Đau thần kinh tọa là gì? Triệu chứng, nguyên nhân và mẹo chữa bệnh tại nhà

Đau thần kinh tọa là một trong những cơn đau xảy ra phổ biến do tình trạng chèn ép dây thần kinh. Nhiều người không biết về các nguyên nhân và triệu chứng của bệnh dẫn đến không có mẹo hoặc cách chữa kịp thời có thể dẫn tới những biến chứng nghiêm trọng.

Đau thần kinh tọa là gì ?

Dây thần kinh tọa là dây kinh lớn nhất của cơ thể, bắt đầu từ đốt sống L3, kéo xuống hông, đùi, bắp chân và bàn chân. Dây thần kinh hông to này được tạo thành bởi các rễ L3, L4, L5, L6 và có mối quan hệ mật thiết với cột sống thắt lưng.

Hình ảnh đau thần kinh tọa ở bệnh nhân

Hình ảnh đau thần kinh tọa ở bệnh nhân

Bệnh đau thần kinh tọa có thể xảy ra ở dọc 2 bên  thắt lưng, chạy theo đường đi của dây thần kinh tọa. Trong những năm gần đây, bệnh đang có xu hướng xảy ra nhiều biến chứng phức tạp cũng như trẻ hóa về độ tuổi mắc bệnh.



Đau thần kinh tọa có nguy hiểm không ?

Khi dây thần kinh tọa bị chèn ép, khi huyết bị ứ đong, không thông, sinh ra những cơn đau buốt, tê bì chạy dọc một hoặc cả hai bên chân. Nếu đau thần kinh tọa xảy ra quá lâu, mạch máu sẽ bị tắc nghẽn, cơ bắp không được nuôi dưỡng, từ đó gây ra đại tiểu tiện không tự chủ, teo cơ, hạn chế vận động,..

Ngoài những biến chứng nguy hiểm kể trên, ở một số trường hợp bị đau thần kinh tọa đặc biệt đã được ghi nhận có xuất hiện các biến chứng nguy hiểm khác như co rút cơ chân, teo cơ, thậm chí là bại liệt, phải ngồi xe lăn cả đời.

Dấu hiệu và triệu chứng đau thần kinh tọa

Tùy vào nguyên nhân mà khởi đầu của chứng đau thần kinh tọa là khác nhau. Có người phải trải qua một thời gian đau buốt sống lưng trước, cũng có người cảm thấy tê bì, châm chích một bên chân ngay từ ban đầu. Tuy nhiên khi dây thần kinh tọa bị chèn ép đủ lớn, bệnh nhân đều phải đối mặt với những triệu chứng sau:

  • Đau tự nhiên: Cơn đau thần kinh tọa có thể kéo từ thắt lưng xuống mông, mặt sau hoặc mặt trước đùi, cẳng chân, gót chân và lòng bàn chân. Cơn đau đặc biệt chỉ xuất hiện 1 bên cơ thể, có thể bộc phát dữ dội hoặc âm ỉ, sau đó tăng dần về tần suất và mức độ đến mức không chịu được.
  • Triệu chứng đau thần kinh tọa cận lâm sàng: Có các dấu hiệu Bonnet (đau khi nằm ngửa nâng chân), dấu hiệu Lasègue (nằm ngửa nâng chân không quá 70 độ), dấu hiệu Chavany (dạng chân thấy đau)…
  • Hạn chế vận động: Các động tác ngửa, gập, cúi người trở nên vô cùng khó khăn. Bệnh nhân bị đau thần kinh tọa phải gắng sức khi làm việc, đi lại tập tễnh, chân thấp chân cao. Nếu tổn thương L5 thì không chạm gót khi đi được, còn tổn thương S1 thì đi không chạm ngón chân xuống đất được.
  • Cứng lưng: Buổi sáng người bệnh đau thần kinh tọa thường có cảm giác cơ cứng lưng dưới, phải mất vài phút xoa bóp, căng giãn thì mới trở lại bình thường. Trời càng lạnh thì hiện tượng này càng dễ xảy ra.
  • Tê bì chân: Đây là triệu chứng của bệnh đau thần kinh tọa song hành với cảm giác đau buốt theo đường đi của dây thần kinh hông to. Đôi khi bệnh nhân thấy giật giật ở hông, giống như bị kim châm, kiến cắn.
  • Đau thần kinh tọa khi đại tiểu tiện: Nếu các rễ thuộc đám rối thần kinh đuôi ngựa bị xâm phạm, người bệnh sẽ cảm thấy đau hạ bộ, đại tiểu tiện cũng đau buốt, khó chịu.
  • Đau nhức từ mông xuống bắp chân: Bệnh nhân có dấu hiệu đau nhức từ thắt lưng lan xuống mông, đùi bắp chân và mắt cá chân, dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa.
  • Rối loạn thần kinh thực vật: Khi bị đau thần kinh tọa bệnh nhân thường mất các phản xạ dựng lông, phản xạ bài tiết mồ hôi, phản xạ vận mạch… ở bên chân bị đau.
  • Teo cơ: Tùy vào rễ thần kinh bị chèn ép mà bệnh nhân đau dây thần kinh tọa có thể bị teo cơ mác hoặc teo cơ bắp chân. Lúc này nếu không can thiệp, nguy cơ tàn phế là rất cao.

