sỏi thận

Điểm khác biệt của đau lưng do sỏi thận và đau lưng thông thường, đau dạ dày là ở chỗ đau lưng do sỏi thận thì vị trí phát bệnh thường khá cao, thông thường là ở trên thắt lưng, ở 2 bên đốt sống. Khi sỏi không hoạt động, áp lực trong bể thận thay đổi không rõ ràng thường cảm thấy đau theo từng cơn và đau âm ỉ. Khi sỏi hoạt động sẽ thấy đau quặn, người bị nặng còn không đứng được, mồ hôi đầm đìa, buồn nôn. Có lúc còn thấy đau vùng bụng dưới, trong đùi, kèm theo tiểu ra máu, tiểu nhiều, tiểu gấp, tiểu buốt.

Nhiễm khuẩn hệ thống tiết niệu

Đau lưng do nhiễm khuẩn hệ thống tiết niệu thường gặp ở những người bệnh viêm bể thận cấp và mãn tính, biểu hiện là đau tức thắt lưng, người bị nặng còn có thể đau lan sang bộ phận sinh dục theo ống dẫn niệu. Ngoài nhiễm khuẩn hệ thống tiết niệu, các nguyên nhân như sỏi hệ thống tiết niệu, bệnh lao cũng đều có thể gây đau lưng.

Viêm tụy, ung thư tuyến tụy

Thường cơn đau chỉ tấn công ở vùng dưới xương sườn, từ vùng bụng lan sang sau lưng, nó có thể đau đột ngột hoặc âm ỉ nhưng gây cảm giác khó chịu, thậm chí buồn nôn, có thể gây chán ăn ở người bệnh. Bệnh này có thể kéo dài trong 1 tuần mà không gây ra các vấn đề nghiêm trọng tới tính mạng và mãn tính có thể kéo dài nhiều năm trong đời. Các chuyên gia cho rằng, vấn đề của tuyến tụy là do các enzyme trong tuyến tụy gây ra do uống rượu quá nhiều, và nó ảnh hưởng đến sức khỏe của khoảng 20.000 người mỗi năm chủ yếu là những người già và ở tuổi trung niên. Nếu như tình trạng giảm cân, vàng da, đau bụng và khó tiêu, bạn hãy cẩn thận với căn bệnh ung thư tuyến tụy.

Bệnh lao

Tức ngực, ho kéo dài, sút cân. Nếu đau lưng nhiều ở đoạn cuối lưng, thường xuất hiện một cách đột ngột khi nâng vật nặng hay vận động mạnh thì có thể do thoát vị đĩa đệm.

Viêm bàng quang

Tình trạng viêm bàng quang là do nhiễm trùng, dị ứng từ băng vệ sinh, tổn thương cơ hoành, mặc quần áo quá chật hoặc sử dụng, phơi nhiễm chất hóa học trong các dung dịch vệ sinh và môi trường nước. Bệnh này chủ yếu ở phụ nữ và hàng năm nó ảnh hưởng đến 15% phụ nữ trên toàn cầu. Khi phát hiện những cơn đau nhói khi đi tiểu và đau ở phần bụng dưới bạn hãy có biện pháp chữa trị kịp thời.

Viêm xương chậu

Người bị bệnh ngoài việc cảm thấy lưng đau mỏi ra, còn có biểu hiện đau bụng, bụng dưới như sệ xuống. Viêm xương chậu cấp tính thường có biểu hiện sốt, dùng thuốc kháng sinh điều trị theo chỉ dẫn của y bác sĩ là có thể chữa khỏi.

Ngoài những người bị viêm xương chậu, những người mắc bệnh phụ khoa như: U tử cung, u nang buồng trứng, ung thư cổ tử cung, ung thư buồng trứng… đều có thể đè nén cột sống, khiến đau lưng.

Ở những người cao tuổi, nếu đau lưng kèm theo dấu hiệu chóng mặt thì có thể là do chứng thoái hoá cột sống, hội chứng thiếu máu não. Những bệnh nhiễm trùng đường ruột, bàng quang, niệu quản, người bệnh cũng cảm thấy đau lưng.

Ngoài ra, vấn đề đau lưng thường có liên quan đến nhiều căn bệnh ung thư như ung thư phổi, ruột kết, ung thư buồng trứng, tuyến tụy. Vì vậy, nếu bạn bị đau lưng kéo dài mà không rõ nguyên nhân thì nên khám bác sĩ sớm và tiến hành các mẫu xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm máu và chụp X-quang, giúp chẩn đoán sớm những căn bệnh nguy hiểm tiềm ẩn để có những biện pháp chữa trị kịp thời.

