Những Nội Dung Chính Trong Bài
Căn bệnh đau thần kinh tọa có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là độ tuổi từ 35 – 60. Đối tượng thường có nguy cơ mắc bệnh là người có đặc thù nghề nghiệp thường xuyên phải mang vác vật nặng gây áp lực cho cột sống hoặc hoạt động ở một tư thế trong thời gian quá lâu như dân văn phòng, người lớn tuổi, công nhân, dân bốc vác hay nghệ sĩ cử tạ,.. bệnh có những biến chứng khá nguy hiểm nếu không có biện pháp điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày. Vậy đau thần kinh tọa là đau ở đâu, nên khám ở bệnh viện nào là tốt nhất?
Đau dây thần kinh tọa là đau ở đâu?
Có thể thấy rằng dây thần kinh tọa là dây dài nhất cơ thể, nó trải dọc từ
phần thắt lưng xuống đến các ngón chân. Dây thần kinh này chi phối động tác của chân, giúp làm lên các động tác đi lại, đứng ngồi của chân. Vậy đau thần kinh tọa là đau ở đâu?
Trả lời: Đau thần kinh tọa là đau lan dọc từ vùng thắt lưng xuống phía đùi theo rễ dây thần kinh thắt lưng sống 1. Nếu dây thần kinh 5 bị thương tổn thì sẽ có tình trạng đau dọc từ eo phía ngoài đau xuống cẳng chân và đau đến tận cả ngón chân út. Còn nếu rễ thần kinh sống 1 tổn thương thì cơn đau sẽ dọc từ lưng xuống phía sau mông thẳng xuống đùi, sau bắp chân tới phía ngoài bàn chân.
Trường hợp đau nhẹ bệnh nhân vẫn đi lại và làm việc được bình thường. Nhưng nếu phải đứng nhiều hoặc đi lại nhiều trong 1 ngày sẽ khiến cơn đau tái phát, mức độ đau sẽ ngày càng nặng hơn.
Với trường hợp đau nhức nặng, chỉ cần chân giẫm mạnh xuống đất, hắt hơi hoặc thậm chí là ho mạnh cũng thấy đau, cơn đau ảnh hưởng rất nhiều tới khả năng lao động và sinh hoạt thường ngày.
NGUYÊN NHÂN GÂY ĐAU DÂY THẦN KINH TỌA
- Bệnh hay gặp nhất là ở độ tuổi từ 35 – 60 tuổi
- Đau dây thần kinh tọa có thể là xương khớp bị thoái hóa theo tuổi tác hoặc gặp phải các áp lực lên đĩa đệm cột sống lưng như khiêng vác nặng, va đập, vận động không đúng tư thế hoặc quan hệ,…
- Phình hoặc lồi đĩa đệm gây chèn ép các rễ thần kinh tọa dẫn tới đau nhức
- Dây thần kinh tọa bị tổn thương, viêm nhiễm từ hóa chất của nhân nhầy đĩa đệm.
- Ngoài ra, khi đĩa đệm bị lỗi, cơ xung quanh cột sống vùng thắt lưng bị sưng, từ đó chèn ép nhiều vào rễ dây thần kinh gây đau nhức, viêm nhiễm.
Triệu chứng của bệnh đau dây thần kinh tọa
- Đa phần những trường hợp bị đau dây thần kinh tọa chỉ đau ở một bên, các triệu chứng thường gặp bao gồm:
- Cảm giác nóng, tê, đau như bị dao đâm, vùng đau có cảm giác như kiến bò
- Đau âm ỉ kéo dài hoặc đau liên tục, đau nhiều hơn khi vận động và giảm đau khi nghỉ ngơi, về đêm khi ngủ cơn đau có xu hướng đau nặng hơn.
- Cột sống đau và cứng, khó nghiêng hoặc cúi người. Triệu chứng kèm theo gồm khó đứng trên đầu ngón chân hoặc khó kiễng chân
- Đau vùng thắt lưng kèm theo đau lan dọc xuống dưới chân theo đường đi của dây thần kinh tọa, cơn đau thường xuất hiện đột ngột sau khi gắng sức, sang chấn vùng lưng hay sau khi bước hụt. Nếu đau eo ở bên phải thì sẽ đau lan xuống gây nhói mông và hông bên phải, còn nếu đau eo trái thì mông và hông bên trái sẽ bị đau. Và sau đó đau từ mông xuống dưới bắp chân, kheo chân, lan xuống các ngón chân.
- Đau khi đổi tư thế, khi hắt hơi và ho cũng thấy nhói đau ở vùng thắt lưng do dây thần kinh bị chèn ép.
- Khi bệnh nặng gây nên tình trạng chân bị tê bì và mất cảm giác, để lâu dần người bệnh sẽ bị teo cơ.
Cơn đau mà bệnh nhân phải chịu sẽ có cường độ và tần suất tăng dần, gây khó chịu cũng như bất tiện trong việc lao động và sinh hoạt hàng ngày. Bệnh này nếu không có biện pháp khắc phục kịp thời sẽ rất dễ chuyển sang mãn tính, lúc này sẽ rất khó để điều trị dứt điểm hoàn toàn. Vậy câu hỏi đặt ra là nên khám ở đâu là uy tín và chất lượng nhất?