Nguyên nhân đau thần kinh tọa

Theo Bác sĩ Nguyễn Bá Vưỡng (Thầy thuốc ưu tú nhà thuốc Tâm Minh Đường), cũng giống như nhiều bệnh xương khớp, cột sống khác, bệnh đau thần kinh tọa xảy ra do nhiều nguyên nhân, trong đó các yếu đố điển hình được liệt kê cụ thể như:

Bệnh đau thần kinh tọa có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân

Bệnh đau thần kinh tọa có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân

  • Thoát vị đĩa đệm thắt lưng: Đây là thủ phạm chính gây ra chứng đau dây thần kinh tọa. Khối nhân nhầy trong đĩa đệm thoát ra ngoài theo vết nứt của vòng sợi, chèn ép rễ các rễ S1 hoặc L5.
  • Thoái hóa cột sống thắt lưng: Bệnh thoái hóa cột sống có thể xảy ra ở bất cứ đốt sống nào, tuy nhiên chỉ thoái hóa cột sống thắt lưng mới có thể gây ra đau thần kinh tọa. Sự biến đổi hình thái ở cột sống cùng hiện tượng mọc gai xương ảnh hưởng nghiêm trọng đến dây thần kinh hông to.
  • Đau thần kinh tọa do trượt đốt sống: Đốt sống bị trượt ra phía trước hoặc phía sau có thể làm hẹp ống sống thắt lưng, tổn thương rễ thần kinh, nghiêm trọng hơn là tạo ra hội chứng chùm đuôi ngựa.
  • Nguyên nhân bệnh đau thần kinh tọa do chấn thương: Các chấn thương cấp như ngã, đánh nhau, tai nạn… có thể tác động tiêu cực lên dây thần kinh tọa.
  • Viêm cột sống dính khớp: Bình thường, các đốt sống được ngăn cách nhau bởi đĩa đệm. Khi đĩa đệm bị xẹp hoặc thay đổi hình thái, các đốt sống này có thể dính nối lại với nhau, ảnh hưởng đến một số dây chằng và gân bám vào xương, trong đó có dây thần kinh tọa.
  • Nguyên nhân đau thần kinh tọa do viêm cột sống: Sự hư hại tại cột sống có thể gây viêm nhiễm đốt sống, hẹp cột sống, chèn ép rễ thần kinh, thậm chí là chèn ép chùm đuôi ngựa.
  • Nguyên nhân gây đau thần kinh tọa khác: Một số yếu tố về nhân khẩu học cũng là nguyên nhân cần chú ý, bệnh tập trung ở những người trong độ tuổi từ 20 đến 60, tập trung nhiều ở phụ nữ nhiều hơn nam giới. Ngoài ra, các khối u nguyên phát và u di căn, nhiễm trùng cột sống, phì đại diện khớp, viêm màng nhện dày dính vùng thắt lưng – cùng… cũng có thể là nguyên nhân gây ra chứng đau dây thần kinh tọa.