Phương pháp chữa đau lưng bằng thuốc nam rất được tin dùng, bạn có thể xem tại đây.

VN:F [1.9.22_1171]
Rating: 6.4/10 (5 votes cast)
VN:F [1.9.22_1171]
Rating: +1 (from 1 vote)
Tháng 12 282013
 

Đau lưng dưới là triệu chứng rất phổ biến, tuy nó không nguy hiểm tới tính mạng nhưng ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống. Người bị bệnh đau lưng dưới thường ít quan tâm, bỏ qua các triệu chứng và âm thầm chịu đựng cơn đau hành hạ.

benh dau lung duoi Bệnh đau lưng dưới

Nguyên nhân gây đau lưng dưới.

- Chấn thương cơ học có thể do tư thế người không đúng, béo phì, thiếu tập thể dục, hút thuốc và vận động cơ thể không đúng.

- Thoát vị đĩa đệm (trượt đĩa) có thể gây kích thích các dây thần kinh và gây đau thần kinh tọa, một điều kiện đau đi dọc xuống mông và chân.

- Bệnh thoái hóa ảnh hưởng đến cột sống.

- Những điều kiện ít gặp bao gồm u cột sống, nhiễm trùng và gãy xương.

Một số triệu chứng của bệnh đau lưng dưới thường gặp

- Bắt đầu bị đau sau khi bị té, chấn thương, hoặc khi kéo một vật nặng

- Bị tê hoặc đau lan rộng ở ống chân dưới

- Bị viêm khớp, và bị đau dữ dội mỗi khi cử động hay xảy ra ở người cao tuổi.

- Cảm thấy đau khi vặn người, uốn cong hoặc thậm chí khi ngồi

- Cơn đau (cột sống) tiếp diễn đến và đi từ hồi nhỏ

- Đi tiểu ra máu, kèm đau một phần lưng cùng với đau rát khi đi tiểu

- Lưng bị cứng, đau vào buổi sáng và các khớp khác cũng cứng, đau, sưng hoặc đỏ

- Đau chính giữa phần cột sống dưới và bị đau cả xuống chân

- Bị té ngã hay chấn thương trong thời gian gần liên kết với đau lưng. Quét khối u tủy sống có thể gây đau lưng dưới. U tủy sống, thoát vị đĩa đệm có thể gây áp lực lên rễ thần kinh

Cần phải làm gì khi bị đau lưng dưới?

- Nếu bệnh nhân đau nhiều, cảm giác đau lan xuống phía dưới kèm theo các hiện tượng sốt, đi tiểu nóng rát, người run thì đó là do bệnh sỏi ống tiểu, viêm ống tiểu (niệu đạo). Cần đưa bệnh nhân tới bác sĩ ngay.

- Cảm giác đau từ ngang thắt lưng lan xuống đùi xuất hiện sau khi người bệnh cố sức làm một việc gì là do đau dây thần kinh tọa. Để bệnh nhân nằm trên đệm cứng (có thể lót một tấm ván xuống dưới đệm), cho uống thuốc chống đau trong khi chờ bác sĩ tới.

- Tất cả các trường hợp bị đau lâu vùng thắt lưng cần phải đưa tới bác sĩ ngay, nhất là đối với các bệnh nhân đã có bệnh về niệu đạo hoặc bệnh có liên quan tới cơ quan sinh dục, bị viêm đại tràng, viêm lách hoặc ung thư

Chẩn đoán và điều trị bệnh đau lưng dưới

- Chứng đau ngang thắt lưng hoặc đau dây thần kinh tọa cần điều trị bằng thuốc chống đau, chống viêm kết hợp với sự nghỉ ngơi, dưỡng sức.

- Chứng viêm và có sỏi niệu đạo cần điều trị ngay bằng thuốc kháng sinh phối hợp với thuốc chống đau liều cao, thuốc chống co cơ và dùng biện pháp để lấy sỏi ra, nếu cần.

- Bệnh viêm vòi trứng của phụ nữ cũng gây đau lưng dưới, cần phải xác định bệnh bằng phương pháp siêu âm để chữa trị ngay

- Chứng đau ruột thừa cũng gây đau ngang thắt lưng, cần phải khám bệnh kỹ thêm để xác định bệnh và mổ.

- Một số bệnh khác cũng gây đau lưng dưới như: có u hoặc bị ung thư di căn ở các đốt sống lưng, bị áp-xe ở trực tràng, ruột già hoặc thận, viêm hạch, nứt mạch, có bọc máu trong cơ bắp, uống thuốc quá liều trong thời gian điều trị đông máu.

