Viêm khớp là tình trạng các khớp xương bị viêm nhiễm có thể do các thể khuẩn, quá trình thoái hóa,… gây đau nhức, sưng tấy kéo dài, làm hạn chế cử động. Việc nắm rõ các nguyên nhân, dấu hiệu của bệnh là yếu tố cực kì quan trọng để áp dụng các cách chữa trị phù hợp, hiệu quả.
Những Nội Dung Chính
Viêm khớp là gì ?
Bệnh viêm khớp là một thuật ngữ chung dùng để mô tả tình trạng viêm của các khớp xương trong cơ thể như thoái hóa khớp gối, cổ tay, cổ chân, vai… Căn bệnh này có thể làm cho sụn bị vỡ, gây đau, sưng và khiến người bệnh gặp những vấn đề di chuyển hay cử động khớp.
Đây là căn bệnh xương khớp cực kỳ phổ biến, bệnh thường xảy ra ở những người trên độ tuổi 35. Những người ở độ tuổi trên 70 có tỉ lệ viêm khớp dạng thấp hoặc tình trạng viêm nhiễm khớp khác lên đến 80%.
Bệnh viêm khớp có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nhẹ là mất khả năng cử động, cầm nắm đồ vật, nặng hơn sẽ dẫn đến tình trạng hạn chế cử động, teo cơ, biến dạng khớp thậm chí là bại liệt suốt đời
Nguyên nhân viêm khớp
Tình trạng viêm xương khớp có thể xảy ra do rất nhiều yếu tố, càng về già thì người bị bệnh càng nhiều, trong đó tập trung cao trong độ tuổi từ 30 – 65. Theo các chuyên gia có những nguyên nhân viêm khớp rất điển hình hầu như bệnh nhân nào cũng gặp như:
- Thừa cân, béo phì: Khi có cân nặng quá cao, sức ép của trọng lượng cơ thể dồn lên hệ thống xương khớp là rất lớn. Lúc này, vùng khớp hông, cột sống và khớp đầu gối sẽ chịu áp lực rất lớn. Do đó, những người béo phì sẽ có nguy cơ bị viêm khớp hơn những người bình thường.
- Thoái hóa khớp tự nhiên: Tỷ lệ những người cao tuổi gặp phải tình trạng này là rất lớn, khi tuổi càng cao xương đã bị lão hóa dần sẽ dễ gây ra viêm khớp, thoái hóa khớp. Lúc này phần khớp của người già sẽ bị khô dần do thiếu dịch khớp nên sụn giòn và dễ gãy hơn.
- Chấn thương, tai nạn: Những chấn thương ảnh hưởng lên vùng khớp gây ra viêm nhiễm, thoái hóa tại khớp.
- Dị tật di truyền: Nếu trong gia đình có tiền sử bị bệnh viêm khớp thì khả năng thế hệ sau bị bệnh xương khớp sẽ rất cao.
- Sai tư thế, thói quen sinh hoạt: Các thói quen xấu trong lao động và sinh hoạt như ngồi máy tính quá lâu, ngủ sai tư thế, lạm dụng chất kích thích,… cũng là những nguyên nhân gây ra viêm khớp ở nhiều bệnh nhân.
Bên cạnh đó, một số nguyên nhân gây ra viêm khớp khác cũng có thể làm các khớp xương bị viêm như do làm các công việc nặng nhọc, khuân vác quá sức; người chơi thể thao chuyên nghiệp bị chấn thương cột sống…
Dấu hiệu viêm khớp
Viêm đa khớp thường phát triển một cách từ từ và âm thầm nên trong giai đoạn đầu người bệnh sẽ rất khó phát hiện bệnh. Chỉ đến khi bệnh làm mòn một phần sụn khớp thì lúc này biểu hiện mới rõ ràng và người bệnh mới có thể phát hiện được.
Người bệnh sẽ cần phải chú ý đến những dấu hiệu bệnh viêm khớp điển hình sau:
- Đau nhức tại vị trí viêm: Các khớp bị viêm sẽ cảm thấy đau nhức, sưng tấy và nóng đỏ tại chỗ hoặc các điểm xung quanh, thường xảy ra ở các khớp ngón tay và khớp cổ chân.
- Đau kéo dài, tăng dần: Những cơn đau nhức xương khớp do viêm khớp sẽ xuất hiện dày đặc hơn, ngay cả lúc người bệnh nghỉ ngơi. Cơn đau nặng dần về đêm gây mất ngủ, mệt mỏi.
- Hạn chế cử động: Người bệnh viêm khớp khó cử động, vận chuyển vào lúc sáng sớm khi ngủ dậy do bị cứng khớp, người bệnh sẽ phải chịu cơn đau đớn này khoảng vài giờ. Có khi người bệnh sẽ bị cứng khớp ngay cả lúc đang ngồi im một chỗ.