Chẩn đoán và phân loại đau thần kinh tọa

Chẩn đoán đau dây thần kinh tọa

  1. Chụp X-Quang thường: Phát hiện các hình ảnh hẹp đĩa đệm, hở đĩa đệm, xẹp đĩa đệm…
  2. Chụp X-Quang có cản quang: Sử dụng khi nghi ngờ đau thần kinh tọa xuất phát từ một khối u.
  3. Chụp CT can hoặc MRI: Định vị được vị trí thoát vị đĩa đệm cùng các tổn thương dây thần kinh.
  4. Điện cơ đồ: Phát hiện và đánh giá mức độ tổn thương các rễ thần kinh trong trường hợp đau thần kinh tọa, đau thắt lưng hông, trong đó có dây thần kinh hông to.
  5. Xét nghiệm sinh hóa – tế bào: Xét nghiệm nước tiểu, sinh hóa máu… để xác định các vấn đề có liên quan đến đau dây thần kinh toạ như bệnh hệ thống hoặc bệnh viêm nhiễm.
Chụp X - Quang chẩn đoán đau thần kinh tọa

Chụp X – Quang chẩn đoán đau thần kinh tọa

Phân loại bệnh đau thần kinh tọa

Thông thường, những cơn đau ở dây thần kinh tọa được chia làm 3 thể chính:

  1. Đau thần kinh tọa thông thường: Đau các dây thần kinh chi dưới, chiếm tỷ lệ cao nhất. Cơn đau có thể xuất hiện ở mặt trong đùi, mặt ngoài đùi hoặc mặt trước đùi tùy rễ thần kinh bị tổn thương.
  2. Đau khớp: Cơn đau thần kinh tọa tập trung hơn ở khớp cùng chậu và khớp háng.
  3. Viêm cơ đáy chậu: Đau từ thắt lưng kéo xuống mặt sau trong đùi, cứ duỗi chân là đau nên bệnh nhân có xu hướng xoay chân vào phía trong và co lại.

Cách phòng tránh đau thần kinh tọa

Để phòng tránh đau dây thần kinh tọa, chúng ta cần tránh những hoạt động khiến rễ thần kinh và đĩa đệm cột sống xung đột nhau. Đây cũng là cách giúp bạn tránh xa các bệnh liên quan đến cột sống:

Nếu đang gặp vấn đề về sức khoẻ, ĐỪNG NGẠI chia sẻ. Bác sĩ sẽ TƯ VẤN MIỄN PHÍ giúp bạn!

  • Trong lao động: Giải pháp phòng tránh đau thần kinh tọa hiệu quả là luôn cố gắng giữ lưng ở dáng thẳng, không cong hoặc gập người quá lâu. Ngồi làm việc thẳng lưng, khi bê vật nặng ngồi xuống, giữ lưng thẳng và dùng lực chân. Mỗi tiếng làm việc nên dành khoảng 5 phút để đi lại.
  • Trong sinh hoạt: Để phòng ngừa đau thần kinh tọa hiệu quả cần thay đổi ngay các thói quen gây áp lực đến cột sống thắt lưng như nằm đệm cứng, chơi thể thao quá sức, sinh hoạt tình dục quá độ, ăn uống khoa học, tránh xa rượu bia và các chất kích thích…
  • Trong tập luyện: Chăm chỉ rèn luyện các bài tập hỗ trợ chữa đau thần kinh tọa tốt cho cơ lưng, tham khảo các động tác phòng ngừa và giải phóng chèn ép.
  • Trong nhận thức: Tự mình bảo vệ sức khỏe bằng cách thay đổi suy nghĩ “nước đến chân mới nhảy”. Hãy khám sức khỏe định kỳ để phát hiện bệnh sớm (nếu có) và can thiệp kịp thời.

Cách chữa đau thần kinh tọa

Với sự phát triển của y học hiện nay, việc tiếp cận để giải quyết các cơn đau dây thần kinh tọa đã không còn nhiều khó khăn như trước. Theo đó, bệnh nhân có thể áp dụng các phương pháp điều trị bằng Tây y hoặc Đông y. Mỗi giải pháp chữa bệnh đau thần kinh tọa đều có những ưu và nhược điểm riêng.

Các phương pháp điều trị đau dây thần kinh tọa

Các phương pháp điều trị đau dây thần kinh tọa

Thuốc Tây

  1. Thuốc chống viêm không steroid: Celecoxib, Meloxicam, Diclofenac, Etoricoxib…
  2. Thuốc giảm đau: Phổ biến nhất là Paracetamol, Aspirine. Tác dụng giảm đau nhanh và hiệu quả.
  3. Thuốc giãn cơ: Bao gồm Myolastan hoặc Eperisone… Dùng cho bệnh nhân bị cơ cứng cơ.
  4. Tiêm corticosteroids: Dùng trong trường hợp đau thần kinh tọa do viêm cột sống dính khớp.

