Bệnh thoái hóa cột sống có nguy hiểm không, có chữa khỏi được không ?

Bệnh thoái hóa đốt sống cổ có nguy hiểm không, có chữa khỏi được không là nỗi băn khoăn của rất nhiều bệnh nhân. Bài viết đây sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin liên quan tới mức độ nguy hiểm và khả năng chữa trị của căn bệnh này.

Bệnh thoái hóa cột sống có nguy hiểm không ?

Cột sống bị lão hóa là một dạng bệnh lý về xương khớp phổ biến ở người già. Người mắc căn bệnh này sẽ phải đối mặt với các cơn đau nhức dữ đội, đặc biệt còn có cảm giác như mọc gai ở đốt sống, viêm khớp, thậm chí là giảm khả năng vận động. Vậy bị thoái hóa cột sống có nguy hiểm không ? Chúng ta cùng tìm hiểu tiếp.

Ở cơ thể con người sẽ có khoảng 33-34 đốt xương sống, trong đó gồm 7 đốt sống cổ, 5 đốt sống thắt lưng và 12 đốt ở ngực. Dây chằng là sẽ điểm nối liên kết các đốt sống này lại với nhau, chúng được bảo vệ nhờ hệ thống cơ bao quanh bên ngoài.

Bị thoái hóa cột sống có nguy hiểm không ?

Bị thoái hóa cột sống có nguy hiểm không ?

Vị trí thường bị thoái hóa nhất bao gồm: Thắt lưng, lưng và cổ. Những người ở độ tuổi 35 là đối tượng dễ bị mắc bệnh nhất, bởi ở độ tuổi này bắt đầu đã có dấu hiệu lão hóa xương khớp – Nguyên nhân chính gây ra hiện tượng lão hóa ở cột sống.

Theo các chuyên gia cho biết, thoái hóa đốt sống cổ nguy hiểm hơn nhiều so với ở vị trí thắt lưng. Bởi ở vị trí thoái hóa này, người bệnh sẽ gặp phải chứng chèn ép dây thần kinh quan trọng nhất trên cơ thể. Từ đó ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe cũng như sinh hoạt thường ngày của người bệnh.

Thoái hóa cột sống có nguy hiểm hay không còn tùy thuộc vào từng giai đoạn mắc bệnh. Trong giai đoạn đầu, bệnh sẽ không nhiều nguy hiểm bởi biểu hiện bệnh còn nhẹ, người bệnh vẫn có thể chịu đựng được. Do đó, nếu được điều trị ở giai đoạn này thì tỷ lệ chữa khỏi là tương đối cao.

Ngược lại, ở giai đoạn nặng, bệnh sẽ gây nhiều biến chứng dai dẳng và dữ dội hơn. Các tổn thương không chỉ tập trung tại một vị trí mà có thể lan sang các vùng khác trên cơ thể. Lúc này người bệnh sẽ phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm.

Các biến chứng thoái hóa cột sống

1. Chèn ép rễ thần kinh

Khi bị mắc thoái hóa đốt sống vùng cổ, cột sống, đĩa đệm, người bệnh sẽ gặp phải sự chèn ép tại rễ thần kinh, người ta gọi tình trạng này là bệnh rễ tủy cổ.

Ở giai đoạn này, người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng như ngứa, tê cánh tay, giảm chức năng vận động của tay, gặp khó khăn trong việc kiểm soát cơ thể. Thậm chí ở những trường hợp bệnh nhân nặng hơn có thể sẽ gây yếu cơ, khả năng tiểu tiện bị mất kiểm soát.

2. Rối loạn tiền đình

Đây là biến chứng điển hình, thể hiện mức độ nguy hiểm của thoái hóa cột sống. Nguyên nhân gây nên tình trạng này là do, trong quá trình thoái hóa, hệ thống xương khớp ở cột sống sẽ bị tổn thương, hình thành gai gây chèn ép lên động mạch và lỗ tiếp hợp.

Lúc này, máu sẽ bị tắc nghẽn khiến lượng máu bơm không đủ lên não gây ra tình trạng đau đầu, chóng mặt. Tình trạng này nếu tiếp diễn trong thời gian dài sẽ gây ra triệu chứng rối loạn tiền đình.

3. Chứng hẹp ống sống

Khi bị mắc thoái hóa đốt sống trong một thời gian dài sẽ khiến cấu trúc xương bị thay đổi, từ đó hình thành các gai xương khiến lấp đầy khoảng trống xung quanh tủy sống. Đây được gọi là triệu chứng hẹp ống sống. Lúc này người bệnh sẽ phải đối mặt với cảm giác tê vùng bụng, hai chân và tay. Nếu chuyển biến nặng hơn, khả năng vận động cũng trở lên khó khăn.

4. Bại liệt vĩnh viễn

Bệnh có thể gây chèn ép dây thần kinh nếu không được điều trị sớm sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới khả năng vận động của người bệnh. Biến chứng rủi ro nhất mà người bệnh phải đối mặt chính là bại liệt vĩnh viễn.

Thoái hóa cột sống có chữa được không ?

Để trả lời cho câu hỏi “Thoái hóa cột sống có chữa khỏi được không”, trước hết chúng ta cần tìm hiểu về nguyên nhân gây ra căn bệnh này.

Nếu đang gặp vấn đề về sức khoẻ, ĐỪNG NGẠI chia sẻ. Bác sĩ sẽ TƯ VẤN MIỄN PHÍ giúp bạn!

Bệnh thoái hóa cột sống liệu có chữa được không ?

Bệnh thoái hóa cột sống liệu có chữa được không ?

