Các bài tập chữa đau thần kinh tọa bằng thể dục và yoga là những động tác đơn giản, dễ thực hiện. Những bài tập này có tác dụng giảm đau nhanh và đơn giản được mô phỏng và thực hiện theo những bài tập trị liệu chuyên biệt.
Bệnh đau thần kinh tọa nếu không có chế độ tập luyện và sinh hoạt đúng cách sẽ rất dễ gia tăng tình trạng bệnh và trở nên nguy hiểm. Cùng thực hiện các động tác, bài tập sau đây để giảm sự chèn ép nên các dây thần kinh.
Những Nội Dung Chính
5 Bài tập thể dục và yoga chữa đau thần kinh tọa
Các bài tập đau thần kinh tọa được đề cập đến ở đây đều là những bài tập vô cùng hiệu quả trong điều trị bệnh đau dây thần kinh ở người. Các bạn có thể thực hiện dễ dàng tại nhà hoặc các phòng tập thông thường. Hãy chú ý luôn tập luyện, như vậy sẽ giúp cải thiện tình hình sức khỏe cho bạn.
Bài tập thể dục đau thần kinh tọa với ghế
- Chuẩn bị: Bạn hãy tìm một cái ghế với độ cao vừa phải. Sau đó đặt chân trái lên trên ghế, đồng thời dùng mu bàn tay phải đặt ra phía ngoài đầu gối chân trái.
- Thực hiện: Xoay phần cơ thể trên và giữ phần hông trong khoảng 30 giây sau đấy thực hiện tương tự với bên còn lại
- Công dụng: Động tác này cũng giúp kéo dãn phần cơ và giải phóng các rễ thần kinh bị chèn ép do các đốt sống gây ra.
Bài tập ôm gối trị đau thần kinh tọa
- Chuẩn bị: Cơ thể nằm ngửa trên mặt sàn, chân và tay thả lỏng duỗi thẳng
- Thực hiện: Từ từ nhấc đầu gối chân trái lên co về phía ngực. Sau đấy dùng 2 tay đan vào nhau kéo đầu gối chân trái xuống càng sát ngực càng tốt. Thả lỏng các khớp vai và cổ. Giữ nguyên như vậy trong khoảng 30 giây và trở lại vị trí chuẩn bị. Thực hiện tương tự đối với chân phải
- Công dụng: bài tập chữa đau này giúp kéo dãn phần cơ lưng nhằm giải phóng các rễ thần kinh bị chèn ép gây ra những cơn đau.
>>XEM THÊM: HƯỚNG DẪN cách bấm huyệt chữa đau thần kinh tọa HIỆU QUẢ NHẤT
Bài tập gập gối cho người đau thần kinh tọa
- Chuẩn bị: Các bạn ngồi trên sàn, 2 chân duỗi thẳng.
- Thực hiện: Từ từ co 2 gối lại giống như động tác thiền. Tuy nhiên bàn chân bên trái phải đặt bên ngoài phía đầu gối bên phải. Cuối cùng, bạn chống tay trái xuống sàn ra phía đằng sau lưng. Đồng thời đặt khuỷu tay phải lên trên gối trái, mặt quay về phía đằng sau.
- Công dụng: Bài tập này sẽ giúp bạn kéo giãn các cơ ra tốt nhất, tạo điều kiện giải phóng các dây thần kinh, thúc đẩy máu lưu thông giảm đau hiệu quả.
Bài tập xoay gối giảm đau thần kinh tọa
- Chuẩn bị: Các bạn nằm ngửa ra sàn, 2 tay dang rộng ra ngoài.
- Thực hiện: Giữ nguyên cơ thể và 2 tay, tiến hành xoay 2 đầu gối sang một bên người. Đồng thời đầu của bạn quay về hướng ngược lại. Giữ nguyên tư thế trong 1 phút rồi đổi bên.
- Công dụng: Bài tập này sẽ giúp các bạn nắn chỉnh lại các đốt xương sống. Từ đó giải phóng các khối cơ và dây thần kinh bị chèn ép lâu ngày.
