Tiêm ngoài màng cứng chữa thoát vị đĩa đệm là phương pháp điều trị mới đang được nhiều bệnh nhân lựa chọn. Thực hư về hiệu quả của liệu pháp này là như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Đĩa đệm bị thoát vị gây ra nhiều khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày
Những Nội Dung Chính
Tiêm màng cứng thoát vị đĩa đệm tốt không?
Như chúng ta đã biết: “Khối đĩa đệm bị thoát vị là tình trạng nhân nhầy đĩa đệm bị thoát ra và chệch khỏi vị trí thông thường giữa các đốt sống”.
Nguyên nhân sinh bệnh thường là do: thoái hóa, lão hóa tự nhiên của cơ thể, chấn thương, sinh hoạt, làm việc sai tư thế, ăn uống bất hợp lý, di truyền,…
Chữa bằng phương pháp tiêm ngoài màng cứng thực chất là sử dụng kim tiêm làm công cụ để hỗ trợ đưa thuốc chữa bệnh với liều lượng phù hợp vào không gian ngoài màng cứng (không gian xung quanh tủy sống). Được biết, đây là một phương pháp chữa bệnh thu về được hiệu quả điều trị tích cực.
Ưu điểm của tiêm ngoài màng cứng chữa trị thoát vị đĩa đệm:
- Áp dụng kỹ thuật đơn giản, dễ thực hiện.
- Phục hồi tổn thương nhanh: Người bệnh nhanh chóng cảm thấy tình trạng đau nhức được cải thiện, triệu chứng sưng tấy, tê bì, co cứng ở các vị trí thoát vị thuyên giảm. Đồng thời, xung quanh dây thần kinh và rễ dây thần kinh cột sống bên trong cơ thể cũng giảm đau hẳn.
- Tiêm ngoài màng cứng chữa thoát vị đĩa đệm giảm tỷ lệ phẫu thuật của người bệnh.
Thông thường, các chuyên gia sẽ sử dụng liệu pháp tiêm ngoài màng cứng để chữa bệnh thoát vị trong các trường hợp sau:
- Đĩa đệm bị phình ra gây tổn thương dây thần kinh.
- Bệnh thoát vị ở đĩa đệm làm ảnh hưởng đến các mô xung quanh, các đốt sống, dây thần kinh cột sống khiến chúng bị chấn thương.
- Phẫu thuật đĩa đệm bị thoát vị thất bại khiến cho bệnh nhân gặp phải biến chứng đau chân, đau lưng mãn tính.
Nói chung, tiêm ngoài màng cứng trị thoát vị đĩa đệm thích hợp trong việc điều trị những cơn đau cấp tính. Ngoài ra, phương pháp này chống chỉ định đối với những trường hợp:
- Bệnh nhân bị rối loạn đông máu, bị đau do nhiễm trùng hoặc có khối u, bị loét, viêm, nhiễm khuẩn vùng tiêm.
- Bệnh nhân có vùng cột sống thắt lưng bị tổn thương nặng, đã đến tình trạng viêm đốt sống hay ung thư đốt sống.
- Chống chỉ định với trường hợp bệnh nhân đang sử dụng thuốc chống đông hay các thuốc hỗ trợ điều trị bệnh loét dạ dày, tiểu đường hay chảy máu tiêu hóa.

Mô tả phương pháp tiêm ngoài màng cứng chữa thoát vị đĩa đệm
Nhược điểm
Một số mặt hạn chế khi áp dụng phương pháp tiêm ngoài màng cứng như sau:
- Có thể sinh ra một số tác dụng phụ không mong muốn như: Đỏ mặt, đau đầu, mất ngủ, sốt, tâm trạng lo lắng, bất an, cùng một số bệnh lý như viêm loét dạ dày tá tràng, đục thủy tinh thể, viêm khớp, suy giảm hệ miễn dịch,..
- Nguy cơ dẫn đến các biến chứng như nhiễm trùng, chảy máu, tổn thương thần kinh, thủng màng cứng, đột quỵ, chấn thương cột sống,…
Xem thêm bài viết: Cách phục hồi chức năng và chăm sóc bệnh nhân thoát vị đĩa đệm
Nếu đang gặp vấn đề về sức khoẻ, ĐỪNG NGẠI chia sẻ. Bác sĩ sẽ TƯ VẤN MIỄN PHÍ giúp bạn!
Cách tiêm ngoài màng cứng chữa thoát vị đĩa đệm
Điều quan trọng nhất khi chữa đĩa đệm bị thoát vị bằng tiêm ngoài màng cứng là cần phải xác định chính xác vị trí tiêm. Vì thế, trước khi tiến hành tiêm, bệnh nhân sẽ được yêu cầu chụp cắt lớp hoặc sử dụng đèn soi huỳnh quang. Từ đó, xác định chính xác khu vực đau cụ thể, khu vực cần tiêm.
