Thoát vị đĩa đệm bấm huyệt có khỏi không và cách bấm huyệt chữa bệnh như thế nào tốt? Liệu pháp này tác động lên vị trí tổn thương giúp tăng lưu thông máu, giải phóng chèn ép, xoa dịu cơn đau và các triệu chứng của bệnh xương khớp. Mời bạn đọc tìm hiểu chi tiết phương pháp này qua bài viết sau.
Những Nội Dung Chính
Thoát vị đĩa đệm bấm huyệt có khỏi không?
Đĩa đệm bị thoát vị là tình trạng bao xơ đĩa đệm bị rách khiến nhân nhầy bên trong tràn ra ngoài, chèn ép lên đốt sống và dây thần kinh. Bởi vậy mà người bệnh thường xuyên phải đối mặt với những cơn đau dai dẳng.
Đây là một bệnh lý mãn tính, thường gặp nhất ở những người lớn tuổi. Hiện chưa có giải pháp y học nào có thể dứt điểm được bệnh lý này, các phương pháp điều trị được áp dụng hiện nay chỉ tập trung vào xoa dịu cơn đau và các triệu chứng đi kèm.
Bởi vậy khi cơn đau ập tới, người bệnh thường có xu hướng sử dụng thuốc giảm đau để giúp cho mình thoải mái. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc giảm đau cũng mang lại rất nhiều mặt hại cho sức khỏe, ảnh hưởng đến chức năng thận, gan và cơ quan tiêu hóa. Bởi vậy, ngày nay nhiều người bệnh thường tìm đến phương pháp đông y để hỗ trợ quá trình điều trị, cụ thể là liệu pháp bấm huyệt.
Bấm huyệt là liệu pháp người lương y sẽ sử dụng lực của ngón tay, bàn tay để giải phóng tình trạng tụ máu, giảm chèn ép lên đốt sống và dây thần kinh. Bên cạnh đó, liệu pháp này còn có tác dụng cải thiện tình trạng lưu thông máu, ổn định khí huyết và xoa dịu cơn đau do thoát vị ở đĩa đệm gây ra.
Theo các chuyên gia cho biết, cách bấm huyệt đặc trị thoát vị đĩa đệm chỉ có tác dụng giảm đau tức thời. Do vậy, phương pháp chữa trị này không thể dứt điểm được bệnh lý mà chỉ có tác dụng bổ trợ quá trình điều trị.
Mặc dù xoa bóp bấm huyệt ít khi gây ra các tác dụng phụ, tuy nhiên nếu thực hiện không đúng cách, cơn đau có thể không được cải thiện hoặc có thể trở nên nặng nề hơn.
Xem thêm bài viết: Chữa thoát vị đĩa đệm bằng diện chẩn có tốt không? Cách thực hiện chi tiết
Cách bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm
- Làm giãn các cơ vùng lưng và mông
Vùng mông và thắt lưng là vị trí phải chịu nhiều áp lực nhất từ trọng lượng của cơ thể. Bởi vậy khi bị bệnh, các cơn đau có xu hướng xuất hiện tại hai vị trí này.
Để chữa thoát vị đĩa đệm bằng bấm huyệt, đầu tiên bạn hãy làm giãn cơ bằng cách có những tác động lên vùng thắt lưng và mông.
Bước 1: Đầu tiên bạn sử dụng lòng bàn tay day dọc theo vùng đốt sống từ lưng xuống mông khoảng 3 lần. Day ở đây có thể hiếu là động tác dùng gốc bàn tay nhấn trực tiếp lên da, di chuyển theo vòng tròn).
Bước 2: Người bấm huyệt dùng mu bàn tay lăn nhẹ lên vùng đau từ cột sống thắt lưng đến mông.
Nếu đang gặp vấn đề về sức khoẻ, ĐỪNG NGẠI chia sẻ. Bác sĩ sẽ TƯ VẤN MIỄN PHÍ giúp bạn!
Bước 3: Tiếp đó, bạn hãy thực hiện bóp nhẹ vào vùng cột sống thắt lưng xuống mông khoảng 3 lần.
- Xác định các huyệt đạo
Trước khi thực hiện cách bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm, bạn cần phải xác định được chính xác vị trí huyệt. Các vị trí huyệt cần ấn như sau:
- Thận du: Cách 1,5 tấc từ mỏm gai đốt sống thắt lưng số 2 ra phía ngoài.
- Cách du: Cách 1,5 tấc từ mỏm gai đốt sống thắt lưng số 6 ra phía ngoài.
- Đại trường du: Cách 1,5 tấc từ mỏm gai đốt sống thắt lưng số 4 ra phía ngoài.
