Bị thoát vị đĩa đệm sau sinh mổ hoặc sinh thường phải làm sao?

Bị thoát vị đĩa đệm sau sinh. là tình trạng không hề hiếm gặp, đặc biệt là những chị em phải sinh mổ. Ngoài ra, cũng có rất nhiều trường hợp sau sinh thường cũng bị bệnh. Vậy phụ nữ sau sinh mà đĩa đệm bị thoát vị thì phải làm sao? Cùng theo dõi ngay bài viết dưới đây nhé!

Đĩa đệm bị thoát vị sau sinh con gây ra nhiều khó khăn khi vận động

Đĩa đệm bị thoát vị sau sinh con gây ra nhiều khó khăn khi vận động

Thoát vị đĩa đệm sau sinh mổ hay thường nguy hiểm hơn?

Tình trạng bị thoát vị đĩa đệm sau sinh và khi mang thai xảy ra khá phổ biến. Bởi trong thời gian mang thai, kích thích của em bé ngày càng lớn lên khiến cột sống bị kéo về phía trước. Đồng thời, việc mẹ ngồi, ngồi, đứng sai tư thế, tăng cân hoặc do hormone nữ giới thay đổi trong thời kỳ mang thai là những nguyên nhân chính gây bệnh.

Thực tế có rất nhiều các mẹ bị thoát vị ở đĩa đệm mà không biết và  lầm tưởng rằng mình chỉ bị đau lưng. Điều này đã khiến các mẹ chủ quan trong cách điều trị, khi dấu hiệu của bệnh ngày càng trầm trọng mới phát hiện ra thì việc điều trị đã quá muộn.

Theo các chuyên gia xương khớp cho biết, bệnh này hoàn toàn không gây ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi, trừ trường hợp khối thoát vị lồi ra trước bụng, gây chèn ép đến thai nhi. Hoặc trường hợp xấu hơn là khi em bé chào đời có thể bị mắc hội chứng cột sống yếu và những bệnh liên quan đến cột sống khác.

Nhưng thực tế, người mẹ bị thoát vị đĩa đệm sau sinh sẽ gây ảnh hưởng nhiều nhất tới sức khỏe. Cụ thể, các bà bầu sẽ thường xuyên bị đau nhức vùng cột sống trong suốt trong trình mang thai và sau khi sinh. Điều này kéo theo đến hàng loạt hệ lụy khiến mẹ ăn ngủ không ngon, suy yếu sức khỏe, dẫn đến gián tiếp ảnh hưởng tới việc chăm sóc bé.

Thoát vị đĩa đệm sau sinh làm ảnh hưởng rất lớn đến việc chăm sóc trẻ của các bà mẹ

Thoát vị đĩa đệm sau sinh làm ảnh hưởng rất lớn đến việc chăm sóc trẻ của các bà mẹ

Các mẹ bị thoát vị không bắt buộc phải sinh mổ mà vẫn có thể sinh thường nếu bệnh tình được kiểm soát tốt. Khó khăn lớn nhất đang mang bầu bị bệnh thoát vị đó chính là khi sinh thường thì phải cần rất nhiều lực từ cơ lưng. Nếu lưng bị yếu thì khả năng chuyển dạ sinh con của bị hạn chế.

Bởi vậy khi bị thoát vị ở đĩa đệm trong giai đoạn mang thai mà tiến hành sinh thường thì sau sinh bệnh tình rất có thể sẽ tiến triển nặng. Do đó, trước khi sinh em bé, các mẹ cần theo dõi tình trạng sức khỏe thường xuyên để chọn phương pháp sinh phù hợp, tránh những biến chứng sau này gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh.

Tham khảo thêm: Cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng cây mần ri, chuối hột hiệu quả nhất

Mẹo xử lý thoát vị đĩa đệm sau sinh

Đối với người bệnh ở giai đoạn nhẹ hoặc trung bình, điều quan trọng nhất để tránh được nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe, đó là phải duy trì một cuộc sống tích cực. Bên cạnh đó, người bệnh hãy thường xuyên liên lạc với bác sĩ chuyên khoa để theo dõi tình trạng bệnh thường xuyên.