Các bước tiến hành:
Bước 1: Người bệnh nằm với tư thế chuẩn
Người bệnh thực hiện tiêm ngoài màng cứng thoát vị đĩa đệm cần nằm nghiêng người, lưng xoay ra ngoài sát với thành giường trong trạng thái thư giãn. Sau đó, từ từ co chân người bệnh vào ngực để làm co giãn cột sống.
Bước 2: Xác định chính xác vị trí tiêm
Bước 3: Tiến hành kỹ thuật tiêm
- Sát khuẩn vị trí cần tiêm
- Chọc mũi tiêm vào khoang ngoài màng cứng
- Kiểm tra lại mũi tiêm xem đã đúng vị trí hay chưa
- Bơm thuốc
- Kết thúc mũi tiêm, băng vết thương bằng gạc vô khuẩn.
Bước 4:
Người bệnh nghỉ ngơi khoảng 10-15 phút trên giường trước khi ngồi dậy.
Những điều bệnh nhân cần lưu ý khi tiến hành tiêm ngoài màng cứng chữa thoát vị đĩa đệm
- Không để nước tiếp xúc với vùng tiêm trong thời gian 24 giờ kể từ khi bắt đầu tiêm. Sau 24 giờ thì tháo băng gạc ra.
- Tránh lao động nặng, hoạt động, chơi thể thao quá sức trong những ngày đầu mới tiêm.
- Ngay sau khi tiêm, bệnh nhân có thể trở về nhà nhưng không nên lái xe mà nên nhờ sự trợ giúp của người thân để về nhà an toàn.
- Theo dõi sự thay đổi của cơ thể sau khi tiêm. Nếu thấy xuất hiện những triệu chứng sau thì báo ngay với bác sĩ:
- Tay, chân mất kiểm soát, khó vận động, cử động.
- Xuất hiện cảm giác đau khi ngồi hoặc đứng lên và giảm đau tức khắc khi nằm xuống. Lúc này, rất có thể người bệnh đã bị thủng màng cứng.
- Mất kiểm soát đại tiểu tiện.
- Sốt cao trên 38 độ trong vòng 48 giờ sau tiêm.

Cách điều trị thoát vị bằng tiêm ngoài màng cứng đang được nhiều người bệnh lựa chọn
Tiêm ngoài màng cứng điều trị thoát vị đĩa đệm và phương pháp khác
Bệnh nhân bị thoát vị ở đĩa đệm có thể tham khảo một số phương pháp điều trị bảo tồn khác như:
- Chữa bằng thuốc Tây
- Thuốc chống viêm không steroid
- Thuốc bổ thần kinh nhóm B: B1, B6, B12
- Thuốc chống động kinh
- Thuốc giãn cơ
Thuốc Tây đem lại hiệu quả rất nhanh, người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức thuyên giảm chỉ trong một thời gian ngắn.
- Sử dụng liệu pháp Y học cổ truyền
- Tiến hành châm cứu, bấm huyệt: Mục đích của châm cứu, bấm huyệt là tác động trực tiếp vào các huyệt đạo chính trong cơ thể, nhằm đả thông kinh lạc, điều hòa khí huyết. Nhờ vậy, các dây thần kinh sẽ được kéo giãn, giảm thiểu chèn ép, cải thiện đau nhức.
- Uống thuốc: Thuốc Đông y tác động vào sâu bên trong cơ thể, điều trị bệnh tận gốc. Thuốc Đông y thường được điều chế bằng các loại thảo dược có sẵn trong tự nhiên, an toàn và rất lành tính cho cơ thể.
Trên đây là những thông tin chi tiết về phương pháp tiêm ngoài màng cứng chữa thoát vị đĩa đệm. Bênh nhân có thể tham khảo để lựa chọn những phương pháp điều trị phù hợp dựa trên sự tư vấn của các chuyên gia, bác sĩ. Chúc bạn và gia đình mạnh khỏe!
Nếu đang gặp vấn đề về sức khoẻ, ĐỪNG NGẠI chia sẻ. Bác sĩ sẽ TƯ VẤN MIỄN PHÍ giúp bạn!
Bác sĩ Hoàng Thị Lan Hương sinh ngày 19/11/1957, tại Yên Phụ, Tây Hồ Hà Nội. Nguyên là giảng viên ưu tú của trường Học viện y học cổ truyền Tuệ Tĩnh. Cô đã đóng góp tâm trí trong việc xây dựng phác đồ châm cứu chuyên biệt Vladivostok cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm nói riêng và các bệnh xương khớp nói chung.Bác sĩ Hoàng Thị Lan Hương là người đại diện pháp lý, chịu trách nhiệm chuyên môn tại nhà thuốc Tâm Minh Đường và thông tin y học truyền tải trên website:thoaihoacotsong.vn/