20 tuổi bị thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi có phải sớm quá không, bệnh có gây ra những mối nguy hại gì đáng sợ không và bệnh nhân phải làm sao là những vấn đề các bạn trẻ thường thắc mắc khi không may gặp phải tình trạng này. Cùng bài viết đi tìm lời giải thích cho thực trạng này.

Tình trạng người trẻ bị thoát vị ở đĩa đệm đang ngày càng phổ biến
Những Nội Dung Chính
20 tuổi bị thoát vị đĩa đệm có sớm không?
Như chúng ta đã biết, đĩa đệm bị thoát vị là hiện tượng đĩa đệm bị chệch ra ngoài khỏi vị trí thông thường giữa các đốt sống. Nhân nhầy đĩa đệm thoát ra ngoài có thể gây chèn ép lên rễ thần kinh xung quanh, khiến người bệnh cảm thấy đau nhức, co cứng và tê bì cột sống.
Thông thường, triệu chứng thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi là do quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể, do chấn thương, va đập mạnh lên vùng cột sống, hoặc do thói quen lao động, sinh hoạt bất hợp lý.
Đối với những người trẻ, ở trong độ tuổi 20, khi xương khớp còn đang ở thời kỳ chắc khỏe mà mắc bệnh thì là một vấn đề rất đáng lo ngại. Căn bệnh này sẽ làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Cụ thể:
- Gây ra các triệu chứng đau nhức: Thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi tại vị trí cột sống nào sẽ gây ra tình trạng đau nhức ở khu vực đó. Vị trí thoát vị thông thường là ở cột sống thắt lưng và cột sống cổ. Người bệnh sẽ thấy xuất hiện những cơn đau âm ỉ, dai dẳng kéo dài, hoặc cũng có thể là đau giữ dội. Đau tăng lên khi di chuyển, vận động, làm việc nặng, xoay người, cúi ngửa,…
- Gây ra các biến chứng nguy hiểm: bại liệt, tàn phế, rối loạn đại tiểu tiện, rối loạn dây thần kinh cảm giác,…
- Ảnh hưởng đến tâm lý: Đối với người trẻ, giai đoạn 20 tuổi là giai đoạn sung sức nhất, để họ học hỏi, trải nghiệm và làm việc. Do đó, khi bị thoát vị ở đĩa đệm cản trở, sẽ khiến họ có cảm giác khó chịu, chán nản, buồn bực. Lâu ngày có thể dẫn tới stress, căng thẳng kéo dài, thậm chí là trầm cảm.
Xem thêm bài viết: Thoát vị đĩa đệm gây tê chân: Nguyên nhân và cách chữa hiệu quả

20 tuổi bị thoát vị đĩa đệm gây ra nhiều vấn đề trong sinh hoạt hàng ngày
Thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi
Nguyên nhân gây bệnh
- Học tập, làm việc, sinh hoạt sai tư thế trong thời gian dài
Đa số người trẻ thường ít để tâm đến dáng ngồi, tư thế ngồi khi làm việc, học tập. Chính vì thế mà vô tình gây nên những áp lực cho cột sống. Tình trạng này nếu để kéo dài sẽ khiến cột sống vượt quá giới hạn sinh lý có thể chịu đựng, dễ gây ra bệnh, 20 tuổi bị thoát vị đĩa đệm không phải quá sớm nhưng cũng là tình trạng cần cảnh báo.
- Lao động nặng nhọc
Đối với những người làm các công việc lao động nặng như công nhân, thợ xây, khuân vác, làm công trường, vận chuyển đồ,… hàng ngày cột sống phải chịu sức ép rất lớn. Do vậy, chỉ cần có một lực nhỏ tác động, cũng có thể khiến cho đĩa đệm cột sống bị ảnh hưởng và sinh ra thoát vị.
- Chấn thương
Chấn thương là một trong số những nguyên nhân điển hình sinh ra thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi. Chấn thương có thể xảy ra do tai nạn thể thao, tai nạn giao thông, tai nạn lao động,… tác động lực trực tiếp đến vùng cột sống, đẩy đĩa đệm chệch khỏi vị trí sinh lý thông thường.
Nếu đang gặp vấn đề về sức khoẻ, ĐỪNG NGẠI chia sẻ. Bác sĩ sẽ TƯ VẤN MIỄN PHÍ giúp bạn!
- Chế độ ăn uống, sinh hoạt thiếu khoa học
Người trẻ thường bận rộn với công việc và ít dành thời gian để chăm sóc, nâng cao sức khỏe cho mình. Việc thường xuyên ăn các đồ ăn nhanh, đồ ăn đóng hộp, chế biến sẵn, đồ ăn chiên xào, nhiều dầu mỡ,… cùng thói quen thức đêm, lười tập thể dục thể thao khiến cho sức khỏe giảm sút, tạo điều kiện thuận lợi cho thoát vị đĩa đệm ở người trẻ phát triển
- Nguyên nhân do bệnh lý, di truyền
Do di truyền, do dị tật bẩm sinh, biến chứng của một số bệnh cột sống như gai đốt sống, thoái hóa cột sống,…