- Xương khớp kêu lạo xạo: Mỗi khi người bệnh di chuyển sẽ phát ra tiếng kêu lục cục có khi cót két, lạo xạo…
- Triệu chứng viêm khớp khác: Người bệnh còn có thể cảm thấy bị mệt mỏi, sốt, chán ăn, gầy sút, suy nhược cơ thể…
Khi thấy có một trong những dấu hiệu trên người bệnh cần phải đến ngay các cơ sở khám chữa bệnh uy tín để thăm khám, kiểm tra. Phát hiện viêm khớp từ sớm sẽ giúp người bệnh rút ngắn được thời gian chữa trị cũng như hiệu quả được nâng cao rõ rệt.
Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh viêm khớp
Việc ăn uống có tác động rất lớn đến quá trình chữa trị của người bệnh, nếu bệnh nhân viêm khớp ăn đúng các món ăn phù hợp sẽ giúp giảm đau tốt, đồng thời khiến quá trình hồi phục nhanh hơn.
Những món ăn thích hợp sẽ giúp giảm viêm tăng cường miễn dịch cho hệ thống xương khớp của người bệnh viêm khớp. Ngược lại những món ăn chữa nhiều chất không tốt sẽ khiến cho người bệnh bị viêm nặng nề hơn, các cơn đau nhức diễn ra nhiều và nặng hơn.
Những thực phẩm người bệnh cần bổ sung:
- Cá chứa nhiều Omega-3.
- Đậu nành: chứa ít chất béo, nhiều chất đạm và chất xơ.
- Các loại dầu ăn chứa chất oleocanthal, chứa omega-3 rất tốt cho người bệnh viêm khớp, có tính chất tương tự như thuốc chống viêm không steroid.
- Quả Anh đào: các anthocyanins trong anh đào có tác dụng chống viêm rất tốt.
- Các sản phẩm từ sữa ít chất béo như sữa chua và pho mát.
- Người bệnh viêm khớp nên ăn nhiều bông cải xanh.
- Trà xanh có chứa polyphenol là chất chống oxy hóa làm giảm viêm.
- Trái cây có múi.
- Ngũ cốc nguyên hạt.
- Đậu chứa nhiều chất xơ, một chất dinh dưỡng giúp giảm yếu tố viêm CRP.
- Tỏi chứa hợp chất diallyl disulphine có thể hạn chế các enzym làm hư hại sụn khớp.
- Các loại hạt.
Một số thực phẩm người bệnh viêm khớp cần tránh xa:
Nếu đang gặp vấn đề về sức khoẻ, ĐỪNG NGẠI chia sẻ. Bác sĩ sẽ TƯ VẤN MIỄN PHÍ giúp bạn!
- Thịt đỏ và sữa. Chúng là nguồn chính của chúng ta cho chất béo bão hòa, có thể gây viêm trong mô mỡ.
- Dầu ngô. Thủ phạm ở đây là axit béo omega-6.
- Thức ăn nhanh và thực phẩm chế biến sẵn.
- Muối.
- Đường.
- Rượu, bia.
- Thực phẩm chiên hoặc nướng.
Cách chữa bệnh viêm khớp phổ biến
Điều trị bằng Thuốc tây
Thuốc Tây Y nổi tiếng với khả năng giảm đau chống viêm nhanh nhưng lại ẩn chứa nhiều tác dụng phụ. Dưới đây là một số lại thuốc chữa viêm khớp phổ biến từ Tây y, “cứu cánh” trong những trường hợp khẩn cấp, đau đớn đến mức không thể chịu được:
- Thuốc giảm đau tại chỗ: Phù hợp với những bệnh nhân viêm khớp không quá nặng. Acetaminophen là thuốc giảm đau thông thường.
- Thuốc giảm đau chống Viêm (NSAIDs): Đây là thuốc có thể dễ dàng mua theo toa hoặc không theo toa. Hầu như tất cả bệnh nhân bị viêm khớp đã từng hoặc đang dùng ít nhất một trong những loại thuốc này
- Steroids: Mặc dù có quá nhiều nguy cơ biến chứng, nhưng steroids là thuốc chống viêm mạnh có thể giúp giảm nhanh các cơn đau cấp tính do tình trạng viêm nhiễm ở khớp gây ra.
- Các chế phẩm sinh học cho viêm khớp: Thuốc sinh học được tạo ra với các phân tử hữu cơ. Một số loại thuốc phổ biến dùng theo đường tiêm, bao gồm: Humira (adalimumab), Enbrel (etanercept), Orencia(abatacept), Rituxan(rituximab), Remicade (infliximab).
Chữa viêm khớp bằng Thuốc nam
Theo YHCT thì tình trạng viêm hoặc thoái hóa khớp thuộc chứng tý hoặc bệnh tý. Tý có nghĩa là bí, là tắc nghẽn không thông. Người bệnh viêm khớp có thể sử dụng bài thuốc nam như sau:
- Nguyên liệu: Táo tươi 1 quả, cà rốt 4 củ, gừng tươi 1 miếng nhỏ, bột nghệ ½ muỗng cà phê, chanh tươi ¼ quả.