Bạn cần chú ý kỹ để phát hiện các triệu chứng bất thường. Kịp thời đến các trung tâm y tế để thăm khám và điều trị sẽ đạt hiệu quả cao.

Xem thêm phương pháp điều trị đau lưng bằng thảo dược tại đây.

VN:F [1.9.22_1171]
Rating: 0.0/10 (0 votes cast)
VN:F [1.9.22_1171]
Rating: 0 (from 0 votes)
Tháng 12 272013
 

Đau lưng hiện nay hầu như ai cũng mắc phải hoặc đã từng mắc phải. Nguyên nhân gây nên chứng đau lưng có rất nhiều nhưng thường đặc trưng ở các đối tượng khác nhau. Đau lưng ở đàn ông cũng là vấn đề được nhiều người quan tâm. Dưới đây là một số triệu chứng đau lưng ở đàn ông mà bạn cần chú ý.

trieu chung dau lung o dan ong 300x219 Triệu chứng đau lưng ở đàn ông

Triệu chứng đau lưng ở đàn ông

- Các cơ thần kinh, đồng thời kèm theo hiện tượng mất ngủ, chóng mặt, đầu óc căng thẳng, đau lưng, chi dưới mất sức: thường xuyên cảm thấy buồn ngủ nhưng lại không thể ngủ được, mơ nhiều, dễ tỉnh. Người bệnh đau lưng do thận hư thường thấy tăng cân hoặc giảm cân rõ rệt. Sáng dậy thấy cơ bụng yếu, mất sức, tuy không tổn thương nhưng lại thấy khó chịu ở lưng, đau cơ mà khó xác định được vị trí và đau khớp. Đó là triệu chứng đau lưng của bệnh thận hư.

- Đau theo từng cơn và đau âm ỉ. Khi sỏi hoạt động sẽ thấy đau quặn, người bị nặng còn không đứng được, mồ hôi đầm đìa, buồn nôn. Có lúc còn thấy đau vùng bụng dưới, trong đùi, kèm theo tiểu ra máu, tiểu nhiều, tiểu gấp, tiểu buốt. Đây là triệu chứng đau lưng do sỏi thận
đau tức thắt lưng, người bị nặng còn có thể đau lan sang bộ phận sinh dục theo ống dẫn niệu. Triệu chứng đau lưng do nhiễm khuẩn hệ thống tiết niệu

- Bệnh nhân cảm thấy đau đớn, có khi nó làm người bệnh không làm một số công việc nào đó và mất một phần khả năng lao động. Đó là triệu chứng đau lưng liên quan đến cột sống.

- Đau lưng phía trên kèm theo tức ngực, có ho kéo dài với sốt nhẹ, người bệnh sút cân kéo dài – bệnh lao

- Đau lưng ở vùng giữa, đặc biệt thấy xương sống có chỗ gồ lên – Bệnh đau cột sống

- Đau ở vùng lưng giữa – Bệnh loét dạ dày

- Đau lưng ở đoạn dưới và đau nhiều sau khi mang vác nặng – Bong gân, giãn dây chằng

- Đau ở phần lưng dưới, ngủ không ngon. Các cơn đau thường xuất hiện lúc nửa đêm. Các khớp trở nên đau, cứng nhắc, không linh hoạt và yếu dần đi. – Bệnh vảy nến

- Đau lưng nhiều ở đoạn cuối, xuất hiện một cách đột ngột khi nâng vật nặng hoặc khi vặn mình – Bệnh thoát vị đĩa đệm.

Nếu bạn thấy mình có những triệu chứng đau lưng do bệnh lý như ở trên đây thì hãy gặp bác sĩ kịp thời vì

Đau lưng do bệnh lý thì không thể để lâu và không thể coi thường. Còn nếu bạn thấy mình có triệu chứng đau lưng do cột sống thì bạn có thể tìm hiểu các cách điều trị khác đơn giản hơn đó là điều trị đau lưng bằng thuốc nam.

VN:F [1.9.22_1171]
Rating: 10.0/10 (1 vote cast)
VN:F [1.9.22_1171]
Rating: 0 (from 0 votes)
Tháng 12 252013
 

Bệnh đau lưng ở phụ nữ cũng chiếm một số lượng bệnh nhân bị đau lưng khá lớn. Chị em ngoài đau lưng do bầu bí, sau khi sinh con thì còn nhiều nguyên nhân khác. Tìm hiểu nguyên nhân đau lưng ở phụ nữ từ đó có thể giúp chị em phần nào đẩy lùi cơn đau và có những phương pháp điều trị bệnh hiệu quả.

