Loãng xương là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa bệnh

Loãng xương là một trong những bệnh lý phổ biến nhất ở người cao tuổi, đặc biệt là những người nằm trong độ tuổi từ 40 – 60. Hiểu nguyên nhân, nắm rõ các triệu chứng để có cách chữa và đẩy lùi tình trạng này là lời khuyên của những chuyên gia xương khớp.

Bệnh loãng xương là gì, có nguy hiểm không?

Đây là căn bệnh xảy ra khi xương mất dần canxi, khiến xương bị xốp, yếu và trở nên giòn và dễ gãy hơn. Nhiều người thường chủ quan với tình trạng loãng xương của mình do bệnh diễn tiến chậm theo thời gian, tuổi tác. Đến khi cảm thấy đau, nhức trong xương là bệnh đã trở nặng, lúc đó người bệnh mới điều trị thì khó có cơ hội phục hồi do hệ xương trong cơ thể đã bị hao mòn quá nhiều.

Loãng xương là căn bệnh phổ biến ở người cao tuổi

Loãng xương là căn bệnh phổ biến ở người cao tuổi (Ảnh minh họa)

Tình trạng xương bị bào mòn, trở nên loãng diễn ra rõ rệt khi tuổi cao. Do độ tuổi này, mật độ xương không đảm bảo đủ mức cho phép để bảo đảm xương cứng chắc như lúc ở tuổi trưởng thành.

Ngoài ra, nếu người bệnh loãng xương kèm theo các bệnh lý khác như cao huyết áp, bệnh mạch vành, đái tháo đường… có thể dẫn đến tàn phế và giảm tuổi thọ.

Nguyên nhân loãng xương cần chú ý

Trên thực tế, đây là căn bệnh xương khớp xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó những yếu tố nổi bật người bệnh cần chú ý gồm:

Nguyên nhân gây loãng xương do thiếu canxi: Khi lượng canxi cho quá trình cấu tạo xương không được bổ sung đầy đủ, dẫn đến việc khi lão hóa, quá trình tạo xương giảm xuống khiến cho mật độ xương giảm sút. Từ đó làm cho xương giòn và yếu, giảm sức chịu lực và dễ gãy hơn.

Thiếu cân, suy dinh dưỡng: Những trẻ sinh ra bị thiếu cân, trẻ thấp còi do chế độ dinh dưỡng hoặc lối sinh hoạt thể dục thể thao  không lành mạnh dễ mắc bệnh loãng xương. Ngoài ra, nguy cơ mắc bệnh cao cũng dễ gặp ở những người áp dụng chế độ ăn kiêng giảm cân không khoa học.

Di truyền: Nếu cha mẹ đã được chẩn đoán mắc bệnh loãng xương dưới tuổi 50 thì nguy cơ con cái của họ gặp phải tình trạng này là khá cao

Triệu chứng của bệnh loãng xương

Căn bệnh này thường không có triệu chứng gì đặc biệt, dấu hiệu thường thấy là đau, giảm chiều cao và khòm lưng. Cụ thể:

Đau nhức đầu xương: một trong những triệu chứng loãng xương dễ nhận thấy nhất là cảm giác đau nhức các đầu xương. Bạn sẽ cảm thấy mỏi dọc các xương dài, thậm chí đau nhức như bị kim chích toàn thân

Đau ở các vùng xương: cột sống, thắt lưng, xương chậu, xương hông, đầu gối, những cơn đau lặp lại nhiều lần sau chấn thương, cơn đau do loãng xương thường âm ỉ và kéo dài lâu. Những cơn đau sẽ tăng lên khi vận động, đi lại, đứng ngồi lâu và sẽ thuyên giảm khi nằm nghỉ.

Đau nhức ở cột sống: Có thể xảy ra ở thắt lưng hoặc hai bên liên sườn, gây ảnh hưởng đến các dây thần kinh liên sườn, dây thần kinh đùi và thần kinh tọa. Những cơn đau do loãng xương thường trở nặng khi vận động mạnh hoặc bất ngờ thay đổi tư thế.