Theo các chuyên gia xương khớp cho biết, cột sống bị thoái hóa thường xảy ra do một số nguyên nhân như sau:

  • Do sự lão hóa: Lão hóa là một trong những nguyên nhân chính gây nên tình trạng thoái hóa xương, cột sống. Tuổi càng cao thì khả năng tái tạo sụn, tính đàn hồi, chịu lực của cột sống cũng sẽ giảm đi. Khi lớp sụn bị bào mòn theo thời gian sẽ dẫn tới tình trạng thoái hóa, từ đó hệ xương khớp sẽ không còn khỏe mạnh, sức nâng đỡ của cột sống của bị giảm đi.
  • Do ngồi làm việc sai tư thế: Do tính chất công việc nên những đối tượng như dân văn phòng, lái xe, thợ may,… thường phải ngồi cố định hàng giờ, gây ảnh hưởng đến cột sống. Đây cũng là nguyên nhân chính gây ra tình trạng lão hóa cột sống.
  • Đặc thù công việc nặng nhọc: Người lao động làm việc quá sức, thường xuyên phải mang vác nặng không đúng tư thế là những đối tượng dễ bị thoái hóa nhất.
  • Thiếu chất dinh dưỡng: Người thút hụt canxi, chế độ dinh dưỡng không hợp lý.
  • Thừa cân, béo phì: Béo phì, thừa cân là nguyên nhân khiến cột sống phải chịu trọng lượng lớn của cơ thể, lâu dần sẽ dẫn đến nhiều tổn thương ở cột sống.

Một nguyên nhân gây nên bệnh được nhắc đến ở trên đó là “lão hóa”. Đây là quy luật tự nhiên của con người, do đó khi bị mắc thoái hóa cột sống thì không thể điều trị khỏi hoàn toàn được.

Hiện nay, y học chưa tìm ra thuốc điều trị căn bệnh này. Tuy nhiên, bệnh nhân có thể phòng ngừa và làm chậm biến chuyển của bệnh bằng cách sử dụng các phương pháp điều trị khác nhau từ Đông y và tây y.

Mỗi phương pháp đều có những mặt lợi và hại riêng, tùy theo tình trạng của bệnh mà bác sĩ sẽ định hướng bạn nên áp dụng điều trị phương pháp nào phù hợp.

Các cách chữa thoái hóa cột sống 

1. Sử dụng một số loại thuốc tân dược phổ biến

  1. Thuốc giảm đau: Aspirin, Paracetamol,…
  2. Thuốc chống viêm: Diclofenac, Brexin
  3. Thuốc giãn cơ: Myonal, mydocalm,..

2. Can thiệp bằng phẫu thuật

Mổ nội soi, mổ hở, mổ tia laser, phẫu thuật qua da, phẫu thuật cố định cột sống.

Một số phương pháp khác điều trị: Chữa bằng sóng cao tần, cấy tế bào gốc, diện chẩn,…

3. Áp dụng một số liệu pháp Đông y

Vật lý trị liệu

  1. Châm cứu, bấm huyệt, xoa bóp.
  2. Kéo giãn cột sống, phong bế khớp gian mỏm.
  3. Chườm nóng, hồng ngoại, ngâm bùn,…

Bài thuốc Nam

Chữa khỏi thoái hóa cột sống cấp tính nhờ một số vị thuốc Nam đơn giản:

  1. Xương rồng: Xương rồng rửa sạch, bỏ gai, hơ nóng trên bếp lửa rồi chườm trực tiếp lên vị trí đau.
  2. Lá lốt: Lá lốt rửa sạch, giã nát lấy nước cốt uống cùng một chút đường. Tận dụng phần bã đắp lên vết thương.
  3. Ngải cứu: Ngải cứu rửa sạch, giá nát cùng một chút muối, đắp hỗn hợp này lên vùng thoái hóa.
  4. Tía tô: Để hỗ trợ điều trị hiệu quả, người bệnh có thể chế biến tía tô thành những món ăn thơm ngon hoặc sắc lá tía tô uống trước khi đi ngủ cũng khá hiệu quả.
  • Bài tập:
  • Bài tập 1: Thả lỏng vai, ngồi thẳng, hai chân vắt chéo, gối co lại. Tay phải duỗi thẳng về phía trước, lòng bàn tay úp xuống. Tay trái đặt lên đầu, từ từ kéo đầu sang bên trái hoặc phải. Giữ nguyên tư thế này trong 10 giây.
  • Bài tập 2: Người bệnh nằm úp, tay đặt ngang vai, mũi chạm đất. Giữ nguyên tư thế trong 10s.
  • Bài tập 3: Người bệnh chống hai tay và gối xuống sàn, sao cho chân rộng bằng vai. Hít thở sâu, ngực nâng, xương cụt hướng lên trên, bụng hóp xuống. Thở ra, nâng bụng, đầu cúi xuống, cột sống lên phía trên. Lặp đi lặp lại 10-20 lần.

Trên đây là một số thông tin liên quan tới bệnh lý để trả lời cho các về đề bệnh nhân còn băn khoăn như thoái hóa cột sống có nguy hiểm không, có chữa khỏi được không. Hy vọng chia sẻ này sẽ giúp ích được cho bạn đọc. Chúc bạn sớm khỏi bệnh!

Nếu đang gặp vấn đề về sức khoẻ, ĐỪNG NGẠI chia sẻ. Bác sĩ sẽ TƯ VẤN MIỄN PHÍ giúp bạn!

Ngày cập nhật gần nhất:

Share:

Your Comment