Thoát vị đĩa đệm có nên đạp xe không? Xe đạp tập và tư thế đạp

Thoát vị đĩa đệm có nên đạp xe và có đạp được xe không. Xe đạp tập và các tư thế đạp nào tốt cho người bệnh. Tất cả sẽ được giải quyết trong bài viết ngày hôm nay về chủ đề liên quan đến chiếc xe đạp này.

Người bệnh thoát vị đĩa đệm có nên đạp xe không?

Người bệnh thoát vị đĩa đệm có nên đạp xe không?

Thoát vị đĩa đệm có nên đạp xe không?

Đạp xe từ lâu đã là môn thể thao được nhiều người yêu thích vì mang lại lợi ích cho sức khỏe và có khả năng bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, không phải ai cũng nên đạp xe và biết đạp xe đúng cách.

Trong nhiều trường hợp, đạp xe có thể gây thoát vị đĩa đệm hoặc khiến tình trạng bệnh thêm trầm trọng. Việc đạp xe khiến phần cột sống cổ, cột sống lưng và phần hông dễ gây tổn thương. Bên cạnh đó, các triệu chứng do thoát vị ở đĩa đệm như đau nhức, teo cơ, mỏi… có thể thêm trầm trọng nếu bạn đạp xe không đúng cách.

Tuy nhiên, theo các bác sĩ, nhiều trường hợp bệnh nhân đĩa đệm bị thoát vị không cần thiết phải bỏ đạp xe hoàn toàn. Tùy từng đối tượng mà bác sĩ sẽ có lời khuyên khác nhau dành cho từng bệnh nhân.

Cũng theo giải thích của các chuyên gia xương khớp, việc đạp xe sẽ khiến cơ thể cúi người về phía trước, phần hông và lưng sẽ chịu tác động nhịp nhàng, vì vậy có thể trở thành bài tập giảm các cơn đau của bệnh hiệu quả.

Như vậy, đối với vấn đề thoát vị đĩa đệm có nên đạp xe không thì các chuyên gia có khuyên người bệnh có thể đi xe đạp nhẹ nhàng hàng ngày. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả như ý muốn, bạn cần biết cách chọn xe cũng như thời gian tập sao cho hợp lý. Nếu biết cách thực hiện đúng, những cơn đau khó chịu sẽ thuyên giảm rõ rệt và cột sống trở nên linh hoạt, dẻo dai hơn.

Điều quan trọng nhất đối với bệnh nhân thoát vị ở đĩa đệm khi đạp xe đó là cần tham khảo ý kiến của bác sĩ. Tiếp theo đó, nếu bác sĩ nhận định tình trạng của bạn có thể tập đạp xe mỗi ngày thì bạn cần lưu ý những điều sau trong suốt quá trình đạp xe của mình:

Xe đạp tập cho người thoát vị đĩa đệm

Không cần thiết phải chọn những loại xe quá đắt tiền hay sang trọng, điều quan trọng nhất đối với bệnh nhân là cần lựa chọn được loại xe phù hợp với chiều cao cũng như cân nặng của bạn.

Nếu chọn một chiếc xe không phù hợp với tư thế thì sẽ có thể làm xương khớp của bạn tổn thương thêm trầm trọng. Bên cạnh đó, nguy cơ gặp chấn thương sẽ gia tăng với một chiếc xe quá cao hoặc quá thấp.

Chiều dài thân xe, độ dài của sải tay với cổ xe cần phù hợp với vóc dáng của bạn. Nếu cảm thấy không thoải mái, bạn cần căn chỉnh lại độ dài và khoảng cách sao cho phù hợp nhất.

Một điều nữa đó là bạn cần phân bố lực đồng đều khi đạp xe bởi nếu đạp xe liên tục trong trạng thái không thoải mái sẽ gây áp lực đè nặng lên cánh tay, cổ tay và cột sống lưng gây đau đớn, khó chịu.

Tư thế đạp xe cho người thoát vị đĩa đệm

Nếu bạn để cho đầu gối chạm vào sườn xe lúc đang di chuyển thì có nghĩa là phần hông của bạn đang bị đẩy quá nhiều về phía trước mặt. Khi đó, hông và lưng sẽ dễ gặp phải một số tổn thương không mong muốn và dẫn tới tình trạng bệnh tiến triển nặng hơn.

Vì vậy, trong lúc đạp xe, bạn cần chú ý không để mông rời khỏi phần yên xe, giữ phần lưng thẳng và hông đẩy ra phía sau. Như vậy thì việc đạp xe dành cho bệnh nhân đĩa đệm bị thoát vị sẽ được an toàn.