Chữa bệnh đau thần kinh tọa bằng phẫu thuật

Áp dụng trong trường hợp đau dây thần kinh tọa dữ dội, không đáp ứng bất cứ biện pháp điều trị bệnh đau thần kinh tọa nào sau 3 tháng, bệnh tái phát liên tục, có dấu hiệu chèn ép đuôi ngựa, teo cơ hoặc có nguy cơ liệt.

Vật lý trị liệu

Đông Y có nhiều liệu pháp giúp hỗ trợ điều trị đau thần kinh tọa tương đối hiệu quả như châm cứu, đắp sáp nến, nắn cột sống, kéo giãn cột sống…

Chữa đau thần kinh tọa bằng thuốc Nam

  1. Bài thuốc từ sâm Ngọc Linh: Dùng khoảng 100g Sâm Ngọc Linh đã rửa sạch, thái lát để pha với 1 lít mật ong nguyên chất. Ngâm Sâm Ngọc Linh khoảng 1 tháng là có thể sử dụng, mỗi ngày ngậm 3 lát sâm sẽ thấy cơn đau buốt giảm rõ rệt.
  2. Chữa bệnh đau thần kinh tọa từ lá lốt và gừng: Hai nguyên liệu này mỗi thứ dùng 100g, rửa sạch rồi giã nát. Cho hỗn hợp này vào chậu nước ấm, thêm chút muối rồi khuấy đều. Ngâm chân trong nước lá lốt gừng cho đến khi nước nguội. Mỗi ngày áp dụng 1 lần trước khi đi ngủ, đảm bảo sáng dậy cơ thể khỏe khoắn, không còn cơ cứng cơ như trước nữa.
  3. Chữa đau thần kinh tọa từ sữa tỏi: Bài thuốc này khá quen thuộc với những bệnh nhân bị đau dây thần kinh tọa. Bạn nghiền nát khoảng 5 tép tỏi, sau đó khuấy đều với 200ml sữa rồi đun sôi lên cho bớt mùi. Uống 1 ngày 1 ly sữa đẻ giúp đẩy lùi các triệu chứng của bệnh khá hiệu quả.

Mẹo chữa đau thần kinh tọa tại nhà nhờ An Cốt Nam

Đau thần kinh tọa chủ yếu xuất phát từ những bệnh lý liên quan đến xương khớp, bởi vậy để dập tắt tình trạng này phải căn cứ vào nguyên nhân gốc rễ của bệnh. Dựa trên nguyên tắc này, bài thuốc An Cốt nam chữa đau dây thần kinh tọa được ra đời, giúp chữa bệnh từ gốc rễ và không tái phát.

Chữa đau thần kinh tọa dứt điểm tận gốc nhờ bài thuốc An Cốt Nam

Chữa đau thần kinh tọa dứt điểm tận gốc nhờ bài thuốc An Cốt Nam

Với thành phần được chiết xuất từ thảo dược tươi của Việt Nam, bao gồm các vị thuốc quý như Thiên Niên Kiện, Nhũ Hương, Sâm Ngọc Linh… An Cốt Nam giúp loại bỏ hoàn toàn các vùng viêm nhiễm gây nên bệnh. Bên cạnh đó, bệnh nhân đau thần kinh tọa khi điều trị bằng An Cốt Nam sẽ được sử dụng thêm cao dán nhằm giảm nhanh cơn đau cấp tính mà không cần phụ thuộc vào thuốc Tây.

Đây cũng là điểm mấu chốt thuyết phục hoàn toàn Th.Bs Hoàng Khánh Toàn (Bệnh viện 108) để giới thiệu bài thuốc cho người bệnh cả nước trong chương trình “Sống khỏe mỗi ngày” – VTV2. Ông cho biết, mình đã tiếp xúc với nhiều phương pháp này, hiệu quả đạt được rất tốt.