Nguyên nhân đau lưng ở phụ nữ

nguyen nhan dau lung o phu nu 300x225 Nguyên nhân đau lưng ở phụ nữ

1. Đau lưng do kinh nguyệt:

Đến kỳ kinh, hầu như người phụ nữ nào cũng bị đau vùng hạ vị và ngang thắt lưng. Nguyên nhân là sự thay đổi hormon trong cơ thể làm hệ thống dây chằng, cơ bắp vùng thắt lưng, vùng chậu mềm và giãn ra. Chính vì thế nếu làm việc với cường độ như bình thường sẽ gây nhức mỏi và khó chịu hơn. Thêm vào đó là sự co thắt của tử cung và vòi trứng cũng góp phần vào cơn đau lưng của kỳ kinh. Có một số người có cảm giác bình thường nhưng cũng có những chị em đau nhiều đến mức không đi đứng nổi. Lúc đó người ta gọi là thống kinh.

2. Đau lưng do thai kỳ:

Việc mang bào thai tạo một sức nặng đè lên hệ khớp xương vùng thắt lưng – chậu (lumbar-sacro joint) và khung chậu dãn rộng để chứa bào thai ngày một lớn dần. Gắn kết giữa nửa người bên trên và nửa bên dưới chỉ là một vài đốt sống thắt lưng nhỏ bé, vì vậy chúng bị một áp lực rất lớn khi sản phụ làm những động tác không phù hợp như cúi thấp người, mang vác vật nặng, đi nhiều, đứng lâu, ngồi nhiều.. Do đó, thai càng to, đau lưng càng nhiều.

Sinh em bé xong, các khớp xương cần có thời gian để phục hồi trở lại. Vì vậy làm việc nặng sớm, dinh dưỡng kém, nằm lâu, suy nhược do bệnh mãn tính …cũng làm đau lưng sau khi sinh.

3. Mãn kinh:

Ở tuổi mãn kinh, đa số chị em bị đau lưng do 3 nguyên nhân chính: loãng xương sinh lý , sự chai cứng của hệ thống dây chằng gân cơ quanh cột sống và sự thoái hóa của khối đĩa đệm chêm giữa hai đốt sống.

4. Tư thế sinh hoạt:

Trong sinh hoạt hàng ngày, người phụ nữ Việt nam thường có những tư thế không tốt cho cột sống như: ngồi xổm làm thức ăn, rửa chén bát, giặt giũ quần áo, làm bếp, thậm chí ăn uống. Hoặc ngồi xếp bằng, ngồi bẹp hai chân…. Ở những tư thế này, hệ thống gân cơ dây chằng cột sống bị căng thẵng nhiều nhất, do đó rất mau mỏi và đau nhức.

5. Tư thế làm việc:

Với một người phụ nữ văn phòng, chuyện ngồi trước máy tính hàng giờ để làm việc là điều không tránh khỏi hay như trong thói quen đi bộ hàng ngày thường cúi khom lưng, gù lưng, hoặc lái xe trong tư thế chật chội… tạo nên những vị trí sai cho xương sống khiến các chị em gặp những vấn đề về lưng.

6.Chế độ ăn hàng ngày

Sau mỗi lần sinh nở, các chị em thường sa sút về sức khỏe. Khoảng thời gian dài mang thai, tấm lưng phải chịu rất nhiều áp lực và dinh dưỡng của cơ thể mẹ dành cho em bé trong bụng không hề ít. Hơn nữa, hàng tháng, các chị em đều có chu kỳ kinh nguyệt. Đó đều là những nguyên nhân khiến cho lưng của các chị em bị tổn thương. Nguyên nhân của tình trạng đau lưng này là do các chị em trong quá trình ăn uống hàng ngày không hấp thụ đủ những chất cần thiết cho cơ thể, để bù đắp những lượng đã mất trong quá trình mang thai, kinh nguyệt hàng tháng…

 7. Một số bệnh phụ khoa

- Bệnh viêm vùng chậu (PID)
- Ung thư phụ khoa
- Sa tử cung
- Viêm cổ tử cung

Bệnh phụ khoa ở phụ nữ là rất nguy hiểm nên nếu không phải đau lưng do những nguyên nhân khác thì bạn nên đi thăm khám kịp thời, nếu đau lưng do bị bệnh phụ khoa còn có hướng điều trị chính xác nhất.

