Thoái hóa cột sống M47 là gì và mã Icd M47 có ý nghĩa như thế nào?

Thoái hóa cột sống m47 là mã định danh ICD được gắn với căn bệnh thoái hóa thuộc nhóm bệnh xương khớp. Vậy kĩ hiệu này có nghĩa là gì và cách chữa trị như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây.

Thoái hóa cột sống M47 là gì?

Cột sống là một chuỗi xương có chức năng giữ cho cơ thể đứng thẳng với sự cấu tạo từ các đốt sống, đĩa đệm và dây chằng. Thông thường, chúng ta chỉ biết rằng cột sống cổ có 7 đốt, cột sống ngực có 12 đốt và cột sống lưng có 5 đốt. Vì vậy khi nhắc đến bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng, nhiều người sẽ thắc mắc không biết đây là vị trí nào ?

Kí hiệu định danh thoái hóa cột sống M47

Kí hiệu định danh thoái hóa cột sống M47

Thoái hóa cột sống M47 thực chất là bệnh thoái hóa ở cột sống thắt lưng. Mỗi bệnh lý với vị trí, bộ phận tương ứng trên cơ thể đều có những ký hiệu riêng theo danh mục bệnh dài ngày của Bộ Y Tế. Các bệnh khác cũng có tên riêng, ví dụ viêm xoang là J32, viêm khớp M13, đau cột sống M54…

Tình trạng cột sống M47 bị thoái hóa thực chất không phải bệnh lý nguy hiểm, tuy nhiên nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người bệnh, thậm chí biến chứng sang thoát vị đĩa đệm, teo chân, gây bại liệt hoàn toàn.

Yếu tố gây thoái hóa cột sống (Mã icd:M47)

Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh lý này, dưới đây là những tác nhân thường gặp nhất.

  • Lão hóa: Tuổi càng cao thì khả năng thẩm thấu nước của đĩa đệm càng giảm, tế bào sụn cũng thoái hóa, từ đó khả năng đàn hồi và chịu lực của cột sống kém hẳn. Cột sống thắt lưng là vị trí dễ thoái hóa nhất.
  • Nghề nghiệp: Chọn nghề là chọn bệnh. Những người làm công việc như lái xe, công nhân, nông dân, bê vác, văn phòng… là đối tượng dễ bị thoái hóa nhất do họ phải ngồi hoặc đứng quá lâu, gây áp lực cho cột sống M47.
  • Thói quen xấu: Ngồi gù lưng, nằm đệm quá cứng, nâng vật nặng sai cách… là nguyên nhân đưa thoái hóa cột sống M47 đến gần bạn hơn.
  • Chế độ ăn uống: Ăn nhiều thịt ít rau, ăn đồ quá mặn, cay nóng, uống nhiều bia rượu, hút thuốc… khiến cột sống thắt lưng yếu dần đi. Đó cũng là lý do tại sao tỷ lệ nam giới mắc các bệnh cột sống nhiều hơn nữ giới.
  • Di truyền: Một số người sinh ra đã được có cột sống yếu và dễ thoái hóa hơn bình thường.
  • Chấn thương: Chơi thể thao quá sức, ngã, tai nạn… có thể khiến cột sống thắt lưng tổn thương nghiêm trọng. Những người có lịch sử tổn thương như vậy sẽ có nguy cơ thoái hóa đốt sống M47 vô cùng cao.

>> Xem Thêm: Thoái hóa cột sống có nên đi bộ, chạy bộ không? [Bác sĩ tư vấn]

Nếu đang gặp vấn đề về sức khoẻ, ĐỪNG NGẠI chia sẻ. Bác sĩ sẽ TƯ VẤN MIỄN PHÍ giúp bạn!