Triệu chứng bệnh lý đi kèm: Đối với những người ở lứa tuổi trung niên, bệnh thường đi kèm với các dấu hiệu của bệnh giãn tĩnh mạch, thoái hoá khớp, cao huyết áp,…

Bị loãng xương nên ăn gì, kiêng ăn gì?

Thực phẩm nên ăn

Nhiều bệnh nhân băn khoăn khi bị loãng xương nên ăn gì và kiêng ăn gì để cải thiện tình trạng xương khớp cũng như ngăn ngừa được bệnh ngay từ ban đầu. Dưới đây là những lời khuyên bổ ích về chế độ dinh dưỡng dành cho người bệnh.

Người bệnh loãng xương nên uống nhiều sữa

Người bệnh loãng xương nên uống nhiều sữa

  • Sữa và các chế phẩm từ sữa: Có hàm lượng canxi và dưỡng chất cao cần thiết cho hoạt động của cơ thể. Bên cạnh canxi, một số loại sữa có đạm đậu nành và thêm thành phần collagen thủy phân hỗ trợ tái tạo sụn khớp, giúp khớp dẻo dai, linh hoạt hơn. Ngoài sữa ra thì bệnh nhân loãng xương cũng cần quan tâm đến những sản phẩm được chế biến từ sữa như: phô mai, sữa chua, bánh Flan….
  • Cá hộp: Cũng thuộc nhóm thực phẩm có lượng canxi cao; tương quan thích hợp với photpho và magiê.
  • Ngũ cốc: Trong ngũ cốc có các liên kết phytin của phospho acid, cùng với canxi sẽ tạo thành các liên kết không tan.
  • Các loại đậu đỗ: Người bị loãng xương nên ăn nhiều đậu đỗ, chúng có tương quan canxi với magie và photpho tốt hơn nên cũng có giá trị hơn ngũ cốc.
  • Rau dền: Có nhiều canxi và vitamin tốt cho việc hình thành xương.
  • Hải sản: Những loại hải sản đều có chứa hàm lượng canxi khá cao, đặc biệt tôm nhỏ ăn cả vỏ là nguồn cung cấp canxi dồi dào.

Thực phẩm người bị loãng xương cần tránh xa

Bên cạnh những thực phẩm bệnh nhân nên ăn để bổ sung canxi, photpho cho xương chắc khỏe, người bệnh cũng cần chú ý đề phòng các loại thực phẩm không tốt cho việc bổ sung canxi, làm gia tăng nguy cơ loãng xương như sau:

  • Mật ong, đường: Là những thực phẩm có thể gây phá hủy và cản trở sự hấp thụ canxi trong ruột.
  • Thực phẩm chứa nhiều axit: bột mỳ, bánh ngọt, bánh quy, ngô, lạc, trứng gà, các loại thịt,… Các loại thực phẩm này không tốt với người bị loãng xương vì chúng có tính axit này cũng đồng thời chứa nhiều nguyên tố clo, lưu huỳnh, photpho hoặc là thực phẩm có chứa axit hữu cơ khó biến đổi được và sau quá trình biến đổi vẫn mang tính axit cao không có lợi cho xương.
  • Rượu bia, chất kích thích: Người bị loãng xương nên hạn chế dùng trà, đồ uống có ga, cà phê, các loại đồ ăn đóng hộp, đồ ăn sẵn như thịt nguội, cá xông khói… gây cản trở xương khớp hấp thụ chất dinh dưỡng.
  • Muối: Muối sẽ làm đẩy canxi ra khỏi cơ thể thông qua đường nước tiểu. Người bệnh cần chú ý chỉ nên dùng khoảng 1 thìa muối mỗi ngày.