Một số bài thuốc giúp bạn điều trị đau lưng hiệu quả. Bạn có thể xem tại đây.

VN:F [1.9.22_1171]
Rating: 0.0/10 (0 votes cast)
VN:F [1.9.22_1171]
Rating: 0 (from 0 votes)
Tháng 12 202013
 

Bệnh đau lưng có nhiều nguyên nhân như nguyên nhân do cơ học hay do bệnh lý. Không có mấy người biết rằng đơn giản chỉ là tư thế ngủ không đúng hay do đệm nằm mà cũng khiến bạn đau lưng vào hôm sau. Vậy chúng ta cần tìm hiểu bệnh đau lưng sau khi ngủ dậy như thế nào để có biện pháp điều trị và phòng tránh kịp thời.

Bệnh đau lưng sau khi ngủ dậy

dau lung sau khi ngu day Bệnh đau lưng sau khi ngủ dậy

Bị đau lưng sau khi ngủ dậy có thể do một số yếu tố sau:

Tư thế ngủ

Đau cổ hoặc đau phần xương chẩm ở phía sau đầu thường xảy ra do khi bạn ngủ, đầu không thẳng với cổ. Hãy chọn một chiếc gối mềm, có thể co giãn theo chiều cong của xương cổ khi nằm xuống. Chiếc gối thế này cho phép bạn có thể ngủ nghiêng, nằm ngửa hoặc sấp. Tránh dùng gối hình ống để gối đầu đi ngủ. Gối loại này sẽ làm cho cổ bạn bị gập quá mức và dẫn đến đau cổ.

Bạn cần đảm bảo rằng tư thế của mình là chính xác trước khi ngủ. Nhiều người thường đặt các cơ lưng dưới áp lực lớn và hậu quả là bị đau lưng sau khi ngủ dậy. Bạn nên ngủ với tư thế nằm nghiêng hoặc nằm ngửa và cảm giác thật thoải mái.

Tuy nhiên, với tư thế nằm nghiêng cũng có thể gây ra vấn đề. Nếu như bạn đặt một chân lên chân kia, thì rất có thể chân ở trên sau đó sẽ bị trượt xuống, làm cho xương thắt lưng và xương chậu bị vặn. Ngủ trong tư thế này khoảng 8 giờ sẽ khiến cho lưng bị ảnh hưởng và bị đau sau khi thức giấc.

Để hạn chế được điều này, đặt một chiếc gối giữa 2 chân khi ngủ giúp cho 2 chân của bạn có cảm giác rất thoải mái, dễ chịu và chân bên trên sẽ không bị trượt xuống dưới.

Chọn đệm

Chọn cho mình loại đệm tốt nhất có thể và bạn nên nhớ phải thử thật kỹ trước khi mua. Không nên chọn loại đệm quá mềm hoặc quá cứng. Bạn nên chọn đệm có thể nằm cả 2 mặt, điều này cho phép bạn đổi thường xuyên mặt đệm để tránh lõm đệm quá mức.Nếu như đệm của bạn đã được sử dụng khoảng gần 10 năm thì bạn nên thay nó bởi vì dù bạn có nằm ít hay nằm nhiều thì hầu hết các loại đệm đều rất dễ bị rách sau 10 năm, bất kể tuổi thọ của nó là bao nhiêu. Nếu như nó bị rách mà bạn không thay thế cái mới thì khả năng bị đau lưng của bạn là rất lớn. Nên chọn đệm đảm bảo sự thống thoáng, tránh bí hơi.

Tư thế ngủ dậy

Nhiều người cảm thấy mệt mỏi khi ra khỏi giường hoặc các bệnh đau kinh niên thường đau hơn khi ngủ dậy. Tốt nhất, khi muốn ra khỏi giường, trước tiên bạn hãy nằm nghiêng người. Sau đó cho chân ra phía mép giường, dùng tay chống người lên đồng thời cho chân xuống đất. Ngồi trên giường vài giây trước khi đứng thẳng người lên. Việc ngồi lại như vậy giúp bạn tránh được chóng mặt do tụt huyết áp

Qua đây ta có thể tự khắc phục những yếu tố gây đau lưng sau khi ngủ dậy một cách rất dễ dàng. Hãy áp dụng ngay để chào một ngày mới với cơ thể khỏe mạnh.

Bạn có muốn điều trị đau lưng một cách hiệu quả? Hãy xem tại đây.

VN:F [1.9.22_1171]
Rating: 0.0/10 (0 votes cast)
VN:F [1.9.22_1171]
Rating: 0 (from 0 votes)