Tuổi tác là một trong những nguyên nhân làm cột sống bị thoái hóa

Tuổi tác là một trong những nguyên nhân làm cột sống bị thoái hóa

Nhận biết thoái hóa cột sống M47

  • Đau thắt lưng: Hai vị trí bị đau nhiều nhất là L4-L5 và L5-S1. Cơn đau có thể âm ỉ hoặc dữ dội, nặng nhất là khi người bệnh vận động mạnh, hắt hơi, cười lớn, nghiêng người, cúi người…
  • Đau thần kinh tọa: Cột sống bị thoái hóa có thể ảnh hưởng đến dây thần kinh hông to. Ngoài cơn đau tại vị trí thoái hóa, người bệnh còn cảm thấy đau buốt, tê bì, châm chích vùng hông, đùi, bắp chân và bàn chân.
  • Biến dạng cột sống: Cột sống dần mọc gai xương, mất ưỡn, mất đường cong sinh lý bình thường, khi đi có dấu hiệu đổ người về phía trước.
  • Rối loạn đại tiểu tiện: Bệnh không không tự chủ và kiểm soát được chức năng đại tiểu tiện, dẫn đến các hiện tượng như bí tiểu, tiểu són, đại tiện ra quần…
  • Hạn chế vận động: Người bệnh cảm thấy đau khi cúi ngửa, vươn người lấy đồ, bê vác hay đi lại khó khăn… Một số bệnh nhân gặp cả vấn đề trong việc quan hệ tình dục.

Bị thoái hóa cột sống M47 phải làm sao?

  • Sử dụng thuốc Tây

Để giảm thiểu các triệu chứng khi cột sống M47 bị thoái hóa, bệnh nhân có thể được chỉ định một số loại thuốc sau:

  1. Thuốc giảm đau: Tác dụng ức chế hệ thần kinh, ngăn chặn thụ thể cảm nhận cơn đau của não. Với bệnh thoái hóa cột sống M47, WHO khuyến cáo nên dùng thuốc giảm đau theo bậc như sau: Bậc 1 dùng Paracetamol loại 500mg, bậc 2 kết hợp với Tramadol, bậc 3 sử dụng Opiat.
  2. Thuốc kháng viêm: Giúp kiểm soát hiện tượng sưng viêm tại đốt sống bị thoái hóa. Một số loại được dùng phổ biến bao gồm Meloxicam, Diclofenac…
  3. Thuốc giãn cơ: Carisoprodol, Myonal, Mydocalm… giúp giảm cảm giác cơ cứng cột sống.
Có thể điều trị thoái hóa đốt sống M47 bằng thuốc Tây

Có thể điều trị thoái hóa đốt sống M47 bằng thuốc Tây

  • Thuốc nam chữa thoái hóa cột sống M47
  1. Cây phân xanh (bớp bớp): Dùng 1 nắm cây phân xanh, lá lốt, ngải cứu giã nát, đem chắt lấy nước cốt và massage vùng cột sống bị đau.
  2. Đu đủ: Lấy quả đu đủ xanh, cắt đầu, nhồi gừng, ngải cứu, dấm trắng vào bên trong rồi đập nắp và đem nướng. Cạo bỏ phần vỏ cháy đen, dầm nát rồi đắp hỗn hợp lên thắt lưng. Lưu ý lót một miếng vải để tránh bị bỏng.
  3. Lá lốt nấu gừng: Rửa sạch 1 nắm lá lốt tươi, thái nhỏ và nấu cùng chút gừng. Khi sử dụng, bạn ăn cả cái và uống hết nước, mỗi ngày 1 lần sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.

Ngoài các phương pháp trên thì bệnh nhân nên kết hợp thêm vật lý trị liệu, tập luyện tại nhà và thay đổi chế độ ăn uống. Sự kết hợp từ trong ra ngoài sẽ giúp người bệnh đánh bật thoái hóa cột sống M47 từ gốc đến ngọn mà không lo lắng sự tái phát sau này.

Nếu đang gặp vấn đề về sức khoẻ, ĐỪNG NGẠI chia sẻ. Bác sĩ sẽ TƯ VẤN MIỄN PHÍ giúp bạn!

Share:

Your Comment