Bệnh loãng xương uống thuốc gì

Thuốc Tây

  • Thuốc giảm đau: chỉ dùng khi cần thiết, tùy mức độ loãng xương ở bệnh nhân có thể dùng các thuốc giảm đau đơn thuần (Paracetamol, Idarac…) hay dùng Calcitonin thuốc vừa có tác dụng ức chế hoạt động của các tế bào hủy xương vừa có tác dụng giảm đau.
  • Canxi: Cung cấp theo nhu cầu của cơ thể ở từng lứa tuổi, từng trạng thái loãng xương của cơ thể…để bổ sung cho những thiếu hụt mà khẩu phần ăn hàng ngày chưa đáp ứng đủ.
  • Vitamin D: Để tăng cường khả năng hấp thu và sử dụng canxi của cơ thể.
  • Thuốc kích thích hoạt động của các tế bào sinh xương: Các chất làm tăng đồng hóa, ngăn ngừa loãng xương (Durabolin, Deca-Durabolin), muối Fluoride… theo chỉ định và theo dõi của thầy thuốc.

Thuốc nam

  • Bài Thập toàn đại bổ: nhân sâm 14g, bạch truật 12g, phục linh 14g, thục địa 20g, đương quy 14g, xuyên khung 14g, bạch thược 14g, cam thảo 4g, hoàng kỳ 14g, nhục quế 6g, tục đoạn 14g, đỗ trọng 12g… Sắc uống mỗi ngày 1 thang chia 3 lần. Tác dụng bổ khí huyết, mạnh gân xương… Thích hợp với người loãng xương ăn uống kém, nhức mỏi lạnh tay chân.
  • Bài Lục vị địa hoàng:  thục địa 30g, hoài sơn 16g, đơn bì 14g, sơn thù 14g, phục  linh 12g, trạch tả 12g, tục đoạn 12g. Sắc uống ngày 1 thang. Tác dụng: bổ can  thận âm. Thích hợp với người loãng xương đau lưng mỏi gối.

Giải pháp hỗ trợ điều trị loãng xương nhờ bài thuốc nam lành tính

Loãng xương hoàn toàn không khó chữa nếu người bệnh kết hợp điều trị với chế độ ăn uống đầy đủ canxi và chất dinh dưỡng. Bên cạnh đó, các phương pháp điều trị hiện nay đều không chú trọng kết hợp lộ trình bài bản giữa thuốc uống, tập luyện và chế độ dinh dưỡng. Đây cũng là hướng đi mới mà bài thuốc An Cốt Nam của phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường – An Dược đã nghiên cứu thành công.

Hỗ trợ điều trị loãng xương hiệu quả nhờ An Cốt Nam

Hỗ trợ điều trị loãng xương hiệu quả nhờ An Cốt Nam

Trải qua nhiều năm nghiên cứu và kế thừa từ 2 bài thuốc Cổ phương “Độc hoạt tang ký sinh” và “Quyên tý thang”, đội ngũ lương y, bác sĩ nhà thuốc Tâm Minh Đường, An Dược đã thành công trong việc bào chế bài thuốc An Cốt Nam có tác dụng “loại bỏ” hoàn toàn, không tái phát cho rất nhiều bệnh nhân loãng xương trong và ngoài nước.

Khi sử dụng bài thuốc An Cốt Nam, người bệnh sẽ được điều trị theo lộ trình bài bản, khoa học có tên gọi “KIỀNG 3 CHÂN”. Cụ thể, người bệnh sẽ áp dụng như sau:

  • 10 ngày dùng thuốc uống: Chiết xuất từ những vị “kháng sinh tự nhiên” quý hiếm như Trư Lũng Thảo, Bí Kỳ Nam, Sâm Ngọc Linh,… Thuốc uống đi sâu bồi bổ tạng, thận, xương khớp, phục hồi tổn thương cột sống và đào thải độc tố bên trong cơ thể.
  • 10 ngày dán cao: Cao dán bào chế từ các vị thuốc giảm đau tự nhiên hàng đầu như Đại Hồi, Địa Liền, Quế Chi,… Người bệnh chỉ cần bóc miếng cao ra, dán trực tiếp lên vùng lưng đau do loãng xương sẽ thấy đau nhức thuyên giảm chỉ sau 10 – 15 phút dán.
  • Kết hợp vật lý trị liệu: Người bệnh sẽ được thực hiện MIỄN PHÍ hệ thống vật lý trị liệu hiện đại bậc nhất gồm lồng xông ngải, châm cứu, đốt thuốc, kéo giãn cột sống,… Các phương pháp này tác động thông kinh hoạt lạc, mở đường cho thuốc uống di chuyển nhanh đến hệ xương khớp.
  • Bài tập chuyên biệt: Với những bệnh nhân ở xa, không có điều kiện đến nhà thuốc sẽ được tập luyện theo đĩa VCD bài tập chuyên biệt do chính các lương y Tâm Minh Đường nghiên cứu, xây dựng.

Theo đó, thuốc uống đóng vai trò chủ chốt, quyết định đến 75% hiệu quả điều trị loãng xương của bài thuốc An Cốt Nam. Thuốc uống bào chế dạng sắc sẵn – dạng thuốc tốt nhất trong Đông y, cô đọng tối đa dược chất từ thảo mộc, loại bỏ hoàn toàn tạp chất nên dễ hấp thụ vào dạ dày, không gây tích nước, phù cơ thể. Hơn nữa, thuốc uống được đóng thành từng túi nhỏ nên rất tiện lợi khi dùng cũng như bảo quản, phù hợp nhịp sống hiện đại.

Chỉ sau vài năm ứng dụng, bài thuốc An Cốt Nam đã giúp hàng nghìn bệnh nhân trên khắp Tổ Quốc điều trị thành công đến hơn 90% chứng loãng xương nói riêng và các bệnh lý xương khớp nói chung.

Chuyên gia đánh giá cao hiệu quả của bài thuốc An Cốt Nam

Chuyên gia đánh giá cao hiệu quả của bài thuốc An Cốt Nam

Không chỉ được bệnh nhân loãng xương tin tưởng mà An Cốt Nam còn vinh dự được Ths.Bs Hoàng Khánh Toàn (Trưởng khoa Đông y – Viện 108) đánh giá cao tại chương trình “Sống khỏe mỗi ngày” – VTV2. Ông nhận định An Cốt Nam chính là bài thuốc Đông y tiên phong chữa bệnh xương khớp theo hướng bảo tồn tốt nhất hiện nay.

Để đáp ứng yêu cầu của độc giả, chúng tôi xin cung cấp địa chỉ:

Miền Bắc: Phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường

Giấy phép: 595/SYT-GPHĐ

Địa chỉ: 138 Khương Đình – Thanh Xuân – Hà Nội

Hotline: 0983.34.0246

Miền Nam: Phòng chẩn trị YHCT An Dược

Giấy phép: 03876/SYT-GPHĐ

Địa chỉ: 325/19 đường Bạch Đằng – Phường 15 – Q.Bình Thạnh – TP. Hồ Chí Minh

Hotline: 0903.876.437

Author: Hoàng Thị Lan Hương

Bác sĩ Hoàng Thị Lan Hương sinh ngày 19/11/1957, tại Yên Phụ, Tây Hồ Hà Nội. Nguyên là giảng viên ưu tú của trường Học viện y học cổ truyền Tuệ Tĩnh. Cô đã đóng góp tâm trí trong việc xây dựng phác đồ châm cứu chuyên biệt Vladivostok cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm nói riêng và các bệnh xương khớp nói chung.

Bác sĩ Hoàng Thị Lan Hương là người đại diện pháp lý, chịu trách nhiệm chuyên môn tại nhà thuốc Tâm Minh Đường và thông tin y học truyền tải trên website:thoaihoacotsong.vn/

Twitter Facebook Google+ Linkedin

  • Facebook
  • Google+
  • Linkedin
  • Pinterest

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *