Những Nội Dung Chính Trong Bài
Đau nhức xương khớp là một hiện tượng, triệu chứng hoặc căn bệnh thường gặp ở những người trung niên hoặc cao tuổi. Tùy theo mức độ khác nhau và tình trạng cụ thể của từng người mà có thể gọi khác nhau. Trong bài viết này tôi muốn đem đến cho các bạn những thông tin tổng quan nhất về tình trạng đau nhức xương khớp. Những nguyên nhân chủ yếu, triệu chứng thường gặp và những cách giảm đau thông dụng sẽ được tôi giới thiệu trong bài viết để giúp bạn hiểu được tình trạng mình đang gặp phải và cách khắc phục nhanh nhất.
Tại sao bị đau nhức xương khớp?
Đau xương khớp là một phạm trù rất rộng và những nguyên nhân gây ra đau nhức xương khớp có thể kể đến hàng trăm, ngàn lý do. Sau đây là những lý do phổ biến nhất được tổng hợp và gói gọn lại từ các chuyên gia sức khỏe.
Nguyên nhân bên trong cơ thể
- Thoái hóa xương
- Thoát vị đĩa đệm
- Viêm xương khớp
- Gout
- Cong, vẹo cột sống
- Xương to
- Dị tật bẩm sinh
- Gai cột sống
- Hẹp ống sống
- Loãng xương
- Lao xương khớp
Tác động từ ngoại lực, chấn thương
- Gãy xương
- Thay đổi thời tiết
- Dạn xương
- Giãn xương
- Xương bị đè nén, chèn ép
- Vỡ xương
>> Xem thêm: Đau nhức xương khớp toàn thân: Nguyên nhân và thuốc điều trị dứt điểm
Triệu chứng đau xương khớp
Cảm thấy đau ở xương là biểu hiện đầu tiên của người bệnh, ngoài ra còn tê cứng xương, nóng, bỏng rát thỉnh thoảng xuất hiện với bệnh nhân đau nhức xương khớp.
Thông thường những cơn đau xương sẽ có rất nhiều mức độ khác nhau từ đau âm ỉ cường độ nhẹ đến đau dữ dội đến mức không thể chịu được.
Phần lớn bệnh đau nhức xương khớp tập trung ở vị trí lưng và các khớp.
Nếu như người bệnh ngoài đau xương khớp ra còn kèm theo những triệu chứng khác như đau cơ, đau chân, đau mỏi vai gáy hoặc đau đầu thì có nhiều khả năng bị, Đau thần kinh tọa hoặc Gout.
Những triệu chứng gây ảnh hưởng không nhỏ đến những hoạt động trong đời sống hàng ngày.
Đau xương khớp cảnh báo điều gì?
Thoái hóa khớp
Đau nhức xương khớp chính là dấu hiệu đặc trưng của thoái hóa khớp. Bệnh gây ra bởi sự tổn thương sụn khớp và xương dưới sụn.
Những Ccơn đau nhức ở xương khớp do thoái hóa khớp thường sẽ tăng lên mỗi khi khớp cử động và sẽ giảm khi được nghỉ ngơi. Nếu thời tiết thay đổi, đặc biệt là khi trời trở lạnh thì cơn đau sẽ trở nên nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, còn có nhiều biểu hiện cứng khớp mỗi sáng sau khi thức dậy, nhưng thường sẽ trở lại bình thường sau vài phút vận động.
Hầu hết đa số các khớp đều có thể bị thoái hóa, phổ biến nhất ở khớp gối, khớp háng và cột sống thắt lưng, cột sống cổ, khớp bàn tay, ngón tay, bàn chân hay gót chân.
Viêm khớp dạng thấp
Triệu chứng đau nhức xương khớp có thể chính là dấu hiệu của viêm khớp dạng thấp. Đây là một bệnh khớp mạn tính có liên quan đến hệ thống miễn dịch trong cơ thể. Với bệnh viêm khớp dạng thấp, các cơn đau thường xảy ra ở nhiều khớp nhỏ và thường mang tính đối xứng nhau như đau ở cả hai đầu gối hoặc hai ngón tay cùng vị trí ở cả hai bàn tay, kèm theo đó chính là hiện tượng sưng, nóng, đỏ.
Bệnh nếu như không được điều trị sớm và đúng cách rất có thể sẽ tiến triển thêm gây biến chứng nghiêm trọng như là: phá hủy sụn khớp, xương dưới sụn, có thể gây biến dạng khớp, làm mất khả năng lao động và gia tăng nguy cơ tàn phế.