- A thị huyệt: Vị trí huyệt này nắm giữa hai đốt sống, khi ấn tay vào có cảm giác đau.
- Bấm huyệt trị thoát vị đĩa đệm tác động trực tiếp
Ấn – xoay – day: Người bấm huyệt sử dụng ngón cái ấn xoay day nhịp nhàng theo chiều kim đồng hồ vào đúng vị trí huyệt thận du và đại trường du. Thực hiện động tác này khoảng 3-5 phút để giúp cơ bắp được làm mềm và giảm tình trạng co cứng cơ.
Bấm huyệt: Sau khi các khối cơ bắt đầu được giãn ra, bạn hãy thực hiện ấn vào các huyệt đại trường du, thận du, cách du và a thị huyệt. Bấm huyệt trong khoảng 1 phút. Lưu ý người bấm huyệt không nên day khi bấm huyệt. Bởi hành động này có thể gây ra đau đớn hoặc bầm tím trên da.
Nắn chỉnh khi chữa thoát vị đĩa đệm bằng châm cứu bấm huyệt: Sử dụng tay cái nhấn nắn vào vị trí thoát vị. Nắn với lực vừa phải, thực hiện trong khoảng 3-5 phút.
Lưu ý khi chữa thoát vị đĩa đệm bằng bấm huyệt
- Bạn nên thực hiện các xét nghiệm MRI hoặc chụp CT để xác định chính xác vị trí đĩa đệm bị thoát vị trước khi bấm huyệt. Việc xác định chính xác vị trí thoát vị sẽ giúp liệu pháp bấm huyệt này mang lại hiệu quả cao hơn.
- Thực tế, cấu trúc xương và mức độ thoát vị ở đĩa đệm ở mỗi người là khác nhau. Bởi vậy, người thực hiện cần bấm huyệt từ nhẹ đến mạnh, từ nông đến sâu. Bước đầu không nên sử dụng lực quá mạnh, điều này có thể gây ra tổn thương lên cột sống, dây thần kinh và cơ bắp.
- Thực hiện cách bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm 1 lần/ ngày trong vòng khoảng 1 tháng sẽ thấy cảm triệu chứng của bệnh được thuyên giảm đáng kể.
- Bấm huyệt là liệu pháp chỉ có tác dụng làm dịu cơn đau và các triệu chứng của bệnh. Bởi vậy, bấm huyệt chỉ đóng vai trò hỗ trợ trong quá trình điều trị.
- Để gia tăng hiệu quả điều trị bằng các liệu pháp đông y, người bệnh cần kết hợp bấm huyệt với chế độ sinh hoạt, luyện tập điều độ và bổ sung dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể.
- Xây dựng một thực đơn ăn uống khoa học. Người bệnh nên ăn nhiều những thực phẩm có lợi cho xương khớp như ray xanh, thực phẩm chứa canxi và Vitamin D,… Bên cạnh đó, việc thực hiện một chế độ dinh dưỡng hợp lý còn giúp người bệnh kiểm soát cân nặng tối ưu, từ đó giảm áp lực lên vùng đĩa đệm bị tổn thương.
- Khi thực hiện cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng bấm huyệt, người bệnh cần hít thở sâu để nhận đủ lượng oxy cần thiết. Để biết chính xác hơn, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi tiến hành bấm huyệt.
- Ngoài ra, người có đĩa đệm bị thoát vị cũng nên có thói quen sinh hoạt, luyện tập lành mạnh. Nên ngủ nghỉ đúng giờ, tránh thức khuya, không sử dụng các chất kích thích và đồ uống có cồn.
Trên đây là những thông tin chi tiết về cách bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn đọc những kiến thức bổ ích trong điều trị bệnh. Chúc bạn mạnh khỏe!
Nếu đang gặp vấn đề về sức khoẻ, ĐỪNG NGẠI chia sẻ. Bác sĩ sẽ TƯ VẤN MIỄN PHÍ giúp bạn!
Bác sĩ Hoàng Thị Lan Hương sinh ngày 19/11/1957, tại Yên Phụ, Tây Hồ Hà Nội. Nguyên là giảng viên ưu tú của trường Học viện y học cổ truyền Tuệ Tĩnh. Cô đã đóng góp tâm trí trong việc xây dựng phác đồ châm cứu chuyên biệt Vladivostok cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm nói riêng và các bệnh xương khớp nói chung.Bác sĩ Hoàng Thị Lan Hương là người đại diện pháp lý, chịu trách nhiệm chuyên môn tại nhà thuốc Tâm Minh Đường và thông tin y học truyền tải trên website:thoaihoacotsong.vn/