Nữ giới bị thoát vị đĩa đệm sau sinh con có thể tham gia một khóa học yoga hoặc thiền để hỗ trợ quá trình điều trị.

Một số mẹo khắc phục tình trạng bệnh gồm:

  • Áp dụng các bài tập vật lý trị liệu dành riêng cho phụ nữ mang thai.
  • Massage nhẹ nhàng vị trí bị đau nhức.
  • Châm cứu, bấm huyệt cũng là liệu pháp điều trị an toàn được chỉ định cho phụ nữ mang thai hoặc bị thoát vị đĩa đệm sau sinh mổ hoặc sinh thường.
  • Triệu chứng đau lưng dưới và đau xương chậu là một dấu hiệu bình thường ở phụ nữ trong giai đoạn mang thai. Tình trạng này sẽ càng biểu hiện rõ rệt hơn trong ba tháng cuối thai kỳ. Do đó, để giảm thiểu triệu chứng, trong giai đoạn này bạn nên xây dựng một lối sống lành mạnh, nghỉ ngơi nhiều, tập luyện thể dục nhẹ nhàng.
Tập Yoga hoặc Massage là biện pháp giúp giảm các cơn đau do bệnh thoát vị

Tập Yoga hoặc Massage là biện pháp giúp giảm các cơn đau do bệnh thoát vị

Lưu ý khi bị thoát vị đĩa đệm sau sinh

Nếu bị bệnh thoát vị ở đĩa đệm sau sinh, bệnh nhân cần chú ý một số điều sau:

  • Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về điều trị ở nhà khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ chuyên môn. Điều này có thể gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của cả mẹ và bé.
  • Đến bệnh viện thăm khám để có được liệu pháp phù hợp tốt nhất
  • Mẹ bầu nên dành mỗi sáng khoảng 30 phút để vận động, tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, tập yoga, thiền để nâng cao sức khỏe xương khớp.
  • Xây dựng khẩu phần ăn mỗi ngày hợp lý, bổ sung đầy đủ dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển của bé và sức khỏe của mẹ.
  • Tránh những hoạt động mang vác nặng nhọc và vận động liên tục. Nên dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn để các tổn thương có điều kiện hồi phục tốt nhất.
  • Người bệnh khi nằm ngủ nên nằm ngửa hoặc nghiêng sang bên trái, sử dụng đai đeo đỡ bụng hoặc gối bông để đỡ phần bụng để hạn chế áp lực lên cột sống bị thoát vị đĩa đệm sau sinh.
  • Đặc biệt chú ý đến việc đi lại và vận động, tránh đứng hoặc ngồi sai tư thế, hạn chế thay đổi tư thế một cách đột ngột. Điều này sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ tới cột sống thắt lưng.
  • Tuyệt đối tránh các dạng bài tập gây mệt và buộc cơ thể phải thở nhanh, những bài tập có nguy cơ cao bị ngã hoặc chấn thương vùng bụng.
  • Buổi tối trước khi đi ngủ, người bệnh nên thực hiện xoa bóp nhẹ nhàng vùng thắt lưng để giảm đau nhức. Động tác này không chỉ cải thiện tình trạng đau ở người bệnh mà còn đặc biệt tốt cho thai nhi.
  • Người bệnh luôn phải giữ cho tình thần vui vẻ, sáng khoải, tránh suy nghĩ tiêu cực, lo âu sẽ gây ảnh hưởng cho cả mẹ và bé.

Nói chung, thoát vị đĩa đệm sau sinh xảy ra rất phổ biến. Điều quan trọng là bệnh nhân cần chú ý đến mọi hoạt động trong cuộc sống sinh hoạt cũng như phải thường xuyên tái khám định kỳ, tuân thủ theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ để giúp quá trình hồi phục nhanh chóng nhất.

Nếu đang gặp vấn đề về sức khoẻ, ĐỪNG NGẠI chia sẻ. Bác sĩ sẽ TƯ VẤN MIỄN PHÍ giúp bạn!

Ngày cập nhật gần nhất:

Share:

Your Comment