Bệnh gout
Những người mắc bệnh gút cũng sẽ có biểu hiện đau nhức xương khớp vì đây được coi là bệnh do rối loạn chuyển hóa purin ở trong cơ thể. Bệnh thường gây nên khi cơ thể bị dư thừa quá nhiều chất đạm.
Bệnh thường gây ra đau nhức, kèm theo sưng, nóng, đỏ ở một hay nhiều khớp, thường gặp nhất là khớp ngón chân, cổ chân, gối, và khớp bàn tay. Những cơn đau thường xuất hiện khi về đêm, với cường độ đau tăng dần. Khi bệnh gout chuyển sang giai đoạn sau là mãn tính, những khớp có thể sẽ bị biến dạng vĩnh viễn, những khối u mọc lên ở quanh khớp, vành tai, ở dưới da, sưng trên bàn tay, bàn chân.”
Loãng xương
Ở những người bị loãng xương, có thể sẽ biểu hiện tình trạng đau nhức xương khớp, hầu hết người bệnh có cảm giác đau đớn ở trong xương. Khi có những dấu hiệu đau nhức dọc theo các xương dài như: cột sống ở thắt lưng, đùi. Hiện tượng đau như châm chích ở toàn thân và tăng khi về đêm thì đó chính là dấu hiệu cảnh báo tình trạng loãng xương. Mặt khác, tình trạng loãng xương còn có dấu hiệu giảm chiều cao của cơ thể kèm theo cảm giác đau ở vùng thắt lưng hoặc lan sang một hoặc hai bên mạn sườn. Thông thường có thể kèm theo chứng co cứng các cơ dọc theo cột sống, run giật cơ khi thay đổi tư thế.
Lao xương khớp
Lao xương khớp là căn bệnh do vi trùng lao gây ra, khi những khớp xương càng lớn, chịu đựng sức nặng càng lớn thì nguy cơ mắc bệnh lao càng cao, phổ biến nhất là khớp háng, cột sống với khớp gối. Nếu bệnh đau nhức do lao khớp háng thì những người bệnh không co duỗi được chân, bệnh lao cột sống thì không cúi và gập, ngửa được… lâu dần sẽ có thể gây teo cơ, liệt.
-Theo: https://vtv.vn/benh-vien-online/dau-xuong-khop-la-dau-hieu-canh-bao-benh-gi-20180504174006784.htm
Mẹo chữa đau nhức xương khớp từ cây xấu hổ
Đau nhức xương khớp lâu ngày
Chuẩn bị: Dùng 120gr rễ của cây xấu hổ đã thái thành từng miếng mỏng rồi phơi khô rồi rang lên, tẩm với rượu từ 35-40 độ, sau đó rang lên cho khô. Cho thêm 600ml nước, sắc cô đặc còn 200-300ml với chia làm 2-3 lần uống ở trong ngày. Sử dụng bài thuốc trong 4 ngày bạn và sẽ thấy kết quả bất ngờ.
Chữa viêm khớp bằng biện pháp xông tắm cây xấu hổ
Chuẩn bị: Bạn lấy cây lá lốt, cây xấu hổ (mỗi loại 40-50gr), tía tô, hoắc hương và ngải cứu, cây hy thiêm, đơn tướng quân (mỗi loại 30-40gr), lá long não (20gr) vớiquế chi (15gr).
Cách thực hiện: Cho tất cả những vị thuốc trên vào nồi đun sôi cho tới khi tỏa ra một mùi thơm thì nhấc ra, sau đó dùng vải trùm kín lên người, rồi để hơi thuốc ngấm vào trong vị trí xương khớp bị bệnh cho tới khi ra mồ hôi toàn thân thì dừng lại.
Chú ý: Bạn nên xông trong khoảng thời gian 10-15 phút, ngày 1 lần mới đạt hiệu quả chữa bệnh cao.
Author: Hoàng Thị Lan Hương
Bác sĩ Hoàng Thị Lan Hương sinh ngày 19/11/1957, tại Yên Phụ, Tây Hồ Hà Nội. Nguyên là giảng viên ưu tú của trường Học viện y học cổ truyền Tuệ Tĩnh. Cô đã đóng góp tâm trí trong việc xây dựng phác đồ châm cứu chuyên biệt Vladivostok cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm nói riêng và các bệnh xương khớp nói chung.
Bác sĩ Hoàng Thị Lan Hương là người đại diện pháp lý, chịu trách nhiệm chuyên môn tại nhà thuốc Tâm Minh Đường và thông tin y học truyền tải trên website:thoaihoacotsong.vn/