Để chữa khỏi các chứng tổn thương đĩa đệm, bên cạnh việc ăn uống và sử dụng các loại thuốc điều trị phù hợp, người bệnh cần nên thực hiện các bài tập thể dục thể thao phù hợp. Tuy nhiên, việc cân nhắc khi bị thoát vị đĩa đệm nên tập gì, không nên tập gì là điều hết sức quan trọng.
Những Nội Dung Chính
Thoát vị đĩa đệm có chơi thể thao được không?
Đây là căn bệnh có thể xảy ra phổ biến ở mọi lứa tuổi và có xu hướng ngày càng tăng. Người bệnh có xu hướng ngại di chuyển và vận động mạnh. Bởi lẽ, họ nghĩ rằng những hoạt động này sẽ khiến cho căn bệnh ngày càng nặng hơn.
Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rằng, nếu người bệnh biết tập luyện, rèn luyện sức khỏe bằng các bài tập thể dục, thể thao đơn giản, nhẹ nhàng và phù hợp thì bệnh sẽ nhanh chóng hồi phục. Việc tập luyện này sẽ khiến cho cơ thể dẻo dai, từ đó sẽ giúp phục hồi các đĩa đệm bị tổn thương.
Đối với những môn thể thao mạnh, cần sử dụng nhiều sức lực, bạn tuyệt đối không được chơi bởi nó sẽ tác động rất nhiều lên cột sống và sẽ khiến cho tình trạng bệnh trở nên nặng hơn. Một số môn thể thao mà người bị bệnh nên tránh như bóng rổ, tennis, cử tạ,…
Sở dĩ người bị thoát vị đĩa đệm nên tránh các môn thể thao mạnh và quá sức bởi những lý do sau:
- Việc thực hiện động tác vặn người, xoay người mạnh có thể sẽ khiến cho đĩa đệm bị thoái hóa hơn so với bình thường. Ngoài ra, những động tác này sẽ vô tình làm bong các khớp đốt sống và dẫn đến hiện tượng bị sưng viêm.
- Nếu thực hiện các bài tập sai tư thế thì nguy cơ đĩa đệm bị bao xơ và rách là rất cao. Điều này sẽ vô tình khiến cho vùng nhân nhầy thoát ra chèn ép lên dây thần kinh và gây tình trạng đau nhức dễ dội, khiến cho người bệnh cảm thấy khó chịu.
Thoát vị đĩa đệm có đá bóng được không?
![Thoát vị đĩa đệm có đá bóng được không?](/wp-content/uploads/thoat-vi-dia-dem-co-da-bong-duoc-khong.jpg)
Thoát vị đĩa đệm có đá bóng được không?
Đối với những người bệnh cột sống, các chuyên gia luôn khuyến cáo nên có một chế độ ăn uống kết hợp với việc tập luyện sao cho phù hợp. Mặc dù vậy, không phải môn thể thao nào cũng được khuyến khích và áp dụng cho người mắc phải chứng bệnh này. Trong đó, bóng đá là môn thể thao mà người bệnh nên phải tránh xa và tuyệt đối không được chơi.
Chơi bóng đá sẽ có thể khiến cho tình trạng bệnh trở nên nặng hơn bởi :
- Khi đá bóng, bắt buộc người bệnh phải thực hiện các động tác như xoay người, chạy nhảy liên tục. Toàn bộ các cơ và khớp xương được vận động với cường độ cao. Điều này sẽ làm tác động mạnh lên vùng lưng, vùng cột sống… Từ đó làm gia tăng chấn thương và sẽ khiến cho tình trạng của bạn trở nên tồi tệ hơn.
- Mặt khác, việc tranh bóng, giành bóng nơi sân cỏ sẽ rất dễ xảy ra nhiều chấn thương như gãy tay, gãy chân, chấn thương vùng cột sống…
Chính vì vậy, để hạn chế tình trạng bệnh trở nên nặng hơn, bạn tuyệt đối không được chơi bóng đá. Thay vào đó, bạn nên tập luyện những môn thể thao nhẹ nhàng giúp tăng cường sự dẻo dai cho cơ thể như đi bộ, yoga…Ngoài ra cần tránh những cử động mạnh và nên hạn chế những chấn thương không đáng có trong quá trình tập các môn thể thao này.
Nếu đang gặp vấn đề về sức khoẻ, ĐỪNG NGẠI chia sẻ. Bác sĩ sẽ TƯ VẤN MIỄN PHÍ giúp bạn!
Thoát vị đĩa đệm tập môn thể thao gì ?
Nếu kiên trì thực hiện các môn thể thao dưới đây, những cơn đau do tổn thương đĩa đệm sẽ thuyên giảm dần sau một thời gian.