 

Th.Bs Hoàng Khánh Toàn chia sẻ về bài thuốc An Cốt Nam trên VTV2

Th.Bs Hoàng Khánh Toàn chia sẻ về bài thuốc An Cốt Nam trên VTV2

Xem câu chuyện của những người từng bị những cơn đau thần kinh tọa hành hạ và hành trình chiến thắng bệnh tật của họ:

Đặc biệt, trong quá trình chữa bệnh đau thần kinh tọa, bệnh nhân còn được tặng kèm một đĩa VCD bài tập tại nhà. Bệnh nhân ở gần được MIỄN PHÍ xoa bóp, châm cứu, bấm huyệt… nhằm đẩy nhanh tác dụng của thuốc.

Cơ chế điều trị đau thần kinh tọa và các bệnh xương khớp:

  • Đào thải độc tố trong cơ thể ra ngoài
  • Tăng cường khả năng lưu thông máu
  • Cung cấp dưỡng chất nhằm bổ sung cho các tế bào bị tổn thương
  • Phục hồi các tổn thương của hệ thống thần kinh bị ảnh hưởng
Những điểm nổi bật chỉ có ở An Cốt Nam

Những điểm nổi bật chỉ có ở An Cốt Nam

Nhiều năm qua, An Cốt Nam đã chữa đau thần kinh tọa và các bệnh xương khớp dứt điểm cho hàng ngàn bệnh nhân. Nhờ những thành công đã đạt được, An Cốt Nam đã giúp nhà thuốc Tâm Minh Đường nhận được cúp vàng và giải thưởng danh giá “Thương hiệu an toàn vì sức khỏe cộng đồng”.

Chấm dứt cơn đau thần kinh tọa chỉ sau 30 ngày!

Đánh giá và thống kê về bệnh đau thần kinh tọa

Các nhà dịch tễ học cho biết, 2/3 bệnh nhân bị đau dây thần kinh tọa là do thoát vị đĩa đệm. Tình trạng này xuất hiện phổ biến ở lứa tuổi từ 30 – 60. Đây là những người trong độ tuổi lao động, cũng là đối tượng dễ mắc các bệnh liên quan đến cột sống.

Về tỷ lệ giới tính của bệnh nhân đau thần kinh tọa, các chuyên gia cho biết, số nam giới rơi vào tình trạng này có gấp 3 lần nữ giới. Điều này cũng hoàn toàn dễ hiểu bởi đặc thù công việc, thói quen ăn uống và sinh hoạt không khoa học của cánh mày râu.

Các nghiên cứu về tình trạng đau dây thần kinh tọa

  • Đề tài “Chứng đau thần kinh tọa và thoát vị đĩa đệm” của Th.Bs Nguyễn Năng Tấn (Chuyên khoa thần kinh – Bệnh viện Việt Pháp).
  • Đề tài “Đau dây thần kinh tọa” – Thạc sĩ Nguyễn Thị Hạnh (Bộ môn YHCT Trường ĐH Y Khoa Thái Nguyên).
  • Tài liệu chuyên môn “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh cơ xương khớp” do PGS.TS Nguyễn Thị Xuyên chủ biên (Nhà xuất bản Y học).
  • Cuốn “Đau dây thần kinh tọa, thực hành thần kinh các bệnh và hội chứng thường gặp” của tác giả Nguyễn Văn Đăng (Nhà xuất bản Y học).
  • Tài liệu “94 quy trình kỹ thuật y học cổ truyền – quy trình số 89” của Bộ Y Tế, trang 238-245.
  • Tài liệu “Say Goodbye to Back pain” của tác giả Emile Hil Siger, Marian Betan Court (2004).
  • Cuốn “Xoa bóp bấm huyệt chữa các bệnh vùng cột sống” của Trần Ngọc Trường, Nhà xuất bản Y học, trang 49-62.

Theo yêu cầu của bạn đọc, chúng tôi xin cung cấp địa chỉ nhà thuốc:

Tài liệu tham khảo về đau thần kinh tọa

  • Sciatica
  • Sciatica: Causes, Signs, and Diagnosis

Nếu đang gặp vấn đề về sức khoẻ, ĐỪNG NGẠI chia sẻ. Bác sĩ sẽ TƯ VẤN MIỄN PHÍ giúp bạn!