Đau thần kinh tọa nên khám ở bệnh viện nào tốt?
Khi nào nên đi khám ?
Như đã phân tích ở trên đau thần kinh tọa được nhận thấy bằng những cơn đau dọc đường đi của dây thần kinh tọa, đau từ vùng cột sống thắt lưng đau lan tới đùi sau đó lan xuống tận vùng gót chân. Cơn đau thường xuất hiện đột ngột khi có sự tác động tới vùng thắt lưng, lúc đó, bệnh nhân cần phải đi khám để có sự can thiệp kịp thời từ y tế, tránh những biến chứng nguy hiểm không may có thể xảy ra.
Hiện nay, các bệnh viện ở hai thành phố lớn ở nước ta gồm Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh được xem là nơi thăm khám và điều trị bệnh tốt nhất với những trang thiết bị tiên tiến, kỹ thuật hiện đại cùng đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, có tay nghề và chuyên môn cao. Nếu bạn đang bị đau dây thần kinh tọa, bạn hãy tới các khoa cơ xương khớp tại các bệnh viện chúng tôi cung cấp ở dưới đây để thực hiện thăm khám và điều trị bệnh:
Khám đau dây thần kinh tọa tại Hà Nội:
Với những người đang sinh sống tại Hà Nội, bạn có thể đến thăm khám bệnh đau dây thần kinh tọa tại các địa điểm dưới đây.
1/ Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức
- Địa chỉ:40 Phủ Doãn, phố Hàng Bông, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
- Điện thoại: 04 3825 3531
2/ Bệnh viện Bạch Mai
- Địa chỉ:78 đường Giải Phóng, phường Phương Mai, quận Đống Đa, Hà Nội
- Điện thoại: 04 3869 3731
3/ Bệnh viện Trung ương Quân Đội 108
- Địa chỉ: số 1 đường Trần Thánh Tông, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
- Điện thoại: 069 555 283 – 069 572 400
4/ Phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường
- Địa chỉ 1: Địa chỉ: Nhà số 138 đường Khương Đình, Phường Hạ Đình, Quận Thanh Xuân, Hà Nội
- Website: https://tamminhduong.vn/
Khám đau thần kinh tọa tại Tp.Hồ Chí Minh:
1/ Bệnh viện Chấn Thương Chỉnh Hình
- Địa chỉ: số 929 đường Trần Hưng Đạo, Phường 1, Quận 5, TPHCM
- Điện thoại: 08 3838 1630
2/ Bệnh viện Chợ Rẫy
- Địa chỉ: 201B Nguyễn Chí Thanh, Phường 12, Quận 5, TP Hồ Chí Minh
- Điện thoại: 08 3855 4137
3/ Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM
- Địa chỉ: 215 Hồng Bàng, phường 11, Tp Hồ Chí Minh
- Điện thoại: 08 3855 4269
4/ Phòng chẩn trị YHCT An Dược
- Địa chỉ: Nhà số 325/19 đường Bạch Đằng, P.15, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh
Tại đây, bạn sẽ được bác sĩ, chuyên gia giàu kinh nghiệm trong việc điều trị các bệnh liên quan tới xương khớp thăm khám và tư vấn biện pháp điều trị phù hợp theo từng nguyên nhân cũng như tình trạng bệnh, giúp người mau chóng phục hồi sức khỏe.
Lưu ý: Trước khi tiến hành đi thăm khám bệnh, bạn hãy tìm hiểu và cân nhắc lựa chọn bệnh viện uy tín. Điều này sẽ giúp bạn yên tâm hơn trong quá trình điều trị bệnh. Ngoài ra, bạn cũng cần tìm hiểu trước mức chi phí cũng như thời gian khám bệnh để có thể chủ động hơn trong việc điều trị bệnh.
Trên đây là toàn bộ thông tin mà thoathoacotsong.vn xin phép được cung cấp tới quý độc giả để giải đáp cho câu hỏi là đau ở đâu và danh sách các bệnh viện giúp bạn không còn băn khoăn nên khám ở bệnh viện nào nữa. Tùy thuộc vào thể trạng bệnh và kinh tế mình có để lựa chọn bệnh viện phù hợp. Chúc các bạn chữa trị thành công.
Author: Hoang Lan Huong
Bác sĩ Hoàng Thị Lan Hương sinh ngày 19/11/1957, tại Yên Phụ, Tây Hồ Hà Nội. Nguyên là giảng viên ưu tú của trường Học viện y học cổ truyền Tuệ Tĩnh. Cô đã đóng góp tâm trí trong việc xây dựng phác đồ châm cứu chuyên biệt Vladivostok cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm nói riêng và các bệnh xương khớp nói chung.
Bác sĩ Hoàng Thị Lan Hương là người đại diện pháp lý, chịu trách nhiệm chuyên môn tại nhà thuốc Tâm Minh Đường và thông tin y học truyền tải trên website:thoaihoacotsong.vn/