Có nhiều nguyên nhân gây ra thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi
Thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi phải làm sao?
- Dùng các phương pháp Y học cổ truyền
Lựa chọn một địa chỉ YHCT uy tín để điều trị. Các chuyên gia sẽ đưa ra phương án chữa bệnh thích hợp cho bạn như xoa bóp, châm cứu, bấm huyệt,…
Các liệu pháp này sẽ giúp thuyên giảm đau nhức nhanh chóng, tăng cường tuần hoàn lưu thông máu trong cơ thể, khiến người bệnh cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn.
- Sử dụng các bài thuốc Nam chữa thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi
Bài thuốc từ cây chuối hột
Lấy ngang thân một cây chuối hột, rửa sạch. Sau đó, dùng dao khoét một lỗ ở bên trong thân, đổ đường phèn vào, dùng ni lông để bịt kín thân cây. Sau 1 tuần sẽ có nước tiết ra từ lỗ đã khoét. Người bệnh lấy nước đó để uống trong vòng 1 tuần để thấy ngay hiệu quả.
Bài thuốc dùng quả đu đủ xanh
Chọn một quả đu đủ xanh còn tươi. Sau đó, chặt phần đầu của quả đu đủ, không bỏ hạt. Tiếp đến, đổ rượu nếp vào bên trong quả đu đủ, đậy nắp lại rồi đem chưng cách thủy. Khi đu đủ chín thì lấy ra dằm nhuyễn rồi đắp lên vị trí xảy ra thoát vị.
Lưu ý: Tham khảo trước ý kiến của bác sĩ trước khi áp dụng.
Chữa bệnh bằng thuốc Tây
Dùng thuốc Tây để chữa bệnh là cách mà người trẻ thường hay áp dụng. Ưu điểm của phương pháp này là thuốc tác dụng rất nhanh, người bệnh sẽ thấy cơn đau thuyên giảm 1 cách nhanh chóng chỉ sau 1-2 ngày sử dụng. Nhược điểm là thuốc có thể để lại tác dụng phụ và không an toàn cho dạ dày.
Ngoài ra, trong các trường hợp bệnh nặng có thể bệnh nhân sẽ được chỉ định phải phẫu thuật đĩa đệm để điều trị. Tùy vào tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ sử dụng phác đồ phù hợp.
Phòng tránh thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi
Bị thoát vị ở đĩa đệm ngay từ khi còn trẻ sẽ kéo theo rất nhiều phiền toái và cản trở cuộc sống của người bệnh. Do vậy “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, mỗi người trẻ nên tự có ý thức bảo vệ sức khỏe của mình. Cụ thể:
- Ăn uống điều độ:
Bổ sung những loại thực phẩm tốt, chứa nhiều dinh dưỡng, hoạt chất có lợi cho xương khớp để giảm khả năng bị thoát vị ở đĩa đệm.
- Thực phẩm giàu canxi: Trứng, sữa, rau xanh đậm, hạnh nhân, đậu phụ, cá hồi.
- Thực phẩm giàu protein: Đậu nành, đậu Hà Lan, bông cải xanh, bơ,…
- Thực phẩm giàu chất xơ: cà chua, rau củ quả, các loại trái cây, tôm,…
- Thực phẩm chứa nhiều axit béo Omega 3: Bí ngô, hạt lanh, hạt óc chó, súp lơ trắng.
- Sinh hoạt hợp lý
Ngồi làm việc, học tập đúng tư thế, hạn chế gây ra nhiều áp lực cho cột sống. Tập thể dục, thể thao nhẹ nhàng mỗi ngày như tập yoga, đi bộ, kéo xà đơn,…
Trên đây là những thông tin về thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi và những lưu ý nếu bị bệnh ở tuổi 20. Hy vọng qua bài viết này các bạn sẽ lưu ý hơn trong quá trình sinh hoạt và làm việc để hạn chế khả năng bị bệnh.
Nếu đang gặp vấn đề về sức khoẻ, ĐỪNG NGẠI chia sẻ. Bác sĩ sẽ TƯ VẤN MIỄN PHÍ giúp bạn!
Bác sĩ Hoàng Thị Lan Hương sinh ngày 19/11/1957, tại Yên Phụ, Tây Hồ Hà Nội. Nguyên là giảng viên ưu tú của trường Học viện y học cổ truyền Tuệ Tĩnh. Cô đã đóng góp tâm trí trong việc xây dựng phác đồ châm cứu chuyên biệt Vladivostok cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm nói riêng và các bệnh xương khớp nói chung.Bác sĩ Hoàng Thị Lan Hương là người đại diện pháp lý, chịu trách nhiệm chuyên môn tại nhà thuốc Tâm Minh Đường và thông tin y học truyền tải trên website:thoaihoacotsong.vn/