- Cách thực hiện: Táo, gừng và cà rốt đem rửa thật sạch. Đem táo và cà rốt nạo sạch phần vỏ ngoài, gừng cạo sạch vỏ. Toàn bộ nguyên liệu bệnh nhân viêm khớp đem cắt nhỏ, sau đó cho vào trong máy xay để xay nhuyễn. Bạn có thể cho thêm nước nếu như thấy cần thiết.
- Cách sử dụng: Hãy uống ngay hỗn hợp khi vừa chế biến xong hoặc cho vào tủ lạnh 15 phút để hương vị thơm ngon hơn. Nên uống vào thời điểm buổi sáng khi bụng rỗng để việc điều trị bệnh viêm khớp đạt kết quả như mong muốn.
- Chú ý: Người bệnh nên kiên trì uống hỗn hợp này trong khoảng 7 đến 10 ngày là dấu hiệu sẽ thuyên giảm nhanh chóng.
Bài tập hỗ trợ chữa bệnh viêm khớp
Người bệnh có thể tập luyện các bài tập như sau:
- Chạy bộ nhẹ nhàng.
- Tập luyện các bài tập yoga theo hướng dẫn của chuyên gia như tư thế vặn cột sống, tư thế em bé, tư thế con mèo…
- Kéo căng khớp vai.
- Tập thể dục trong nước ấm.
- Thể dục bằng xe đạp.
Cách điều trị viêm khớp toàn diện, hiệu quả nhất
Theo PGS.BS Nguyễn Trọng Nghĩa, bệnh viêm khớp xuất hiện là do tà khí Phong, Hàn, Thấp xâm nhập vào xương khớp trong cơ thể gây ra.
Để giải quyết vấn đề này, cách tốt nhất là kết hợp nhiều phương pháp giúp trừ phong thấp, ôn kinh thông mạch, thanh nhiệt giải độc. Đây cũng chính là lý do cho sự ra đời của phác đồ An Cốt Nam chữa trị viêm khớp được phân phối độc quyền bởi nhà thuốc Tâm Minh Đường và An Dược.
An Cốt Nam là bài thuốc có lộ trình điều trị rất khoa học và bài bản. Mỗi liệu trình thuốc gồm 10 ngày dùng thuốc uống, 10 ngày dán cao giảm đau từ thảo dược kết hợp phương pháp vật lý trị liệu hiện đại (MIỄN PHÍ) giúp khu phong trừ thấp, thông kinh hoạt lạc, giảm đau nhanh. Sự kết hợp “trong uống – ngoài dán” tạo ra tác động đa chiều giúp việc điều trị viêm khớp đạt hiệu quả bất ngờ.
Đặc biệt hơn, An Cốt Nam nhận được sự quan tâm của nhiều cơ quan báo chí và truyền hình. Năm 2017, Th.Bs Hoàng Khánh Toàn (Trưởng khoa Đông Y tại bệnh viện 108) đã giới thiệu An Cốt Nam với bệnh nhân cả nước tại chương trình “Sống Khỏe Mỗi Ngày” của đài VTV2. Ông đặc biệt đánh giá cao phác đồ điều trị chuyên sâu của An Cốt Nam và cho biết, nhiều bệnh nhân của ông sử dụng bài thuốc này cũng nhận được kết quả rất tốt.
Năm 2019, đài truyền hình HCM HTV9 cũng chia sẻ về những giá trị mà An Cốt Nam mang lại cho cộng đồng. Cùng với đó, bài thuốc cũng được nhiều trang báo điện tử đưa tin và chứng minh hiệu quả.
Người bệnh viêm khớp dùng An Cốt Nam bao lâu thì có hiệu quả?
Vĩnh biệt chứng viêm khớp triệt để tận gốc!
Liên hệ ngay!
Để đáp ứng yêu cầu của độc giả, chúng tôi xin cung cấp địa chỉ:
Tài liệu tham khảo về viêm khớp
- Arthritis – Symptoms and causes
- Arthritis: Causes, types, and treatments
Nếu đang gặp vấn đề về sức khoẻ, ĐỪNG NGẠI chia sẻ. Bác sĩ sẽ TƯ VẤN MIỄN PHÍ giúp bạn!
Bác sĩ Hoàng Thị Lan Hương sinh ngày 19/11/1957, tại Yên Phụ, Tây Hồ Hà Nội. Nguyên là giảng viên ưu tú của trường Học viện y học cổ truyền Tuệ Tĩnh. Cô đã đóng góp tâm trí trong việc xây dựng phác đồ châm cứu chuyên biệt Vladivostok cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm nói riêng và các bệnh xương khớp nói chung.Bác sĩ Hoàng Thị Lan Hương là người đại diện pháp lý, chịu trách nhiệm chuyên môn tại nhà thuốc Tâm Minh Đường và thông tin y học truyền tải trên website:thoaihoacotsong.vn/