Bài tập yoga chữa đau thần kinh tọa
Dùng liệu pháp Yoga cũng có thể giúp bạn thư giãn và xua tan cơn đau một cách vô cùng hiệu quả. Các bạn có thể thực hiện 2 bài tập nhỏ sau đây:
- Tư thế đứa bé: Bạn quỳ xuống sao cho mông chạm hẳn vào 2 gót chân. Sau đó từ từ bạn cúi dài người về phía trước, 2 tay duỗi thẳng vươn qua đầu, lòng bàn tay úp xuống sàn. Giữ nguyên tư thế trong 1 phút, hít thở thật đều đặn sau đó trở về tư thế ban đầu. Thực hiện 15 phút mỗi ngày sẽ cho các bạn hiệu quả đáng kể.
- Tư thế con mèo: Bàn quỳ 4 điểm, 2 tay úp xuống sàn. Khi bạn hít vào, thực hiện đồng thời ngửa cổ lên trên và ép lưng võng xuống phía dưới. Khi bạn thở ra, làm ngược lại, cúi đầu xuống trong khi đưa lưng vồng lên trên. Giữ tư thế trong khoảng 10 giây khi đang hít thở. Thực hiện 15 phút hằng ngày để giảm đau hiệu quả.
Đau thần kinh tọa có nên đi bộ không?
Dây thần kinh tọa là dây thần kinh dài nhất trong cơ thể mỗi con người, dây thần kinh này nằm từ khu vực thắt lưng xuống bàn chân. Khi bị đau, người bệnh sẽ phải chịu cơn đau không chỉ ở một vị trí mà sẽ đọc dọc theo toàn bộ vị trí nơi mà dây thần kinh chạy qua. Những cơn đau thắt lưng, mông, chân… sẽ hành hạ bạn từ ngày này qua ngày khác. Trong trường hợp không được điều trị kịp thời sẽ gây ra một loạt những biến chứng nguy hiểm.
Biến chứng đầu tiên của bệnh chính là hiện tượng suy giảm khả năng vận động. Bệnh nhân sẽ khó có thể đi lại được như bình thường, những cơn đau nhức chân, tê bì, cứng khớp… sẽ khiến bạn đi lại khó khăn hơn. Và theo thời gian, nếu không được chữa trị triệt để, bệnh nhân bị đau phải đối mặt với nguy cơ bại liệt nửa thân dưới.
Người bệnh đau thần kinh tọa có nên đi bộ không? Câu trả lời dành cho bạn ngay rằng, người bệnh bị đau mặc dù sẽ phải chịu đựng cơn đau chân, mông, lưng mỗi khi di chuyển nhưng những người này vẫn nên dành thời gian đi bộ. Tuy nhiên đi bộ như thế nào, cần lưu ý những gì khi đi bộ. Điều này bạn sẽ biết khi tham khảo tiếp thông tin chia sẻ sau đây.
Nếu đang gặp vấn đề về sức khoẻ, ĐỪNG NGẠI chia sẻ. Bác sĩ sẽ TƯ VẤN MIỄN PHÍ giúp bạn!
- Thời gian và cường độ đi bộ
Nhiều người cho rằng, khi phải chịu đựng các cơn đau nhức cơ thể như đau lưng, đau chân tay chỉ có cách đó là nằm nghỉ ngơi một chỗ mới có thể giảm thiểu cơn đau. Điều này là đúng, tuy nhiên không đúng hoàn toàn.
Người bệnh chỉ nên nằm nghỉ ngơi trong một thời gian khi triệu chứng bệnh tái phát nghiêm trọng, tái phát nặng. Còn trong trường hợp người bệnh có suy nghĩ vận động là sẽ bị đau, sợ đau nên tốt nhất nằm một chỗ. Và nằm một chỗ trong thời gian dài, không đi lại, không vận động sẽ chỉ là nguyên nhân khiến cho bệnh tình thêm nghiêm trọng hơn mà thôi.
Với những người bị đau dây thần kinh, mỗi lần bạn di chuyển nhiều hay làm việc nặng như khuân vác, cơn đau sẽ tái phát khiến bạn đau đớn và mệt mỏi. Vì vậy không ít người lựa chọn cách ngồi một chỗ hay nằm một chỗ. Tuy nhiên việc không vận động sẽ khiến cho xương khớp bị co cứng, từ đó việc vận động sau này sẽ trở nên khó khăn hơn.
Bác sĩ khuyến cáo, những người bị đau nên dành thời gian ít nhất khoảng 20 phút mỗi ngày để tập bài tập thể dục đi bộ. Đi bộ nhẹ nhàng mỗi ngày, nếu quá đau hoặc quá khó khăn có thể nhờ người nhà giúp đỡ. Việc đi bộ sẽ khiến cho cột sống được dẻo dai hơn, đồng thời các đốt sống không bị đè nén giống như việc ngồi một chỗ, từ đó dây thần kinh sẽ được giải phóng phần nào.