Đi bộ
Mỗi ngày, bạn nên thực hiện việc đi bộ từ 30 – 40 phút vào các buổi sáng và buổi chiều. Thời gian đầu, bạn chỉ nên đi chậm và thời gian đi bộ chỉ kéo dài tầm 15 phút. Về sau, bạn có thể bước nhanh và lâu hơn. Khi đi bộ, bạn nên hít thở thư giãn và tránh cho cơ thể không bị mất sức. Đồng thời, đầu phải hướng thẳng về phía trước, vai và cánh tay phải thoải mái, tay đánh nhẹ nhàng và tự nhiên.
Việc đi bộ thường xuyên sẽ giúp điều trị thoát vị đĩa đệm và đau lưng rất hiệu quả và dễ dàng mà bạn nên áp dụng.
Bơi lội
![Bị thoát vị đĩa đệm có bơi lội được không?](/wp-content/uploads/thoat-vi-dia-dem.jpeg)
Bị thoát vị đĩa đệm có bơi lội được không?
Mỗi ngày, bạn nên dành ra từ 20 đến 25 phút để bơi. Việc thực hiện các động tác đơn giản, thả lỏng cơ thể giúp các khớp xương trở nên linh hoạt. Cũng nhờ việc bơi lội mà khớp xương, gân cơ được giảm áp lực tác động lên đĩa đệm và làm dịu nhẹ các cơn đau nhức. Từ đó giúp cho khớp xương được thư giãn và hạn chế chấn thương cột sống.
Tuy nhiên, bạn không nên bơi quá sức hay bơi quá lâu. Chỉ cần mỗi ngày tập luyện đều đặn, chứng đau nhức xương khớp do chấn thương đĩa đệm gây ra sẽ thuyên giảm đáng kể.
Đạp xe đạp
Đạp xe là bộ môn thể thao cực kì hiệu quả cho người mắc chứng bệnh này. Việc đạp xe hàng ngày giúp máu tuần hoàn và lưu thông tốt, tăng cường chuyển hóa và giúp máu huyết lưu thông. Từ đó giúp cho cơ thể khỏe mạnh hơn. Buổi sáng và chiều là hai thời điểm thích hợp mà bạn nên lựa chọn để đạp xe.
Tuy nhiên, khi đạp xe, bạn nên sử dụng đai lưng hoặc thắt lưng. Đồng thời nên đạp nhẹ nhàng, không đi quá nhanh và nên tránh xa các đoạn thường nhấp nhô, khúc khuỷu vì sẽ làm ảnh hưởng đến vùng đĩa đệm bị tổn thương. Bạn không nên cố sức mà chỉ cần đạp từ 1 đến 2 km mỗi ngày là vừa đủ.
Tập Yoga
Những bài tập Yoga sẽ tác động trực tiếp vào vùng cột sống và các khớp xương. Khi thực hiện các động tác yoga, sức cơ ở lưng và bụng được tăng cường đáng kể. Từ đó sẽ giúp cơ thể luôn được duy trì ở thế thẳng đứng và có sự chuyển động phù hợp.
Ngoài ra, những động tác kéo giãn sẽ giúp mở rộng chuyển động ở vùng khung chân và làm giảm áp lực đáng kể lên vùng lưng. Đồng thời cho phép các chất dinh dưỡng lưu thông tốt hơn. Các cơn đau từ đó cũng thuyên giảm đi nhiều.
Tập xà đơn
Đối với những người bị thoát vị đĩa đệm, việc tập xà đơn cần hết sức thận trọng bởi nếu như tập luyện không đúng cách sẽ gây ảnh hưởng đến cột sống. Tuy nhiên, nếu bạn tập luyện đúng cách thì bộ môn này sẽ giúp ích rất nhiều trong việc làm căng và giãn xương cột sống. Mỗi ngày bạn chỉ nên dành ra 15 đến 30 phút tập luyện và chỉ nên tập các động tác đơn giản.
Bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin về bị thoát vị đĩa đệm có chơi thể thao, bóng đá được không. Hy vọng thông qua những kiến thức mà chúng tôi cung cấp, bạn có thể lựa chọn được bộ môn thể thao phù hợp với mình để tập luyện.
Nếu đang gặp vấn đề về sức khoẻ, ĐỪNG NGẠI chia sẻ. Bác sĩ sẽ TƯ VẤN MIỄN PHÍ giúp bạn!
Bác sĩ Hoàng Thị Lan Hương sinh ngày 19/11/1957, tại Yên Phụ, Tây Hồ Hà Nội. Nguyên là giảng viên ưu tú của trường Học viện y học cổ truyền Tuệ Tĩnh. Cô đã đóng góp tâm trí trong việc xây dựng phác đồ châm cứu chuyên biệt Vladivostok cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm nói riêng và các bệnh xương khớp nói chung.Bác sĩ Hoàng Thị Lan Hương là người đại diện pháp lý, chịu trách nhiệm chuyên môn tại nhà thuốc Tâm Minh Đường và thông tin y học truyền tải trên website:thoaihoacotsong.vn/