Thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh lưng, cổ là một trong những nguyên nhân chính gây ra các cơn đau nhức, khó chịu cho người bệnh. Để giảm thiểu mối nguy hiểm do căn bệnh này gây ra, bệnh nhân cần phải áp dụng các cách chữa kịp thời nhất.

Mô tả hình ảnh đĩa đệm bị thoát vị
Những Nội Dung Chính
Thoát vị đĩa đệm chèn ép dây thần kinh có nguy hiểm?
Đĩa đệm bị thoát vị là tình trạng nhân nhầy đĩa đệm thoát ra và chệch khỏi vị trí bình thường giữa các đốt sống. Khi khối nhân nhầy đĩa đệm này thoát ra, chúng sẽ chèn ép lên các dây thần kinh xung quanh. Đây là căn bệnh rất nguy hiểm. Trước hết, căn bệnh này sinh ra các triệu chứng gây rất nhiều phiền toái trong sinh hoạt hàng ngày như:
- Tê bì, đau nhức: Cột sống lưng và cột sống cổ là hai vị trí xảy ra dấu hiệu thoát vị đĩa đệm chèn ép dây thần kinh nhiều nhất. Người bệnh sẽ đau âm ỉ, dai dẳng hoặc đau dữ dội theo từng cơn. Cổ khó xoay ngang, cúi ngửa, có cảm giác co cứng cổ. Đau kéo lên đầu gây ra choáng váng, mất thăng bằng, thiếu tập trung. Đau lan xuống vùng bả vai, cánh tay, cổ tay, bàn tay,… Đau thắt lưng và dây thần kinh liên sườn. Đau tăng dữ dội khi người bệnh nằm nghiêng, ho, cúi người, xoay lưng ngang dọc. Từ cột sống lưng, đau lan theo hình vòng cung ra trước ngực, rồi kéo dọc theo khoang liên sườn xuống vùng mông, chân, bàn chân.
- Hạn chế vận động: Những cơn đau kéo đến khiến bệnh nhân gặp khó khăn khi di chuyển, cử động, làm việc nặng, vươn người lấy đồ,… ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống.
Ngoài ra, các biến chứng do thoát vị đĩa đệm chèn ép dây thần kinh gây ra:
- Rối loạn cảm giác: Khi rễ thần kinh bị chèn ép, bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể chịu sự chi phối của rễ thần kinh đều có thể bị rối loạn cảm giác.
- Rối loạn đại tiểu tiện: Cơ tròn bị ảnh hưởng và bị rối loạn, dẫn đến mất tự chủ khi đại, tiểu tiện. Người bệnh không kiểm soát được tình trạng tiểu bí, nước tiểu rỉ ra không chủ đích.
- Teo cơ, bại liệt: Khi rễ thần kinh bị khối thoát vị chèn ép, đồng nghĩa với việc máu cùng chất dinh dưỡng không thể đi sâu vào nuôi dưỡng các cơ. Vì lý do này mà chân và tay người teo dần, lâu ngày thành bại liệt.
Xem thêm: Thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi và nỗi lo khi 20 tuổi bị thoát vị
Thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh do đâu?
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đĩa đệm bị thoát vị chèn ép dây thần kinh. Trong đó, có một số nguyên nhân điển hình sau:
Nếu đang gặp vấn đề về sức khoẻ, ĐỪNG NGẠI chia sẻ. Bác sĩ sẽ TƯ VẤN MIỄN PHÍ giúp bạn!
- Thoái hóa tự nhiên: Đến một độ tuổi nhất định, cơ thể con người dần xuất hiện lão hóa. Xương khớp trở nên xơ cứng, thiếu chất. Theo đó, bao xơ đĩa đệm thiếu nước, thiếu tính đàn hồi, nhân nhầy đĩa đệm bị khô. Đồng thời, vòng sụn bên ngoài đĩa đệm cũng xơ hóa, có thể bị rách và rạn nứt. Điều này thuận lợi cho nhân keo thoát ra ngoài qua qua chỗ rách, chèn ép lên dây thần kinh.
- Chấn thương: Khi có một lực quá mạnh tác động vào cột sống (thường là do tai nạn giao thông, tai nạn lao động, tai nạn thể thao,…) khiến cho cột sống bị tổn thương, bao xơ rách, đĩa đệm chệch ra ngoài.
- Lao động, sinh hoạt sai tư thế: Nghiên cứu đã chỉ ra, những người làm các công việc văn phòng, hành chính, hay nhân viên công trường, lao động thường có nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm chèn ép dây thần kinh nhiều hơn các đối tượng khác. Những thói quen xấu trong sinh hoạt và lao động như nâng nhấc vật nặng ở tư thế không phù hợp, ngồi cong vẹo cột sống, ngồi sai tư thế nhiều giờ liền không vận động,.. sẽ tạo ra áp lực cho cột sống, khiến đĩa đệm cột sống trở nên yếu hơn.
- Các nguyên nhân khác: Bệnh béo phì, di truyền, các bệnh lý bẩm sinh như hẹp ống sống, thoát vị nhân tủy,…

Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh thoát vị chèn ép dây thần kinh
Cách chữa thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh
Để chữa thoát vị ở đĩa đệm chèn ép dây thần kinh, các chuyên gia cho biết, người bệnh nên áp dụng các phương pháp chữa bảo tồn bằng thuốc hoặc các liệu pháp YHCT trước, sau đó, nếu điều trị bảo tồn không thu về kết quả, thì nên tiến hành phẫu thuật.
- Điều trị bằng thuốc Tây
Một số loại thuốc Tây thường được dùng để chữa bệnh:
- Thuốc giảm đau: Paracetamol, meloxicam, diclofenac, myonal, mydocalm,…
- Thuốc bổ thần kinh nhóm B: B1, B6, B12,..
- Thuốc đau thần kinh tọa: Hydrocortison để tiêm ngoài màng cứng. Thông thường, tiêm 3 mũi mỗi đợt, cách 3-7 ngày tiêm một mũi.
- Chữa thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh bằng thuốc Nam
1. Bài thuốc từ cỏ xước
Chuẩn bị 300g rễ cỏ xước, ý dĩ, đỗ trọng mỗi vị 20g, lá lốt 16g, rửa sạch, để ráo. Cho nguyên liệu vào ấm, đổ thêm 4 bát nước vào sắc cùng. Đun sôi nhỏ lửa đến khi nước còn khoảng 3 bát thì chắt ra, chia làm 3 cốc, uống ngày 3 lần khi thuốc còn ấm. Nếu để lâu khiến thuốc nguội thì cần hâm hoặc đun lại trước khi sử dụng.
2. Bài thuốc từ gạo lứt
Chuẩn bị 500g gạo lứt, 1 thìa đường đỏ cùng 200ml nước. Gạo lứt đem vo sạch, để ráo nước rồi cho vào chảo rang nóng lên. Sau đó, đem gạo lứt xay thành bột, bảo quản trong lọ có nắp đậy kín. Mỗi lần uống lấy 2 thìa bột gạo lứt, pha với 200ml nước và 1 thìa đường đỏ, khuấy đều rồi uống. Về liều dùng, mỗi ngày uống 1 cốc trước khi ăn 30 phút.

Các bài thuốc Nam chữa thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh hiệu quả
- Phương pháp phẫu thuật
Các phương pháp phẫu thuật thường được áp dụng hiện nay:
- Phẫu thuật mổ mở truyền thống
- Phẫu thuật nội soi cột sống
Mục đích của phẫu thuật là lấy bỏ nhân thoát vị, giải phóng dây thần kinh bị chèn ép.
- Áp dụng các liệu pháp chữa thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh cổ truyền
Châm cứu, mát xa, bấm huyệt, kéo nắn xương khớp giúp giảm bớt tình trạng đau nhức và co cứng cột sống do thoát vị đĩa đệm chèn ép dây thần kinh gây ra. Người bệnh nên tìm kiếm địa chỉ phòng khám YHCT uy tín để các bác sĩ đưa ra phương pháp YHCT thích hợp áp dụng với từng vùng cột sống bị tổn thương.
Người bệnh lưu ý: Trước khi áp dụng bất kỳ phương pháp chữa trị nào cũng cần phải tham khảo ý kiến của những người có chuyên môn để hạn chế gặp phải những vấn đề không mong muốn.
Trên đây là những thông tin về nguyên nhân, mức độ nguy hiểm và cách điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh. Hy vọng qua bài viết này, bạn đọc sẽ có thêm nhiều kiến thức bổ ích trong việc điều trị bệnh. Chúc bạn và gia đình mạnh khỏe!
Nếu đang gặp vấn đề về sức khoẻ, ĐỪNG NGẠI chia sẻ. Bác sĩ sẽ TƯ VẤN MIỄN PHÍ giúp bạn!
Bác sĩ Hoàng Thị Lan Hương sinh ngày 19/11/1957, tại Yên Phụ, Tây Hồ Hà Nội. Nguyên là giảng viên ưu tú của trường Học viện y học cổ truyền Tuệ Tĩnh. Cô đã đóng góp tâm trí trong việc xây dựng phác đồ châm cứu chuyên biệt Vladivostok cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm nói riêng và các bệnh xương khớp nói chung.Bác sĩ Hoàng Thị Lan Hương là người đại diện pháp lý, chịu trách nhiệm chuyên môn tại nhà thuốc Tâm Minh Đường và thông tin y học truyền tải trên website:thoaihoacotsong.vn/