Share:

21 Comments

  1. Dạ xin thưa.mình bị đau vùng cột sống thắt lưng đến nay đã hai tháng do mình đau trong lúc tập gym mình khom người không được hắt hơi,ngồi lâu xẽ có cảm giác đau lang xuống chân,xin hỏi như vậy có phải là đau thần kinh toạ không ạ

  2. Cho e hỏi e bị đau lưng rồi kéo xuống đùi xuống chân rồi đau ở khu vực mắt cá chân thì có phải là đau thần kinh tọa không ạ mong bs cho e lời khuyên ạ

  3. Cho e hỏi e bị đau lưng rồi kéo xuống đùi xuống chân rồi đau ở khu vực mắt cá chân thì có phải là đau thần kinh tọa không ạ mong bs cho e lời khuyên ạ

    • Chào bạn ! Bạn vui lòng liên hệ với hotline của nhà thuốc để được tư vấn
      Hà Nội: 138 đường Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội Hotline: 0983 34 0246
      TP Hồ Chí Minh: Số 325/19 – Đường Bạch Đằng – Phường 15 – Quận Bình Thạnh – TP.HCM Hotline: 0903 876 437
      Nếu bạn ở xa có thể gửi kết quả thăm khám trước cho nhà thuốc, sau đó nhà thuốc sẽ chuyển phát nhanh hoặc chuyển theo xe khách cho bạn.
      Chúc bạn mau khỏe !

  4. E bị tổn thương đốt sống l4,l5 ,giờ e đang tập đi lại nhưng một bên chân yếu hơn bên kia, nằm thì nghiêng người sang một bên hoặc co chân lên cũng đau buốt, ko biết có phải đau thần kinh tọa ko ạ,đau từ thắt lưng xuống,.e cám ơn

    • Chào bạn ! Bạn vui lòng liên hệ với hotline của nhà thuốc để được tư vấn
      Hà Nội: 138 đường Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội Hotline: 0983 34 0246
      TP Hồ Chí Minh: Số 325/19 – Đường Bạch Đằng – Phường 15 – Quận Bình Thạnh – TP.HCM Hotline: 0903 876 437
      Chúc bạn mau khỏe !

    • Chào bạn ! Bạn vui lòng liên hệ với hotline của nhà thuốc để được tư vấn
      Hà Nội: 138 đường Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội Hotline: 0983 34 0246
      TP Hồ Chí Minh: Số 325/19 – Đường Bạch Đằng – Phường 15 – Quận Bình Thạnh – TP.HCM Hotline: 0903 876 437
      Nếu bạn ở xa có thể gửi kết quả thăm khám trước cho nhà thuốc, sau đó nhà thuốc sẽ chuyển phát nhanh hoặc chuyển theo xe khách cho bạn.
      Chúc bạn mau khỏe !

  5. Bố e bi đau thần kinh toạ thì nên đj khám ở đâu là tốt nhật ạ để lâu e ko yên tâm?

    • Chào em! Em có thể đưa bố đến các bệnh viện lớn, uy tín để tiến hành thăm khám bệnh đau vai gáy em nhé. Một số bệnh viện, phòng khám uy tín ở Hà Nội có thể kể đến là Bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện Quân Y 103, Bệnh viện 108, phòng khám Chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường…địa chỉ thăm khám ở TP. Hồ Chí Minh là bệnh viện Chợ Rẫy, bệnh viện Nhân Dân, phòng khám YHCT An Dược…

  6. Tôi xin hỏi . Tôi bị thoát vị đĩa đệm vùng thắt lưng ..tôi đi bộ 1 tiếng / 1 tối và về tôi đau thần kinh tọa . Giờ tôi phải làm sao ? Có nên đi bộ nữa không ?

  7. Tôi bị thoái hóa đốt sống lưng, đau từ hông xuống bắp chân bên trái, uông thuốc thì khỏi được một thời gian, sau đó lại bi đau từ hông bên phải xuống chân đi lại khó khăn. Có phải là bênh đau thần kinh tọa k bác sỹ. Xin cằm ơn.

  8. Cho con hỏi.me con năm nay 55 tuổi.cu moi khi trở trời lại dau moi khắp người.ca vùng đầu nữa.chi dau tâm 1 buổi lại tu khỏi.sinh hoạt bình thường.con hoi nhu vậy có thể là bệnh gì a.

    • Triệu chứng của mẹ bạn thường liên quan nhiều đến bệnh xương khớp, đây là các biểu hiện phổ biến ở người già, đau nhức khắp người cũng có thể là đau thần kinh tọa. Bạn nên đưa mẹ đi khám để chẩn đoán chính xác tình trạng cụ thể

Your Comment