Nếu đang gặp vấn đề về sức khoẻ, ĐỪNG NGẠI chia sẻ. Bác sĩ sẽ TƯ VẤN MIỄN PHÍ giúp bạn!

Thoát vị đĩa đệm có nên đạp xe vì đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe

Thoát vị đĩa đệm có nên đạp xe vì đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe

Xem thêm: Thoát vị đĩa đệm có tập Yoga được không? Các bài tập cực tốt cho người bệnh

Nâng cao phần tay cầm khi đạp xe

Tư thế đạp xe đối với bệnh nhân thoát vị ở đĩa đệm vô cùng quan trọng. Đặc biệt là vị trí tay cầm khi bạn đạp xe. Theo các bác sĩ, khoảng cách phù hợp nhất từ chỗ ngồi đến tay lái là 8 inch. Khi đó, sẽ đảm bảo được xương và đốt sống không chịu quá nhiều áp lực, các đĩa đệm cũng giảm tình trạng chèn ép lên dây thần kinh.

Bên cạnh đó, cánh tay là nơi chính lực chính khi đạp xe chứ không phải phần hông hay lưng. Hãy đạp thật chậm nếu bạn không quen tư thế này và tăng dần tốc độ khi cảm thấy thoải mái hoàn toàn.

Sử dụng thêm đai hỗ trợ khi đạp xe với người thoát vị đĩa đệm

Với bệnh nhân thoát vị, đai hỗ trợ là công cụ đắc lực giúp giảm chèn ép cho cột sống và giảm đau. Hãy sử dụng một chiếc đai lưng khi bạn thường xuyên sử dụng xe đạp khi di chuyển hoặc đi xa. Đai lưng không chỉ hỗ trợ ổn định cột sống mà còn duy trì cho bạn một dáng đạp xe chuẩn, không cong vẹo.

Về lưu ý khi chọn đai lưng, bạn cần chú ý chọn một chiếc đai vừa vặn với cơ thể và trọng lượng không quá nặng làm căng cơ hông.

Tư thế đạp xe trên đường thẳng cho người thoát vị đĩa đệm

Dù việc đạp xe là tốt đối với người bệnh nhưng nếu bạn không đạp xe đúng cách cũng khiến hoạt động này trở thành có hại. Khi mắc bệnh, bạn không nên đạp xe ở nơi có nhiều ổ gà, đường xấu vì sẽ khiến đĩa đệm lệch ra khỏi vị trí.

Tốt nhất là bạn nên đạp xe ở đoạn đường bằng phẳng, không khí trong lành để tinh thần được thư giãn và xương khớp không chịu thêm tổn thương.

Thoát vị đĩa đệm có đạp xe được không, nếu không thì đi gì?

Đĩa đệm bị thoát vị thì có nên đạp xe không đã được giải đáp ở phần trên của bài viết. Lợi ích của việc đi xe đạp đúng cách là rất to lớn.

Đi bộ cũng là lữa chọn tốt cho người bị thoát vị đĩa đệm

Đi bộ cũng là lữa chọn tốt cho người bị thoát vị đĩa đệm

Tuy nhiên, nếu người bệnh không muốn đạp xe thì có thể tham khảo thêm nhiều hình thức di chuyển khác như:

  • Đi bộ: Nếu quãng đường di chuyển không quá xa, đừng ngại đi bộ nhẹ nhàng bởi việc này có ích cho quá trình điều trị bệnh của bạn. Đi bộ vừa rèn luyện sự dẻo dai, hạn chế căng cơ, rút cơ đồng thời còn hỗ trợ giảm đau và thư giãn tinh thần.
  • Đi ô tô: Việc đi ô tô không khiến cơ bắp của bạn hoạt động quá nhiều nên đảm bảo an toàn cho xương khớp. Với những trường hợp đau nặng thì ô tô là phương tiện di chuyển phù hợp nhất.

Như vậy, bài viết đã giải đáp vấn đề thoát vị đĩa đệm có nên đạp xe không. Hy vọng với những thông tin mà bài viết cung cấp sẽ giúp bạn đọc biết cách bảo vệ sức khỏe của mình và những người thân yêu. Chúc bạn đọc nhiều sức khỏe!

Nếu đang gặp vấn đề về sức khoẻ, ĐỪNG NGẠI chia sẻ. Bác sĩ sẽ TƯ VẤN MIỄN PHÍ giúp bạn!

Share:

Your Comment