Kết hợp các bài tập chữa đau dây thần kinh tọa cùng An cốt nam
Đau thần kinh tọa có sự liên quan mật thiết đến các tổ chức xương khớp ở thắt lưng dưới. Số liệu cụ thể cho thấy, có đến 90% bệnh nhân bị đau thần kinh tọa là do thoái hóa cột sống, hẹp cột sống, gai cột sống và phổ biến nhất là thoát vị đĩa đệm. Trong chương trình “Sống Khỏe Mỗi Ngày” của đài VTV2, Trưởng khoa Đông Y Viện 108 – Th.Bs Hoàng Khánh Toàn đã giới thiệu sản phẩm An Cốt Nam với bệnh nhân cả nước. Ông cho biết An Cốt Nam là bài thuốc hiếm hoi biết tận dụng sức mạnh của bài tập chữa đau thần kinh tọa cùng các liệu pháp điều trị bảo tồn chuyên sâu khác.
Theo đó, phác đồ Kiềng 3 chân của An Cốt Nam sẽ bao gồm:
- Thuốc uống: Được bào chế ở dạng sắc sẵn nên thẩm thấu tốt, hiệu quả nhanh. Thuốc uống giúp đào thải độc tố, tiêu biến ổ viêm, bào mòn khối thoát vị nếu có, cung cấp dưỡng chất để phục hồi cột sống và dây thần kinh tọa bị tổn thương.
- Cao dán: Giúp giảm đau sâu, nhanh chóng sau 10 phút dán trên da. Cao dán được bào chế hoàn toàn từ thảo dược nên an toàn tuyệt đối.
- Bài tập và vật lý trị liệu: Bệnh nhân được tặng bộ tài liệu với 13 bài tập chữa đau thần kinh tọa chuyên sâu, có kỹ thuật viên hướng dẫn từng động tác. Cùng với đó, bệnh nhân cũng được miễn phí 3 buổi vật lý trị liệu giúp giải phóng chèn ép, hoạt huyết, tăng độ linh hoạt, dẻo dai, đẩy lùi thoái hóa và phòng ngừa tái phát hiệu quả.
Sử dụng An Cốt Nam bao lâu thì hiệu quả?
Khác với các bài thuốc Đông Y khác, người bệnh có thể cảm nhận sự thuyên giảm chỉ sau vài ngày sử dụng. Có điều triệu chứng đau chỉ là phần ngọn của vấn đề, vì thế nếu bạn nhận thấy cơn đau biến mất thì cũng không nên tự ý ngừng sử dụng mà cần theo sát lộ trình điều trị:
Nhờ vậy cơ chế điều trị chuyên sâu cùng sự kết hợp với các bài tập chữa đau thần kinh tọa, An Cốt Nam đã giúp hàng ngàn người thoát khỏi sự ám ảnh của bệnh tật. Hãy lắng nghe câu chuyện của họ, bạn sẽ biết mình cần phải làm gì lúc này:
Chữa đau thần kinh tọa phải chữa tận gốc!
Hành động ngay khi còn có thể!
Bài viết vừa rồi đã giúp các bạn tìm hiểu về các bài tập giảm đau dây thần kinh tọa hiệu quả. Hy vọng các bạn có thể áp dụng theo và thực hiện hằng ngày để xua tan cơn đau và giúp mau chóng hồi phục.
Nếu đang gặp vấn đề về sức khoẻ, ĐỪNG NGẠI chia sẻ. Bác sĩ sẽ TƯ VẤN MIỄN PHÍ giúp bạn!
Bác sĩ Hoàng Thị Lan Hương sinh ngày 19/11/1957, tại Yên Phụ, Tây Hồ Hà Nội. Nguyên là giảng viên ưu tú của trường Học viện y học cổ truyền Tuệ Tĩnh. Cô đã đóng góp tâm trí trong việc xây dựng phác đồ châm cứu chuyên biệt Vladivostok cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm nói riêng và các bệnh xương khớp nói chung.Bác sĩ Hoàng Thị Lan Hương là người đại diện pháp lý, chịu trách nhiệm chuyên môn tại nhà thuốc Tâm Minh Đường và thông tin y học truyền tải trên website:thoaihoacotsong.vn/